Khoảng đất nằm giữa một khu dân cư vùng ngoại thành và một sân bóng đá công cộng là một trại tị nạn không chính thức dành cho người Kurd. Tuy nhiên, gần đây nhà chức trách đã dựng hàng rào thép gai quanh khu cảng Calais đã gây cản trở cho hành trình của họ. Điều này càng khiến những người tị nạn cố tìm cách vượt biên qua cảng Dunkirk. Vì lẽ đó, số lượng người tá túc trong trại tị nạn ở Pháp lên tới gần 3.000 người, chủ yếu từ Syria, Iraq và Iran.Đa số những người tị nạn ở trại tị nạn Dunkirk cũng như những người ở trại Calais ở Pháp cách đó 40 km đều là những người Kurd đang chờ cơ hội vượt biên giới sang đất Anh. Ảnh: Những người tị nạn đang chờ nước sôi được đun từ một bếp lò dã chiến làm từ vành bánh xe do các tình nguyện viên đưa cho.Những người tị nạn ở trại Dunkirk thường được các tình nguyện viên phân phát đầy đủ thực phẩm hàng ngày, nhưng họ còn thiếu thốn nhiều nhu yếu phẩm khác như thuốc thang, điện nước.Điện ở trại tị nạn không chính thức Dunkirk này là rất thiếu thốn. Cứ khi Mặt trời lặn, họ thường sống trong những căn lều tối tăm.Sau khi sống tạm bợ ở Pháp chừng 1 năm, chàng trai 30 tuổi Ahmad Muhammed (từ Kirkuk, Iraq) quyết định cùng họ hàng tìm đường sang Anh với hi vọng sẽ khởi nghiệp công việc kinh doanh nhà hàng.Một người tị nạn leo cây để treo cờ người Kurd dưới quốc kì Pháp.Một người tị nạn trẻ tuổi đứng ngay bên ngoài căn lều mà anh ta ở chung với người bạn.Một con đường lầy lội, bẩn thỉu chạy xuyên qua các lán trại nơi đây.Anh Cousins Rawand (25 tuổi) và bé trai Sardam Imad (13 tuổi) từ vùng sinh sống của người Kurd ở Iraq mới tới trại tị nạn này một vài ngày.Nước và rác bẩn nằm la liệt ở khu vực giữa của khu trại tị nạn, nơi từng là một sân đá bóng.Anh chàng tị nạn đang sử dụng Skype để nói chuyện với người mẹ đang ở quê nhà.Chàng trai 21 tuổi Karzan Mohammed nói thông thạo tiếng Anh hi vọng sẽ được làm kĩ sư một khi đặt chân lên đất Anh.Các lán trại trong trại tị nạn Dunkirk ở Pháp lúc màn đêm buông xuống.
Khoảng đất nằm giữa một khu dân cư vùng ngoại thành và một sân bóng đá công cộng là một trại tị nạn không chính thức dành cho người Kurd. Tuy nhiên, gần đây nhà chức trách đã dựng hàng rào thép gai quanh khu cảng Calais đã gây cản trở cho hành trình của họ. Điều này càng khiến những người tị nạn cố tìm cách vượt biên qua cảng Dunkirk. Vì lẽ đó, số lượng người tá túc trong trại tị nạn ở Pháp lên tới gần 3.000 người, chủ yếu từ Syria, Iraq và Iran.
Đa số những người tị nạn ở trại tị nạn Dunkirk cũng như những người ở trại Calais ở Pháp cách đó 40 km đều là những người Kurd đang chờ cơ hội vượt biên giới sang đất Anh. Ảnh: Những người tị nạn đang chờ nước sôi được đun từ một bếp lò dã chiến làm từ vành bánh xe do các tình nguyện viên đưa cho.
Những người tị nạn ở trại Dunkirk thường được các tình nguyện viên phân phát đầy đủ thực phẩm hàng ngày, nhưng họ còn thiếu thốn nhiều nhu yếu phẩm khác như thuốc thang, điện nước.
Điện ở trại tị nạn không chính thức Dunkirk này là rất thiếu thốn. Cứ khi Mặt trời lặn, họ thường sống trong những căn lều tối tăm.
Sau khi sống tạm bợ ở Pháp chừng 1 năm, chàng trai 30 tuổi Ahmad Muhammed (từ Kirkuk, Iraq) quyết định cùng họ hàng tìm đường sang Anh với hi vọng sẽ khởi nghiệp công việc kinh doanh nhà hàng.
Một người tị nạn leo cây để treo cờ người Kurd dưới quốc kì Pháp.
Một người tị nạn trẻ tuổi đứng ngay bên ngoài căn lều mà anh ta ở chung với người bạn.
Một con đường lầy lội, bẩn thỉu chạy xuyên qua các lán trại nơi đây.
Anh Cousins Rawand (25 tuổi) và bé trai Sardam Imad (13 tuổi) từ vùng sinh sống của người Kurd ở Iraq mới tới trại tị nạn này một vài ngày.
Nước và rác bẩn nằm la liệt ở khu vực giữa của khu trại tị nạn, nơi từng là một sân đá bóng.
Anh chàng tị nạn đang sử dụng Skype để nói chuyện với người mẹ đang ở quê nhà.
Chàng trai 21 tuổi Karzan Mohammed nói thông thạo tiếng Anh hi vọng sẽ được làm kĩ sư một khi đặt chân lên đất Anh.
Các lán trại trong trại tị nạn Dunkirk ở Pháp lúc màn đêm buông xuống.