Lãnh thổ Namibia chủ yếu là sa mạc và vẫn đang phải đối mặt với trận hạn hán tồi tệ nhất trong 30 thập kỷ qua. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 780.000 người – 1/3 dân số Namibia bao gồm 110.000 trẻ em dưới 5 tuổi - có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Tây Bắc Kunene, nơi người dân du mục Himba sinh sống và trải qua một năm thứ 2 chưa được hứng một giọt mưa nào. Chính phủ Namibia đã phải hỗ trợ cho người dân trong vùng vì họ không thể gieo trồng hay chăn nuôi trên mảnh đất cằn cỗi. Trong ảnh, gia đình cụ Mbete Tjiposa nhận được trợ cấp hàng tháng 51 USD. Tổng thống Hifikepunye Pohamba tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 5. Ban quản lý thiên tai được thành lập để phân phối thực phẩm và nước cho người dân vùng hạn hán. Nu mùa mưa sắp tới vẫn không có lấy một trận mưa, các đập cung cấp nước chính của Namibia sẽ cạn kiệt. Hiện các hồ nước và giếng khơi ở các vùng nông thôn của Namibia đã cạn khô.
Hàng cứu trợ không đủ cấp cho người dân. Do đó, chính phủ phải tính toán làm sao để ưu tiên cấp cứu cho những người dân khó khăn nhất. Cô gái trẻ Kamaa Tjiuju (21 tuổi) cho biết, đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất mà cô biết và gia đình cô đã buộc phải bán tất cả bò và dê. Làng của Kamaa Tjiuju đã đăng ký cho viện trợ lương thực của chính phủ 3 tháng trước nhưng cô gái cho biết, họ vẫn chưa nhận được bất cứ thứ gì. Theo UNICEF, gần 30% số trẻ em trong khu vực bị còi cọc do suy dinh dưỡng nghiêm trọng, theo UNICEF. Các nhân viên cứu trợ cho biết, con số trên sẽ tăng vì hạn hán.
Trong ảnh là bà Kariamakuju Kauta (55 tuổi) và cháu trai Kautumua. Bà Kariamakuju cho biết, bà từng trồng bí ngô, ngô và các loại rau khác nhưng nay họ không thể canh tác nữa vì hạn hán. Do đó, hiện họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa để duy trì sự sống vì lương thực sắp cạn kiệt. Chính phủ Namibia đã bắt đầu cấp các xuất ăn miễn phí ở một số vùng nông thôn và đang kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế. Các quốc gia như Nga và Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm tới lời kêu gọi viện trợ của Namibia. Hạn hán đã hủy hoại đất canh tác, phá hủy nghề chăn thả gia súc đồng thời đe dọa tới sự sống còn của động vật hoang dã trong khu vực.
Lãnh thổ Namibia chủ yếu là sa mạc và vẫn đang phải đối mặt với trận hạn hán tồi tệ nhất trong 30 thập kỷ qua. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 780.000 người – 1/3 dân số Namibia bao gồm 110.000 trẻ em dưới 5 tuổi - có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Tây Bắc Kunene, nơi người dân du mục Himba sinh sống và trải qua một năm thứ 2 chưa được hứng một giọt mưa nào.
Chính phủ Namibia đã phải hỗ trợ cho người dân trong vùng vì họ không thể gieo trồng hay chăn nuôi trên mảnh đất cằn cỗi. Trong ảnh, gia đình cụ Mbete Tjiposa nhận được trợ cấp hàng tháng 51 USD.
Tổng thống Hifikepunye Pohamba tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 5. Ban quản lý thiên tai được thành lập để phân phối thực phẩm và nước cho người dân vùng hạn hán.
Nu mùa mưa sắp tới vẫn không có lấy một trận mưa, các đập cung cấp nước chính của Namibia sẽ cạn kiệt. Hiện các hồ nước và giếng khơi ở các vùng nông thôn của Namibia đã cạn khô.
Hàng cứu trợ không đủ cấp cho người dân. Do đó, chính phủ phải tính toán làm sao để ưu tiên cấp cứu cho những người dân khó khăn nhất.
Cô gái trẻ Kamaa Tjiuju (21 tuổi) cho biết, đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất mà cô biết và gia đình cô đã buộc phải bán tất cả bò và dê. Làng của Kamaa Tjiuju đã đăng ký cho viện trợ lương thực của chính phủ 3 tháng trước nhưng cô gái cho biết, họ vẫn chưa nhận được bất cứ thứ gì.
Theo UNICEF, gần 30% số trẻ em trong khu vực bị còi cọc do suy dinh dưỡng nghiêm trọng, theo UNICEF. Các nhân viên cứu trợ cho biết, con số trên sẽ tăng vì hạn hán.
Trong ảnh là bà Kariamakuju Kauta (55 tuổi) và cháu trai Kautumua. Bà Kariamakuju cho biết, bà từng trồng bí ngô, ngô và các loại rau khác nhưng nay họ không thể canh tác nữa vì hạn hán. Do đó, hiện họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa để duy trì sự sống vì lương thực sắp cạn kiệt.
Chính phủ Namibia đã bắt đầu cấp các xuất ăn miễn phí ở một số vùng nông thôn và đang kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế. Các quốc gia như Nga và Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm tới lời kêu gọi viện trợ của Namibia.
Hạn hán đã hủy hoại đất canh tác, phá hủy nghề chăn thả gia súc đồng thời đe dọa tới sự sống còn của động vật hoang dã trong khu vực.