Dòng xe đông đúc trong giờ cao điểm buổi sáng ở Bangkok. Tele Atlas (Hà Lan), một trong những công ty định vị và thực hiện bản đồ lớn nhất thế giới, nhận định Bangkok là một trong 10 thành phố kẹt xe nghiêm trọng nhất thế giới, bên cạnh các đô thị như Thành Đô (Trung Quốc), Mexico City (Mexico), Rio de Janeiro (Brazil)...Ảnh: GSMA.Người đi xe máy luồn lách giữa ôtô để tìm lối đi khi kẹt xe. Báo Bangkok Post dẫn nghiên cứu của Trung tâm Kasikorn cho biết tình trạng kẹt xe khiến thành phố Bangkok thiệt hại 11 tỷ baht (khoảng 320 triệu USD) mỗi năm. Trong năm 2016, người dân mất thêm 30 phút để lưu thông trên đường so với năm ngoái. Ảnh: The Nation.Tình hình kẹt xe ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, người dân thay đổi thói quen chi tiêu như chọn mua đồ ăn từ các tiệm thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian đi lại, thay vì vào hàng quán. Một trong những chi phí rõ rệt nhất là hao tốn nhiên liệu vì kẹt xe. Ảnh:NetcamThai.Tình hình kẹt xe vào giờ cao điểm càng thêm trầm trọng vào những ngày Bangkok bị ngập lụt do trời mưa liên tục khiến mực nước sông Chao Phraya dâng cao. Ảnh: The Nation.Theo công ty định vị TomTom (Hà Lan), tốc độ lưu thông ở trung tâm Bangkok chậm hơn 57% so với khi đi lại trên những đoạn đường vắng. Trong giờ cao điểm, việc di chuyển thậm chí chậm hơn 85%. Vào buổi tối thì các xe chỉ nhích từng chút một, chậm hơn 114%. Ảnh: AP.Theo Bangkok Post, nhằm giảm thiểu hậu quả của kẹt xe, chính quyền thành phố từng ban hành một lệnh cấm mua xe mới đối với những người không bảo đảm có chỗ để đậu xe vào năm 2015. Ảnh: National Geography.Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra từng khẳng định nếu người mua không thể xuất trình giấy tờ chứng minh họ đã có chỗ để đậu xe thì sẽ không được mua xe mới hợp pháp. Ảnh: Asiadirect.Một số biện pháp khác để hạn chế xe lưu thông ở Bangkok là phạt tiền những người đỗ xe trên các tuyến đường trong những quận trung tâm gây ra tắc nghẽn; hoặc đề xuất tăng phí dịch vụ ở các bãi đậu xe trong trung tâm thành phố nhằm "khuyến khích" người dân hạn chế đi lại bằng ôtô. Ảnh: AP.Chính quyền Bangkok cũng đầu tư ngân sách vào hệ thống vận tải công cộng, như mua thêm tàu điện nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân. Đơn vị quản lý hệ thống tàu điện trên không của Bangkok, BMT, cho biết họ đã mở thầu thu mua 43 tàu điện trị giá 10 tỷ baht (283 triệu USD), qua đó tăng cường số lượng tàu cho các tuyến đường hiện tại và 2 tuyến mới theo dự kiến. Ảnh: Bloomberg.Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha từng cam kết quyết liệt nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng ở Thái Lan. Ông cho biết chính quyền đã có kế hoạch xây thêm 300 km đường ray tàu điện ở thủ đô, nối Bangkok với các vùng ngoại ô nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Bangkok.com.
Dòng xe đông đúc trong giờ cao điểm buổi sáng ở Bangkok. Tele Atlas (Hà Lan), một trong những công ty định vị và thực hiện bản đồ lớn nhất thế giới, nhận định Bangkok là một trong 10 thành phố kẹt xe nghiêm trọng nhất thế giới, bên cạnh các đô thị như Thành Đô (Trung Quốc), Mexico City (Mexico), Rio de Janeiro (Brazil)...Ảnh: GSMA.
Người đi xe máy luồn lách giữa ôtô để tìm lối đi khi kẹt xe. Báo Bangkok Post dẫn nghiên cứu của Trung tâm Kasikorn cho biết tình trạng kẹt xe khiến thành phố Bangkok thiệt hại 11 tỷ baht (khoảng 320 triệu USD) mỗi năm. Trong năm 2016, người dân mất thêm 30 phút để lưu thông trên đường so với năm ngoái. Ảnh: The Nation.
Tình hình kẹt xe ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, người dân thay đổi thói quen chi tiêu như chọn mua đồ ăn từ các tiệm thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian đi lại, thay vì vào hàng quán. Một trong những chi phí rõ rệt nhất là hao tốn nhiên liệu vì kẹt xe. Ảnh:NetcamThai.
Tình hình kẹt xe vào giờ cao điểm càng thêm trầm trọng vào những ngày Bangkok bị ngập lụt do trời mưa liên tục khiến mực nước sông Chao Phraya dâng cao. Ảnh: The Nation.
Theo công ty định vị TomTom (Hà Lan), tốc độ lưu thông ở trung tâm Bangkok chậm hơn 57% so với khi đi lại trên những đoạn đường vắng. Trong giờ cao điểm, việc di chuyển thậm chí chậm hơn 85%. Vào buổi tối thì các xe chỉ nhích từng chút một, chậm hơn 114%. Ảnh: AP.
Theo Bangkok Post, nhằm giảm thiểu hậu quả của kẹt xe, chính quyền thành phố từng ban hành một lệnh cấm mua xe mới đối với những người không bảo đảm có chỗ để đậu xe vào năm 2015. Ảnh: National Geography.
Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra từng khẳng định nếu người mua không thể xuất trình giấy tờ chứng minh họ đã có chỗ để đậu xe thì sẽ không được mua xe mới hợp pháp. Ảnh: Asiadirect.
Một số biện pháp khác để hạn chế xe lưu thông ở Bangkok là phạt tiền những người đỗ xe trên các tuyến đường trong những quận trung tâm gây ra tắc nghẽn; hoặc đề xuất tăng phí dịch vụ ở các bãi đậu xe trong trung tâm thành phố nhằm "khuyến khích" người dân hạn chế đi lại bằng ôtô. Ảnh: AP.
Chính quyền Bangkok cũng đầu tư ngân sách vào hệ thống vận tải công cộng, như mua thêm tàu điện nhằm khuyến khích người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân. Đơn vị quản lý hệ thống tàu điện trên không của Bangkok, BMT, cho biết họ đã mở thầu thu mua 43 tàu điện trị giá 10 tỷ baht (283 triệu USD), qua đó tăng cường số lượng tàu cho các tuyến đường hiện tại và 2 tuyến mới theo dự kiến. Ảnh: Bloomberg.
Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha từng cam kết quyết liệt nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng ở Thái Lan. Ông cho biết chính quyền đã có kế hoạch xây thêm 300 km đường ray tàu điện ở thủ đô, nối Bangkok với các vùng ngoại ô nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Bangkok.com.