Trong thời gian qua, lũ lụt hoành hành ở một loạt các nước Châu Á như Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc. Trong ảnh: Một đoạn đường cao tốc bị biến thành sông ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ hôm 31/7/2015. Lũ quét ở Ấn Độ đã chôn vùi nhiều nhà cửa ở Tây Bengal và làm 39 người chết.Nước lớn ngập qua đến yên xe máy. Cho tới ngày 3/8, nước lũ tuy đã rút nhưng giới chức trách nước này lo ngại nguy cơ sạt lở đất vẫn còn cao.Người dân ở Chakpikarong, Chandel, dựng tạm các cây gỗ nối với phần cây cầu đã sạt lở do dòng nước lũ.Dòng nước lũ chảy siết đã cuốn phăng nhiều cây cầu nối liền các làng mạc ở khu vực Chandel và Thoubal.Người dân đứng bên sông nhìn theo dòng nước lũ hung hãn cuốn phăng tất cả những gì mà nó đi qua.Sạt lở đất ở một vùng miền núi của Ấn Độ.Lúc này, đất nước Myanmar cũng đang phải vật lộn với cơn lũ kinh hoàng. Trong ảnh, phóng viên đứng Myo Lin từ Đài tiếng nói dân chủ Myanmar (DVB) đứng trong dòng nước cao ngang ngực để đưa tin về tình hình lũ lụt.Bức ảnh chụp trên cao cho thấy một vùng nước ngập mênh mông thuộc Kalay, tỉnh Sagaing của Myanmar. Ít nhất 27 người chết và hơn 150.000 bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt trong những ngày qua.Mọi người chèo thuyền vượt qua đoạn đường ngập nước ở thị trấn Kalay hôm 2/8. Chính phủ Myanmar tuyên bố bốn khu vực ở miền trung và miền tây nước này là “các vùng chịu tác động của thiên tai”. Tối 31/7, Tổng thống Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ở các vùng bị lũ lụt nặng.Ở Pakistan, Nửa triệu dân sinh sống ở Chitral và Punjad đã bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn gây nên lũ lụt kéo dài ba tuần qua. Ảnh: Binh sĩ Pakistan cứu các nạn nhân vùng lũ ở Dera Ismail Khan hôm 3/8.Các nam thanh niên Pakistan đang cố gắng ngăn dòng nước lũ tràn vào nhà. Tính đến nay, số người chết ở Pakistan do lũ lụt đã vượt qua con số 100.Trái ngược với lũ lụt ở loạt nước, thì Trung Đông lại đang hứng chịu cảnh nắng nóng kỷ lục. Cư dân thành phố Bandar Mahshahr tỉnh Khuzestan (Iran) khốn khổ với nhiệt độ ngoài trời lên tới 74 độ C. Còn chính phủ Iraq quyết định cho công nhân viên chức nghỉ bốn ngày liền để tránh nóng.
Trong thời gian qua, lũ lụt hoành hành ở một loạt các nước Châu Á như Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc. Trong ảnh: Một đoạn đường cao tốc bị biến thành sông ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ hôm 31/7/2015. Lũ quét ở Ấn Độ đã chôn vùi nhiều nhà cửa ở Tây Bengal và làm 39 người chết.
Nước lớn ngập qua đến yên xe máy. Cho tới ngày 3/8, nước lũ tuy đã rút nhưng giới chức trách nước này lo ngại nguy cơ sạt lở đất vẫn còn cao.
Người dân ở Chakpikarong, Chandel, dựng tạm các cây gỗ nối với phần cây cầu đã sạt lở do dòng nước lũ.
Dòng nước lũ chảy siết đã cuốn phăng nhiều cây cầu nối liền các làng mạc ở khu vực Chandel và Thoubal.
Người dân đứng bên sông nhìn theo dòng nước lũ hung hãn cuốn phăng tất cả những gì mà nó đi qua.
Sạt lở đất ở một vùng miền núi của Ấn Độ.
Lúc này, đất nước Myanmar cũng đang phải vật lộn với cơn lũ kinh hoàng. Trong ảnh, phóng viên đứng Myo Lin từ Đài tiếng nói dân chủ Myanmar (DVB) đứng trong dòng nước cao ngang ngực để đưa tin về tình hình lũ lụt.
Bức ảnh chụp trên cao cho thấy một vùng nước ngập mênh mông thuộc Kalay, tỉnh Sagaing của Myanmar. Ít nhất 27 người chết và hơn 150.000 bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt trong những ngày qua.
Mọi người chèo thuyền vượt qua đoạn đường ngập nước ở thị trấn Kalay hôm 2/8. Chính phủ Myanmar tuyên bố bốn khu vực ở miền trung và miền tây nước này là “các vùng chịu tác động của thiên tai”. Tối 31/7, Tổng thống Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ở các vùng bị lũ lụt nặng.
Ở Pakistan, Nửa triệu dân sinh sống ở Chitral và Punjad đã bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lớn gây nên lũ lụt kéo dài ba tuần qua. Ảnh: Binh sĩ Pakistan cứu các nạn nhân vùng lũ ở Dera Ismail Khan hôm 3/8.
Các nam thanh niên Pakistan đang cố gắng ngăn dòng nước lũ tràn vào nhà. Tính đến nay, số người chết ở Pakistan do lũ lụt đã vượt qua con số 100.
Trái ngược với lũ lụt ở loạt nước, thì Trung Đông lại đang hứng chịu cảnh nắng nóng kỷ lục. Cư dân thành phố Bandar Mahshahr tỉnh Khuzestan (Iran) khốn khổ với nhiệt độ ngoài trời lên tới 74 độ C. Còn chính phủ Iraq quyết định cho công nhân viên chức nghỉ bốn ngày liền để tránh nóng.