Ngày 9/6/2019, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào chiều 12/6 khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. Ảnh: Reuters.Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters.Đúng một tháng sau khi cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở Hong Kong, ngày 9/7, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) thừa nhận rằng dự luật này "đã chết". Ảnh: NAR.Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần. Ảnh: Reuters.Trong cuộc biểu tình cuối tuần thứ 12 liên tiếp, cảnh sát đặc khu đã bắt giữ 36 người với các cáo buộc như tụ tập bất hợp pháp, sở hữu vũ khí sát thương và tấn công cảnh sát. Ảnh: Reuters.Chiều 4/9, hãng thông tấn Reuters đưa tin, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã thông báo chính thức rút lại dự luật dẫn độ, sau cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 tháng. Ảnh: Reuters.Tuy nhiên, vài ngày sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ, làn sóng biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật gây tranh cãi này vẫn chưa lắng xuống. Ảnh: Reuters.Ngày 4/10, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng chính quyền sẽ kích hoạt điều luật khẩn cấp để ban hành lệnh cấm người dân đeo mặt nạ, khẩu trang trong các cuộc tụ tập nơi công cộng. Người vi phạm lệnh cấm có thể đối diện mức án 1 năm tù hoặc nộp phạt số tiền hơn 25.000 HKD (tương đương gần 74 triệu đồng). Ảnh: Reuters.Ngày 23/10, Hội đồng lập pháp Hong Kong chính thức hủy bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Ảnh: Reuters.Với quyết định "khai tử" chính thức dự luật dẫn độ này, giới lãnh đạo đặc khu Hong Kong đã đáp ứng 1 trong 5 yêu sách mà người biểu tình đề ra. Tuy nhiên, động thái này chưa đủ sức thuyết phục để chấm dứt tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng tại đặc khu. Cho đến nay, chính quyền Hong Kong vẫn không dập tắt được các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.Trong cuộc biểu tình diễn ra vào tuần thứ 22 ở Hong Kong, những người biểu tình quá khích đã đập phá văn phòng hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc tại đặc khu này. Ảnh: Reuters.Sáng 11/11, kênh Cable TV và hàng loạt các hãng thông tấn tại Hong Kong đưa tin đã có một người bị thương sau khi cảnh sát nổ súng vào người biểu tình. Cảnh sát Hong Kong cảnh báo các cuộc biểu tình bạo lực đang đẩy đặc khu này đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Reuters.Tối 12/11, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã lên án những người biểu tình chiếm giữ các trường đại học, đồng thời thúc giục lãnh đạo các trường đại học thuyết phục sinh viên không tham gia biểu tình. Ảnh: Reuters.Trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực tiếp diễn tuần thứ 25, cảnh sát Hong Kong lần đầu tiên sử dụng thiết bị âm thanh chống bạo loạn được lắp trên xe bọc thép để trấn áp những phần tử quá khích. Ảnh: Reuters.Ngày 18/11, Tòa án Tối cao Hong Kong cho rằng lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ, khẩu trang mà chính quyền đặc khu ban hành hồi đầu tháng 10/2019 là không phù hợp với Luật Cơ bản (Hiến pháp) của Hong Kong. Phán quyết này của tòa án được xem là "chiến thắng pháp lý hiếm có đối với người biểu tình Hong Kong". Ảnh: Reuters.Ngày 19/11, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức bổ nhiệm ông Chris Tang làm người đứng đầu lực lượng cảnh sát tại Hong Kong, thay thế ông Stephen Lo về hưu sớm. Ông Tang tiếp nhận vị trí lãnh đạo lực lượng gồm 31.000 cảnh sát vào thời điểm đặc khu hành chính Hong Kong đang chìm sâu vào khủng hoảng. Ảnh: SCMP.Tân Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong đã bày tỏ hy vọng rằng công chúng sẽ hỗ trợ cảnh sát thực thi pháp luật để khôi phục trật tự tại Hong Kong sớm nhất có thể. Ảnh: Reuters.Theo South China Morning Post, tổng cộng đã có hơn 4.000 người bị bắt giữ từ tháng 6/2019 đến nay và khoảng 1.600 bị thương trong các vụ đụng độ ở Hong Kong, bao gồm 400 sĩ quan cảnh sát. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: Global News)
Ngày 9/6/2019, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào chiều 12/6 khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. Ảnh: Reuters.
Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Đúng một tháng sau khi cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở Hong Kong, ngày 9/7, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) thừa nhận rằng dự luật này "đã chết". Ảnh: NAR.
Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc biểu tình cuối tuần thứ 12 liên tiếp, cảnh sát đặc khu đã bắt giữ 36 người với các cáo buộc như tụ tập bất hợp pháp, sở hữu vũ khí sát thương và tấn công cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Chiều 4/9, hãng thông tấn Reuters đưa tin, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã thông báo chính thức rút lại dự luật dẫn độ, sau cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 tháng. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, vài ngày sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ, làn sóng biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật gây tranh cãi này vẫn chưa lắng xuống. Ảnh: Reuters.
Ngày 4/10, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng chính quyền sẽ kích hoạt điều luật khẩn cấp để ban hành lệnh cấm người dân đeo mặt nạ, khẩu trang trong các cuộc tụ tập nơi công cộng. Người vi phạm lệnh cấm có thể đối diện mức án 1 năm tù hoặc nộp phạt số tiền hơn 25.000 HKD (tương đương gần 74 triệu đồng). Ảnh: Reuters.
Ngày 23/10, Hội đồng lập pháp Hong Kong chính thức hủy bỏ dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Ảnh: Reuters.
Với quyết định "khai tử" chính thức dự luật dẫn độ này, giới lãnh đạo đặc khu Hong Kong đã đáp ứng 1 trong 5 yêu sách mà người biểu tình đề ra. Tuy nhiên, động thái này chưa đủ sức thuyết phục để chấm dứt tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng tại đặc khu. Cho đến nay, chính quyền Hong Kong vẫn không dập tắt được các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc biểu tình diễn ra vào tuần thứ 22 ở Hong Kong, những người biểu tình quá khích đã đập phá văn phòng hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc tại đặc khu này. Ảnh: Reuters.
Sáng 11/11, kênh Cable TV và hàng loạt các hãng thông tấn tại Hong Kong đưa tin đã có một người bị thương sau khi cảnh sát nổ súng vào người biểu tình. Cảnh sát Hong Kong cảnh báo các cuộc biểu tình bạo lực đang đẩy đặc khu này đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Reuters.
Tối 12/11, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã lên án những người biểu tình chiếm giữ các trường đại học, đồng thời thúc giục lãnh đạo các trường đại học thuyết phục sinh viên không tham gia biểu tình. Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực tiếp diễn tuần thứ 25, cảnh sát Hong Kong lần đầu tiên sử dụng thiết bị âm thanh chống bạo loạn được lắp trên xe bọc thép để trấn áp những phần tử quá khích. Ảnh: Reuters.
Ngày 18/11, Tòa án Tối cao Hong Kong cho rằng lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ, khẩu trang mà chính quyền đặc khu ban hành hồi đầu tháng 10/2019 là không phù hợp với Luật Cơ bản (Hiến pháp) của Hong Kong. Phán quyết này của tòa án được xem là "chiến thắng pháp lý hiếm có đối với người biểu tình Hong Kong". Ảnh: Reuters.
Ngày 19/11, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức bổ nhiệm ông Chris Tang làm người đứng đầu lực lượng cảnh sát tại Hong Kong, thay thế ông Stephen Lo về hưu sớm. Ông Tang tiếp nhận vị trí lãnh đạo lực lượng gồm 31.000 cảnh sát vào thời điểm đặc khu hành chính Hong Kong đang chìm sâu vào khủng hoảng. Ảnh: SCMP.
Tân Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong đã bày tỏ hy vọng rằng công chúng sẽ hỗ trợ cảnh sát thực thi pháp luật để khôi phục trật tự tại Hong Kong sớm nhất có thể. Ảnh: Reuters.
Theo South China Morning Post, tổng cộng đã có hơn 4.000 người bị bắt giữ từ tháng 6/2019 đến nay và khoảng 1.600 bị thương trong các vụ đụng độ ở Hong Kong, bao gồm 400 sĩ quan cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: Global News)