Việc sờ tượng cầu may trong mùa lễ hội ở Châu Á không chỉ diễn ra ở một vài nơi cá biệt. Trong dịp lễ hội mùa xuân ở các đền chùa tại Trung Quốc, nhiều người dân ngoài khấn vái còn tìm cách chạm vào tường và các vật trang trí ở chùa để xin may mắn. Trong ảnh, một người phụ nữ nhắm mắt và tiến đến chạm vào tượng rồng đặt tại Bạch Vân Quan (Bắc Kinh, Trung Quốc) hôm 1/2 (tức Mùng 5 Tết). Ảnh: Reuters.Nhiều người quan niệm việc sờ vào tượng Phật hoặc các linh vật sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, học hành, sự nghiệp. Ảnh: Reuters.Một người phụ nữ khác cố sờ vào tượng gà bằng đá tại chùa Bạch Vân để cầu may trong năm dậu. Ảnh: Reuters.Người dân xếp hàng để cúng vái tại miếu Hồng Sắc Thổ Địa ở thành phố Tân Bắc (Đài Loan) hôm 31/1.Nhiều người cố sờ bằng được vào những thỏi vàng trong chùa để cầu xin phú quý.Hương khói và những lời cầu khấn là một phần không thể thiếu trong lễ hội năm mới của người Hoa. Trong ảnh, người dâng hương tại chùa Long Hoa ở Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 28/1.Khách viếng đền Ung Hòa Cung (Bắc Kinh) trong ngày Mùng 1 Tết năm nay.Người ta có thể thấy cảnh khấn vái diễn ra ở khắp các đền chùa Trung Quốc trong dịp năm mới.Hương khói ngút ngàn trong lễ vái Thần tài tại đền Quy Nguyên (thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc). Trong ngày mùng 5 Tết, người dân Trung Quốc dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và đốt pháo để xua đi những gì tồi tàn, nghênh đón Thần Tài. Năm nay, hàng chục nghìn người kéo về chùa Quy Nguyên. Vì quá đông nên dòng người phải xếp hàng nhiều giờ mới có thể vào được bên trong. Ảnh: Reuters.Bất chấp cơn mưa, đoàn người vẫn kéo đến tham dự lễ hội đèn lồng ở thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) hôm 29/1. Ảnh: Reuters.Cảnh chen chúc là điều thường thấy tại mùa lễ hội đầu năm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách nỗ lực để không xảy ra chen lấn, hỗn loạn. Trong ảnh, người chơi Lusheng (Lô Sinh, một loại khèn đặc trưng của người La Hủ) trong lễ mừng năm mới tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây hôm 30/1. Ảnh: Reuters.Các lễ hội mừng và tục khấn vái thần linh đầu năm cũng diễn ra ở nhiều nước Đông Nam Á. Trong ảnh, một người phụ nữ đang hướng dẫn con gái vái lạy thần linh tại đền Sin Sze Si Ya ở khu China Town của Kuala Lumpur (Malaysia) vào ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán năm nay (ngày 28/1). Khoảng 25% dân số Malaysia là người gốc Hoa và ăn Tết âm lịch.Người Indonesia gốc Hoa trên đảo Bali cũng tấp nập đến chùa dâng hương trong lễ hội mừng năm mới âm lịch.Người khấn vái tại đền Seng Guan thuộc khu China Town của thủ đô Manila (Philippines) hôm 28/1.
Việc sờ tượng cầu may trong mùa lễ hội ở Châu Á không chỉ diễn ra ở một vài nơi cá biệt. Trong dịp lễ hội mùa xuân ở các đền chùa tại Trung Quốc, nhiều người dân ngoài khấn vái còn tìm cách chạm vào tường và các vật trang trí ở chùa để xin may mắn. Trong ảnh, một người phụ nữ nhắm mắt và tiến đến chạm vào tượng rồng đặt tại Bạch Vân Quan (Bắc Kinh, Trung Quốc) hôm 1/2 (tức Mùng 5 Tết). Ảnh: Reuters.
Nhiều người quan niệm việc sờ vào tượng Phật hoặc các linh vật sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, học hành, sự nghiệp. Ảnh: Reuters.
Một người phụ nữ khác cố sờ vào tượng gà bằng đá tại chùa Bạch Vân để cầu may trong năm dậu. Ảnh: Reuters.
Người dân xếp hàng để cúng vái tại miếu Hồng Sắc Thổ Địa ở thành phố Tân Bắc (Đài Loan) hôm 31/1.
Nhiều người cố sờ bằng được vào những thỏi vàng trong chùa để cầu xin phú quý.
Hương khói và những lời cầu khấn là một phần không thể thiếu trong lễ hội năm mới của người Hoa. Trong ảnh, người dâng hương tại chùa Long Hoa ở Thượng Hải (Trung Quốc) hôm 28/1.
Khách viếng đền Ung Hòa Cung (Bắc Kinh) trong ngày Mùng 1 Tết năm nay.
Người ta có thể thấy cảnh khấn vái diễn ra ở khắp các đền chùa Trung Quốc trong dịp năm mới.
Hương khói ngút ngàn trong lễ vái Thần tài tại đền Quy Nguyên (thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc). Trong ngày mùng 5 Tết, người dân Trung Quốc dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và đốt pháo để xua đi những gì tồi tàn, nghênh đón Thần Tài. Năm nay, hàng chục nghìn người kéo về chùa Quy Nguyên. Vì quá đông nên dòng người phải xếp hàng nhiều giờ mới có thể vào được bên trong. Ảnh: Reuters.
Bất chấp cơn mưa, đoàn người vẫn kéo đến tham dự lễ hội đèn lồng ở thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) hôm 29/1. Ảnh: Reuters.
Cảnh chen chúc là điều thường thấy tại mùa lễ hội đầu năm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách nỗ lực để không xảy ra chen lấn, hỗn loạn. Trong ảnh, người chơi Lusheng (Lô Sinh, một loại khèn đặc trưng của người La Hủ) trong lễ mừng năm mới tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây hôm 30/1. Ảnh: Reuters.
Các lễ hội mừng và tục khấn vái thần linh đầu năm cũng diễn ra ở nhiều nước Đông Nam Á. Trong ảnh, một người phụ nữ đang hướng dẫn con gái vái lạy thần linh tại đền Sin Sze Si Ya ở khu China Town của Kuala Lumpur (Malaysia) vào ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán năm nay (ngày 28/1). Khoảng 25% dân số Malaysia là người gốc Hoa và ăn Tết âm lịch.
Người Indonesia gốc Hoa trên đảo Bali cũng tấp nập đến chùa dâng hương trong lễ hội mừng năm mới âm lịch.
Người khấn vái tại đền Seng Guan thuộc khu China Town của thủ đô Manila (Philippines) hôm 28/1.