Cộng hòa Quần đảo Marshall là một đảo quốc của người Micronesia nằm ở phía tây Thái Bình Dương. Cư dân quần đảo Marshall sinh sống trên 29 đảo san hô và năm hòn đảo ở giữa Hawaii và Australia.Hiện tượng ngập lụt là tác động rõ rệt nhất của nước biển dâng cao. Cây cối trồng dọc bãi biển đều chết khi chúng bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngọt cũng trở nên khan hiếm. Một số nhà nghiên cứu dự đoán rằng, quần đảo Marshall sẽ trở thành vùng đất không thể sinh sống được trước khi bị biển cả “nuốt chửng”.Cuộc sống người dân trên quần đảo Marshall sắp biến mất này ngày càng trở nên bấp bênh. Theo lời kể của những người dân, khi nước lụt tràn về, họ phải cột chặt các vật nuôi vào thân cây hay nhét chúng vào thùng để không bị cuốn đi.Cuộc sống người dân trên quần đảo Marshall gắn liền chặt chẽ với biển. Tuy nhiên, giờ đây một số người dân nơi đây bắt đầu cảm thấy sợ biển mỗi khi thủy triều dâng lên.Căn nhà bị hư hại của gia đình anh Angle Heplsus sau một trận lụt.Trẻ em đang chơi đùa trên đường phổ ở Majuro. Chúng có thể kể mọi thứ mà bạn muốn biết về biến đối khí hậu. Chúng nhận thức được rằng, nước biển đang dâng cao và là nguyên nhân khiến mái nhà thân thương của chúng có nguy cơ bị nhấn chìm.Cá rạn san hô, xa kê, gạo và dừa là những mặt hàng chủ lực ở quần đảo Marshall. Junk food (là các loại thực phẩm nhiều đường, mỡ, muối, gas và các phụ gia bảo quản khác nhưng lại ít chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ và khoáng chất) và đồ uống soda khá phổ biến nơi đây.Người dân quần đảo Marshall nổi tiếng là những bậc thầy đóng xuồng và là các ngư dân dạn dày kinh nghiệm.Kemem (tức bữa tiệc sinh nhật đầu tiên trong cuộc đời) là một nghi thức quan trọng đối với người dân nơi đây. Nó thậm chí còn được tổ chức hoàng tráng hơn cả đám cưới với sự có mặt của hàng trăm khách mời.Bạn dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trên quần đảo Marshall chơi nhạc ukulele ở khắp mọi nơi.
Cộng hòa Quần đảo Marshall là một đảo quốc của người Micronesia nằm ở phía tây Thái Bình Dương. Cư dân quần đảo Marshall sinh sống trên 29 đảo san hô và năm hòn đảo ở giữa Hawaii và Australia.
Hiện tượng ngập lụt là tác động rõ rệt nhất của nước biển dâng cao. Cây cối trồng dọc bãi biển đều chết khi chúng bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngọt cũng trở nên khan hiếm. Một số nhà nghiên cứu dự đoán rằng, quần đảo Marshall sẽ trở thành vùng đất không thể sinh sống được trước khi bị biển cả “nuốt chửng”.
Cuộc sống người dân trên quần đảo Marshall sắp biến mất này ngày càng trở nên bấp bênh. Theo lời kể của những người dân, khi nước lụt tràn về, họ phải cột chặt các vật nuôi vào thân cây hay nhét chúng vào thùng để không bị cuốn đi.
Cuộc sống người dân trên quần đảo Marshall gắn liền chặt chẽ với biển. Tuy nhiên, giờ đây một số người dân nơi đây bắt đầu cảm thấy sợ biển mỗi khi thủy triều dâng lên.
Căn nhà bị hư hại của gia đình anh Angle Heplsus sau một trận lụt.
Trẻ em đang chơi đùa trên đường phổ ở Majuro. Chúng có thể kể mọi thứ mà bạn muốn biết về biến đối khí hậu. Chúng nhận thức được rằng, nước biển đang dâng cao và là nguyên nhân khiến mái nhà thân thương của chúng có nguy cơ bị nhấn chìm.
Cá rạn san hô, xa kê, gạo và dừa là những mặt hàng chủ lực ở quần đảo Marshall. Junk food (là các loại thực phẩm nhiều đường, mỡ, muối, gas và các phụ gia bảo quản khác nhưng lại ít chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ và khoáng chất) và đồ uống soda khá phổ biến nơi đây.
Người dân quần đảo Marshall nổi tiếng là những bậc thầy đóng xuồng và là các ngư dân dạn dày kinh nghiệm.
Kemem (tức bữa tiệc sinh nhật đầu tiên trong cuộc đời) là một nghi thức quan trọng đối với người dân nơi đây. Nó thậm chí còn được tổ chức hoàng tráng hơn cả đám cưới với sự có mặt của hàng trăm khách mời.
Bạn dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trên quần đảo Marshall chơi nhạc ukulele ở khắp mọi nơi.