Vụ nổ thảm họa ở Li Băng xảy ra tại khu vực nhà kho gần bến cảng Beirut vào chiều 4/8. Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 6.000 người thương vong trong thảm kịch này và nhiều người vẫn mất tích. Ảnh: Reuters.Theo The Guardian, vụ nổ xảy ra giữa lúc Li Băng đang chống chọi với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tình hình xã hội bất ổn càng khiến đất nước này càng lâm vào tình cảnh khó khăn hơn. Ảnh: Reuters.Tính đến ngày 5/8, Li Băng ghi nhận hơn 5.000 ca mắc COVID-19 và 65 người tử vong. Các bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế mong manh của nước này đã “vượt quá khả năng của mình” trong khi tình hình dịch bệnh đang lây lan nhanh vì người dân vi phạm các biện pháp hạn chế. Ảnh: AA.Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm tê liệt đất nước Li Băng, khiến hàng nghìn người phải rời khỏi đất nước và làm dấy lên các cuộc biểu tình chống lại hệ thống chính trị được cho là "tham nhũng và bất tài". Ảnh: NR.Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số Li Băng sống dưới mức nghèo khổ, và 35% không có việc làm. Ảnh: Reuters.Vào tháng 3/2020, lần đầu tiên trong lịch sử, Li Băng tuyên bố không thể trả được nợ. Mức nợ quốc gia của nước này là 92 tỷ USD - gần 170% GDP - một trong những tỷ lệ nợ cao nhất thế giới. Ảnh: Reuters.Vụ nổ ở cảng Beirut vừa qua càng khiến đất nước này bị tàn phá nghiêm trọng hơn. Li Băng phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu. Ông Tobias Schneider, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách công toàn cầu ở Berlin, cho biết 90% lượng lúa mì tiêu thụ ở Li Băng là lúa mì nhập khẩu, và phần lớn lượng lúa mì này đi vào Li Băng qua khu cảng là trung tâm của vụ nổ hôm 4/8. Ảnh: Reuters.Tháng 10/2019, người dân ở ít nhất 70 thị trấn trên khắp Li Băng xuống đường biểu tình để phản đối nạn tham nhũng của chính phủ cùng biện pháp thắt lưng buộc bụng và tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như nước máy không đủ an toàn để uống và mất điện hàng ngày. Ảnh: Getty.Các cuộc biểu tình dữ dội đã khiến Li Băng tê liệt và dẫn đến việc Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức. Ảnh: Twitter.Hơn nữa, đất nước này phải trải qua cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 15 năm và thường xuyên bị cuốn vào các xung đột trong khu vực. Ảnh: Reuters.The Guardian đưa tin, Li Băng đã trải qua một cuộc nội chiến phức tạp và đẫm máu từ năm 1975 đến 1990 khiến 120.000 người chết và 1 triệu người phải lưu đày trước khi một phần của Li Băng bị Syria và Israel chiếm đóng trong gần hai thập kỷ. Binh sĩ nước ngoài cuối cùng rút khỏi Li Băng vào năm 2005.Cuộc xung đột Syria đã lan sang Li Băng. Một số cuộc tấn công làm rung chuyển Beirut và các khu vực khác của nước này. Nhưng tác động rõ ràng nhất của cuộc chiến Syria ở Li Băng, một quốc gia có dân số khoảng 4,5 triệu người, là dòng người tị nạn ước tính khoảng 1,5 triệu người, đặt áp lực lên nước này. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Nổ lớn gây nhiều thương vong tại Beirut (Nguồn video: VTV1)
Vụ nổ thảm họa ở Li Băng xảy ra tại khu vực nhà kho gần bến cảng Beirut vào chiều 4/8. Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 6.000 người thương vong trong thảm kịch này và nhiều người vẫn mất tích. Ảnh: Reuters.
Theo The Guardian, vụ nổ xảy ra giữa lúc Li Băng đang chống chọi với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tình hình xã hội bất ổn càng khiến đất nước này càng lâm vào tình cảnh khó khăn hơn. Ảnh: Reuters.
Tính đến ngày 5/8, Li Băng ghi nhận hơn 5.000 ca mắc COVID-19 và 65 người tử vong. Các bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế mong manh của nước này đã “vượt quá khả năng của mình” trong khi tình hình dịch bệnh đang lây lan nhanh vì người dân vi phạm các biện pháp hạn chế. Ảnh: AA.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm tê liệt đất nước Li Băng, khiến hàng nghìn người phải rời khỏi đất nước và làm dấy lên các cuộc biểu tình chống lại hệ thống chính trị được cho là "tham nhũng và bất tài". Ảnh: NR.
Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số Li Băng sống dưới mức nghèo khổ, và 35% không có việc làm. Ảnh: Reuters.
Vào tháng 3/2020, lần đầu tiên trong lịch sử, Li Băng tuyên bố không thể trả được nợ. Mức nợ quốc gia của nước này là 92 tỷ USD - gần 170% GDP - một trong những tỷ lệ nợ cao nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Vụ nổ ở cảng Beirut vừa qua càng khiến đất nước này bị tàn phá nghiêm trọng hơn. Li Băng phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu. Ông Tobias Schneider, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách công toàn cầu ở Berlin, cho biết 90% lượng lúa mì tiêu thụ ở Li Băng là lúa mì nhập khẩu, và phần lớn lượng lúa mì này đi vào Li Băng qua khu cảng là trung tâm của vụ nổ hôm 4/8. Ảnh: Reuters.
Tháng 10/2019, người dân ở ít nhất 70 thị trấn trên khắp Li Băng xuống đường biểu tình để phản đối nạn tham nhũng của chính phủ cùng biện pháp thắt lưng buộc bụng và tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như nước máy không đủ an toàn để uống và mất điện hàng ngày. Ảnh: Getty.
Các cuộc biểu tình dữ dội đã khiến Li Băng tê liệt và dẫn đến việc Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức. Ảnh: Twitter.
Hơn nữa, đất nước này phải trải qua cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 15 năm và thường xuyên bị cuốn vào các xung đột trong khu vực. Ảnh: Reuters.
The Guardian đưa tin, Li Băng đã trải qua một cuộc nội chiến phức tạp và đẫm máu từ năm 1975 đến 1990 khiến 120.000 người chết và 1 triệu người phải lưu đày trước khi một phần của Li Băng bị Syria và Israel chiếm đóng trong gần hai thập kỷ. Binh sĩ nước ngoài cuối cùng rút khỏi Li Băng vào năm 2005.
Cuộc xung đột Syria đã lan sang Li Băng. Một số cuộc tấn công làm rung chuyển Beirut và các khu vực khác của nước này. Nhưng tác động rõ ràng nhất của cuộc chiến Syria ở Li Băng, một quốc gia có dân số khoảng 4,5 triệu người, là dòng người tị nạn ước tính khoảng 1,5 triệu người, đặt áp lực lên nước này. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Nổ lớn gây nhiều thương vong tại Beirut (Nguồn video: VTV1)