Philippines đang phải vật lộn để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính phủ Philippines tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở khu vực bên trong và xung quanh thủ đô Manila trong vòng 2 tuần, từ ngày 4/8. (Nguồn ảnh: National/Reuters)Theo quy định, người dân thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận sẽ phải tự cách ly ở nhà; nhà hàng và trung tâm thương mại được duy trì dịch vụ bán mang đi hoặc giao hàng tại nhà. Hiệu cắt tóc và phòng gym phải đóng cửa.Theo National, người dân vẫn được phép đi làm hoặc ra ngoài mua các mặt hàng thiết yếu.Poonam Gandhi, một công dân Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất) đặt chân xuống sân bay tại Manila vào cuối tháng 2/2020, cho biết những hạn chế mới đối với việc di chuyển là điều không thoải mái, nhưng cần thiết."Tôi đã ở lại Makati. Khi lệnh phong tỏa đầu tiên được dỡ bỏ, nơi này không nhộn nhịp như thường lệ nhưng mọi người không thực hiện giãn cách xã hội. Tình trạng thiếu nhân lực khiến việc tuân thủ quy định trở nên khó khăn và mọi người lợi dụng điều đó", Poonam cho biết."Hiện giờ, các phương tiện giao thông công cộng tạm ngừng hoạt động, chúng tôi phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và phải ở nhà. Điều đó không thoải mái nhưng tôi hiểu vì sao chính quyền (Manila) phải làm như vậy", Poonam nói tiếp.Poonam, một nhà văn tự do 35 tuổi sinh ra tại Philippines, cho biết thêm cô dự định trở lại Dubai vào tháng 6, nhưng chuyến đi này đã kéo dài thêm 3 tháng do các chuyến bay bị gián đoạn vì đóng cửa biên giới.Cô hiện thay đổi kế hoạch trở về lần thứ hai khi Manila tái phong tỏa và số ca mắc COVID-19 tăng lên."Tôi không có khả năng miễn dịch tốt nên tôi không muốn đi một chuyến bay đường dài hoặc đến sân bay đông đúc, tôi không cảm thấy an toàn. Nếu tôi ở nhà, điều đó sẽ tốt cho tôi hơn. Thành phố đã thay đổi, rất yên tĩnh", cô nói."Mọi người cần tuân thủ lệnh giới nghiêm và tất cả quy định khác vì có như vậy, số ca mắc bệnh mới giảm xuống", nữ nhà văn chia sẻ.Yara Sollidara, một người Philippines 37 tuổi làm việc tại Al Ain với vai trò Giám đốc nhân sự, cho biết: "Nếu bây giờ bạn ra ngoài mà không đeo khẩu trang và bị cảnh sát bắt gặp, bạn sẽ bị tống giam một đến hai tuần. Điều đó khiến mọi người lo sợ khi rời khỏi nhà trong trường hợp không cần thiết"."Toàn bộ các phương tiện công cộng ở Manila phải ngừng hoạt động do lệnh phong tỏa. Chỉ có phương tiện tư nhân được phép nhưng phải có giấy phép", cô Yara cho hay. Ảnh: Hành khách đến Jeddah, Saudi Arabia, xếp hàng để kiểm tra nhiệt độ trước khi vào nhà ga số 1 của Sân bay Quốc tế Manila ở Parañaque.Các nhân viên của chính quyền mặc đồ bảo hộ giao thực phẩm cho người dân trong khu dân cư tại ở Navotas, Metro Manila, Philippines, ngày 6/8, sau khi nơi này tái phong tỏa vì COVID-19.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Philippines đang phải vật lộn để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính phủ Philippines tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở khu vực bên trong và xung quanh thủ đô Manila trong vòng 2 tuần, từ ngày 4/8. (Nguồn ảnh: National/Reuters)
Theo quy định, người dân thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận sẽ phải tự cách ly ở nhà; nhà hàng và trung tâm thương mại được duy trì dịch vụ bán mang đi hoặc giao hàng tại nhà. Hiệu cắt tóc và phòng gym phải đóng cửa.
Theo National, người dân vẫn được phép đi làm hoặc ra ngoài mua các mặt hàng thiết yếu.
Poonam Gandhi, một công dân Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất) đặt chân xuống sân bay tại Manila vào cuối tháng 2/2020, cho biết những hạn chế mới đối với việc di chuyển là điều không thoải mái, nhưng cần thiết.
"Tôi đã ở lại Makati. Khi lệnh phong tỏa đầu tiên được dỡ bỏ, nơi này không nhộn nhịp như thường lệ nhưng mọi người không thực hiện giãn cách xã hội. Tình trạng thiếu nhân lực khiến việc tuân thủ quy định trở nên khó khăn và mọi người lợi dụng điều đó", Poonam cho biết.
"Hiện giờ, các phương tiện giao thông công cộng tạm ngừng hoạt động, chúng tôi phải tuân thủ lệnh giới nghiêm vào ban đêm và phải ở nhà. Điều đó không thoải mái nhưng tôi hiểu vì sao chính quyền (Manila) phải làm như vậy", Poonam nói tiếp.
Poonam, một nhà văn tự do 35 tuổi sinh ra tại Philippines, cho biết thêm cô dự định trở lại Dubai vào tháng 6, nhưng chuyến đi này đã kéo dài thêm 3 tháng do các chuyến bay bị gián đoạn vì đóng cửa biên giới.
Cô hiện thay đổi kế hoạch trở về lần thứ hai khi Manila tái phong tỏa và số ca mắc COVID-19 tăng lên.
"Tôi không có khả năng miễn dịch tốt nên tôi không muốn đi một chuyến bay đường dài hoặc đến sân bay đông đúc, tôi không cảm thấy an toàn. Nếu tôi ở nhà, điều đó sẽ tốt cho tôi hơn. Thành phố đã thay đổi, rất yên tĩnh", cô nói.
"Mọi người cần tuân thủ lệnh giới nghiêm và tất cả quy định khác vì có như vậy, số ca mắc bệnh mới giảm xuống", nữ nhà văn chia sẻ.
Yara Sollidara, một người Philippines 37 tuổi làm việc tại Al Ain với vai trò Giám đốc nhân sự, cho biết: "Nếu bây giờ bạn ra ngoài mà không đeo khẩu trang và bị cảnh sát bắt gặp, bạn sẽ bị tống giam một đến hai tuần. Điều đó khiến mọi người lo sợ khi rời khỏi nhà trong trường hợp không cần thiết".
"Toàn bộ các phương tiện công cộng ở Manila phải ngừng hoạt động do lệnh phong tỏa. Chỉ có phương tiện tư nhân được phép nhưng phải có giấy phép", cô Yara cho hay. Ảnh: Hành khách đến Jeddah, Saudi Arabia, xếp hàng để kiểm tra nhiệt độ trước khi vào nhà ga số 1 của Sân bay Quốc tế Manila ở Parañaque.
Các nhân viên của chính quyền mặc đồ bảo hộ giao thực phẩm cho người dân trong khu dân cư tại ở Navotas, Metro Manila, Philippines, ngày 6/8, sau khi nơi này tái phong tỏa vì COVID-19.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)