Hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 9/6 nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong.Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này.Có thể thấy, cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên hay các nhà hoạt động,...và ở mọi độ tuổi, cả người già và trẻ nhỏ.Những người tham gia cuộc tuần hành không chỉ phản đối dự luật dẫn độ, mà còn muốn lên tiếng về sự thiếu minh bạch của chính quyền và quyền tự do cá nhân của họ ngày càng bị xói mòn."Dự luật này nguy hiểm không chỉ đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi không phải là nhà hoạt động. Ngay cả khi là công dân bình thường, thì chúng tôi cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc làm xói mòn tự do của chúng tôi", ông Lee Kin Long, 46 tuổi, cho biết.Còn các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại rằng dự luật sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Hong Kong như một trung tâm tài chính. Các nhóm tự do báo chí cũng lên tiếng phản đối. Không ít người hoài nghi những người bất đồng chính kiến có khả năng sẽ bị xét xử không công bằng.Theo Lee Cheuk-yan - một nhà hoạt động ở Hong Kong, tương lai của đặc khu hành chính này đang bị đe dọa."Người dân Hong Kong muốn bảo vệ sự tự do của chúng ta, tự do ngôn luận, pháp quyền, hệ thống tư pháp và nền tảng kinh tế của chúng ta vốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hong Kong bởi dự luật này, thì nền kinh tế của Hong Kong cũng sẽ bị hủy hoại", nói.Pun Tin-chi một giáo viên đã nghỉ hưu, 70 tuổi, chia sẻ ông không tin chính quyền nói thật về bản chất của dự luật dẫn độ này."Dự luật này là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", tờ Wall Street Jourrnal dẫn lời nhà hoạt động Martin Lee.Và cuộc tuần hành hôm 9/6 có thể được coi là nỗ lực cuối cùng của những người phản đối dự luật dẫn độ này để thuyết phục chính quyền Hong Kong tạm hoãn hoặc hủy bỏ nó. Phiên bản cuối cùng của dự luật dẫn độ sẽ được đệ trình vào ngày 13/6 và dự kiến được thông qua vào cuối tháng này. Mời độc giả xem video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)
Hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 9/6 nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong.
Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này.
Có thể thấy, cuộc biểu tình có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các doanh nhân, luật sư, sinh viên hay các nhà hoạt động,...và ở mọi độ tuổi, cả người già và trẻ nhỏ.
Những người tham gia cuộc tuần hành không chỉ phản đối dự luật dẫn độ, mà còn muốn lên tiếng về sự thiếu minh bạch của chính quyền và quyền tự do cá nhân của họ ngày càng bị xói mòn.
"Dự luật này nguy hiểm không chỉ đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi không phải là nhà hoạt động. Ngay cả khi là công dân bình thường, thì chúng tôi cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc làm xói mòn tự do của chúng tôi", ông Lee Kin Long, 46 tuổi, cho biết.
Còn các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại rằng dự luật sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của Hong Kong như một trung tâm tài chính. Các nhóm tự do báo chí cũng lên tiếng phản đối. Không ít người hoài nghi những người bất đồng chính kiến có khả năng sẽ bị xét xử không công bằng.
Theo Lee Cheuk-yan - một nhà hoạt động ở Hong Kong, tương lai của đặc khu hành chính này đang bị đe dọa.
"Người dân Hong Kong muốn bảo vệ sự tự do của chúng ta, tự do ngôn luận, pháp quyền, hệ thống tư pháp và nền tảng kinh tế của chúng ta vốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hong Kong bởi dự luật này, thì nền kinh tế của Hong Kong cũng sẽ bị hủy hoại", nói.
Pun Tin-chi một giáo viên đã nghỉ hưu, 70 tuổi, chia sẻ ông không tin chính quyền nói thật về bản chất của dự luật dẫn độ này.
"Dự luật này là mối đe dọa nguy hiểm đối với quyền tự do và cuộc sống của chúng ta kể từ năm 1997, khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Trung Quốc", tờ Wall Street Jourrnal dẫn lời nhà hoạt động Martin Lee.
Và cuộc tuần hành hôm 9/6 có thể được coi là nỗ lực cuối cùng của những người phản đối dự luật dẫn độ này để thuyết phục chính quyền Hong Kong tạm hoãn hoặc hủy bỏ nó. Phiên bản cuối cùng của dự luật dẫn độ sẽ được đệ trình vào ngày 13/6 và dự kiến được thông qua vào cuối tháng này.
Mời độc giả xem video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)