Theo Business Insider, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty.Những bức ảnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các y bác sĩ tại nhiều bệnh viện trên thế giới đã phải "tự chế" đồ bảo hộ bằng cách sử dụng túi rác trong lúc làm việc. Ảnh: Một y tá "mặc" túi đựng rác đứng trước cửa ra vào phòng cấp cứu của Bệnh viện San Jorge ở Huesca, Tây Ban Nha, ngày 31/3/2020. Ảnh: Getty.Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số y tá ở Anh sử dụng túi đựng rác làm đồ bảo hộ khi làm việc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi một y tá ở New York (Mỹ) đã tử vong. Ảnh: Twitter.Tại Ấn Độ, việc thiếu hụt trang thiết bị bảo vệ buộc các y bác sĩ phải sử dụng mũ bảo hiểm xe máy và áo mưa thay đồ bảo hộ trong lúc làm việc. Ảnh: Chiếc áo mưa của một bác sĩ làm việc tại cơ sở chữa bệnh COVID-19 tại Kolkata, Ấn Độ, bị rách hôm 26/3/2020. Ảnh: Reuters.Lực lượng y tế Ấn Độ phải tự tạo cho mình bộ đồ bảo hộ y tế. Được biết, có nhiều trường hợp y bác sĩ Ấn Độ đã nhiễm bệnh do không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters.Việc thiếu kính bảo hộ khiến một số bác sĩ phải sử dụng kính bơi khi làm việc. Ảnh: Twitter.Tại Anh, một số bác sĩ mua kính trượt tuyết thay thế. Ảnh: Twitter.Y bác sĩ Ấn Độ dùng miếng chắn từ mũ bảo hiểm để làm tấm che mặt thay cho đồ bảo hộ y tế. Ảnh: BBC.Thiết bị được tìm kiếm nhiều nhất là mặt nạ FFP3, có độ an toàn cao nhất cho nhân viên y tế. Nhưng do mặt hàng này thiếu hụt trên toàn cầu, một số bác sĩ sử dụng mặt nạ phòng độc thay thế. Ảnh: Twitter.Bác sĩ Rhigel Jay Tan tự làm tấm che mặt chống COVID-19 tại nhà để tặng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Theo Business Insider, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty.
Những bức ảnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các y bác sĩ tại nhiều bệnh viện trên thế giới đã phải "tự chế" đồ bảo hộ bằng cách sử dụng túi rác trong lúc làm việc. Ảnh: Một y tá "mặc" túi đựng rác đứng trước cửa ra vào phòng cấp cứu của Bệnh viện San Jorge ở Huesca, Tây Ban Nha, ngày 31/3/2020. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số y tá ở Anh sử dụng túi đựng rác làm đồ bảo hộ khi làm việc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi một y tá ở New York (Mỹ) đã tử vong. Ảnh: Twitter.
Tại Ấn Độ, việc thiếu hụt trang thiết bị bảo vệ buộc các y bác sĩ phải sử dụng mũ bảo hiểm xe máy và áo mưa thay đồ bảo hộ trong lúc làm việc. Ảnh: Chiếc áo mưa của một bác sĩ làm việc tại cơ sở chữa bệnh COVID-19 tại Kolkata, Ấn Độ, bị rách hôm 26/3/2020. Ảnh: Reuters.
Lực lượng y tế Ấn Độ phải tự tạo cho mình bộ đồ bảo hộ y tế. Được biết, có nhiều trường hợp y bác sĩ Ấn Độ đã nhiễm bệnh do không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters.
Việc thiếu kính bảo hộ khiến một số bác sĩ phải sử dụng kính bơi khi làm việc. Ảnh: Twitter.
Tại Anh, một số bác sĩ mua kính trượt tuyết thay thế. Ảnh: Twitter.
Y bác sĩ Ấn Độ dùng miếng chắn từ mũ bảo hiểm để làm tấm che mặt thay cho đồ bảo hộ y tế. Ảnh: BBC.
Thiết bị được tìm kiếm nhiều nhất là mặt nạ FFP3, có độ an toàn cao nhất cho nhân viên y tế. Nhưng do mặt hàng này thiếu hụt trên toàn cầu, một số bác sĩ sử dụng mặt nạ phòng độc thay thế. Ảnh: Twitter.
Bác sĩ Rhigel Jay Tan tự làm tấm che mặt chống COVID-19 tại nhà để tặng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)