Ngày 28/5, với tỷ lệ 2.878 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia với Hong Kong. Ảnh: Các đại biểu dự phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thường niên tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/5. Ảnh: Xinhua.Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu Hong Kong. Luật này cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố,... Ảnh: Reuters.The Guardian dẫn tin truyền thông quốc gia Trung Quốc cho biết, sau phiên bỏ phiếu ngày 28/5, luật an ninh Hong Kong sẽ được soạn thảo chi tiết và có thể bắt đầu có hiệu lực trong vài tuần tới. Ảnh: Reuters.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong sẽ có lợi cho sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu. Thủ tướng Trung Quốc cũng nói rằng luật an ninh này không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã từ bỏ mô hình "một quốc gia, hai chế độ" với đặc khu Hong Kong. Ảnh: Xinhua.Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước đó cũng khẳng định dự luật an ninh mới không ảnh hưởng đến các quyền, tự do, tính độc lập tư pháp của đặc khu. Ảnh: Reuters.Động thái của Trung Quốc diễn ra gần một năm sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ và kéo dài suốt nhiều tháng làm chao đảo Hong Kong. Ảnh: Reuters.Và kế hoạch ban hành luật an ninh mới đối với Hong Kong của Bắc Kinh đã làm "hồi sinh" phong trào biểu tình tại thành phố này từ cuối tuần trước. Ảnh: Reuters.Khác với dự luật dẫn độ hồi năm ngoái, phạm vi tác động của luật an ninh mới được cho là rộng lớn hơn nhiều. Những người biểu tình ở Hong Kong cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Ảnh: Reuters.Ngày 24/5, hàng nghìn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật, bất chấp các quy định cấm tụ tập đông người để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: Reuters.Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát Hong Kong đã xảy ra. Cảnh sát đặc khu đã buộc phải dùng đến hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông và gần 200 người biểu tình đã bị bắt giữ. Ảnh: Reuters.Tiếp đến, ngày 27/5, cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn hơi cay và thực hiện 360 vụ bắt giữ. Ảnh: Reuters.Nhiều người lo ngại, động thái của Trung Quốc sẽ dẫn tới làn sóng biểu tình mới ở đặc khu Hong Kong, kể từ sau phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ kéo dài hơn 6 tháng tại đặc khu này vào năm ngoái. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm 2019 (Nguồn video: Global News)
Ngày 28/5, với tỷ lệ 2.878 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia với Hong Kong. Ảnh: Các đại biểu dự phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thường niên tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 28/5. Ảnh: Xinhua.
Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu Hong Kong. Luật này cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố,... Ảnh: Reuters.
The Guardian dẫn tin truyền thông quốc gia Trung Quốc cho biết, sau phiên bỏ phiếu ngày 28/5, luật an ninh Hong Kong sẽ được soạn thảo chi tiết và có thể bắt đầu có hiệu lực trong vài tuần tới. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong sẽ có lợi cho sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu. Thủ tướng Trung Quốc cũng nói rằng luật an ninh này không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã từ bỏ mô hình "một quốc gia, hai chế độ" với đặc khu Hong Kong. Ảnh: Xinhua.
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước đó cũng khẳng định dự luật an ninh mới không ảnh hưởng đến các quyền, tự do, tính độc lập tư pháp của đặc khu. Ảnh: Reuters.
Động thái của Trung Quốc diễn ra gần một năm sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ và kéo dài suốt nhiều tháng làm chao đảo Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Và kế hoạch ban hành luật an ninh mới đối với Hong Kong của Bắc Kinh đã làm "hồi sinh" phong trào biểu tình tại thành phố này từ cuối tuần trước. Ảnh: Reuters.
Khác với dự luật dẫn độ hồi năm ngoái, phạm vi tác động của luật an ninh mới được cho là rộng lớn hơn nhiều. Những người biểu tình ở Hong Kong cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Ảnh: Reuters.
Ngày 24/5, hàng nghìn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật, bất chấp các quy định cấm tụ tập đông người để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: Reuters.
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát Hong Kong đã xảy ra. Cảnh sát đặc khu đã buộc phải dùng đến hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông và gần 200 người biểu tình đã bị bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Tiếp đến, ngày 27/5, cảnh sát Hong Kong đã bắn đạn hơi cay và thực hiện 360 vụ bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Nhiều người lo ngại, động thái của Trung Quốc sẽ dẫn tới làn sóng biểu tình mới ở đặc khu Hong Kong, kể từ sau phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ kéo dài hơn 6 tháng tại đặc khu này vào năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm 2019 (Nguồn video: Global News)