Đầu tháng 2/2021, biến cố chính trị xảy ra tại Myanmar khi quân đội bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền. Động thái này của quân đội đã châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar suốt gần hai tháng qua và dường như chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: Reuters.Chỉ tính riêng từ đêm 20/3 tới rạng sáng 21/3, gần 20 cuộc biểu tình đã diễn trên khắp đất nước Myanmar, từ thành phố Yangon tới các cộng đồng ít người ở bang Kachin phía bắc và thị trấn Kawthaung ở phía nam. Ảnh: Reuters.Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Myanmar (AAPP) cho biết, tính từ đầu tháng 2/2021 tới ngày 21/3, 250 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh nước này. Trong số này có 38 người thiệt mạng hôm 14/3. Ảnh: Reuters.Ngoài ra, tổng số những người bị bắt giữ tính đến ngày 21/3 là 2.665 người. Theo AAPP, con số này chỉ phản ánh số lượng những người bị bắt và bị buộc tội một cách chính thức, còn trên thực tế tổng số người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình còn cao hơn nhiều. Ảnh: Reuters.Sau khi bị Quân đội Myanmar bắt giữ hồi đầu tháng 2/2021, bà Aung San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Gần đây nhất, hôm 17/3, bà Suu Kyi bị tố nhận hối lộ khoảng 550.000 USD và có thể đối mặt án tù 15 năm nếu bị kết tội tham nhũng. Ảnh: Reuters.Được biết, sau vụ chính biến, Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar. Ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar, gồm Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.Đến ngày 22/2, chính quyền Mỹ tiếp tục bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa). Ảnh: Reuters.Ngày 22/3 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân có liên quan đến cuộc chính biến tại Myanmar. Ảnh: Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell. Ảnh: Reuters.Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc hôm 16/3 cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế "rất nghiêm trọng" theo sau cuộc chính biến ở Myanmar. Ảnh: Reuters. Được biết, tình trạng giá thực phẩm và nhiên liệu tại Myanmar gia tăng kể từ cuộc chính biến ngày 1/2. Tại một số khu vực ở bang Kachin, giá gạo tăng tới 35%, giá dầu ăn cũng tăng mạnh ở một số khu vực của bang Rakhine. Giá nhiên liệu tăng 15% khắp nước kể từ đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.Trong khi đó, khoảng 70% công ty được hỏi tại Myanmar cho biết sản lượng sản phẩm đã giảm mạnh trong tháng 2, sau khi nhiều nhà máy ngừng hoạt động. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình.Số doanh nghiệp đăng ký mới giảm tới 86%, khi chỉ có 188 công ty được cấp phép vào tháng 2/2021, so với 1.373 doanh nghiệp vào tháng 1 và 1.298 hồi tháng 2/2020. Mức giảm mạnh cho thấy nhiều nhà đầu tư không sẵn sàng mạo hiểm trong bối cảnh bất ổn chính trị tiếp diễn tại Myanmar. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Đầu tháng 2/2021, biến cố chính trị xảy ra tại Myanmar khi quân đội bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền. Động thái này của quân đội đã châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar suốt gần hai tháng qua và dường như chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: Reuters.
Chỉ tính riêng từ đêm 20/3 tới rạng sáng 21/3, gần 20 cuộc biểu tình đã diễn trên khắp đất nước Myanmar, từ thành phố Yangon tới các cộng đồng ít người ở bang Kachin phía bắc và thị trấn Kawthaung ở phía nam. Ảnh: Reuters.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Myanmar (AAPP) cho biết, tính từ đầu tháng 2/2021 tới ngày 21/3, 250 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh nước này. Trong số này có 38 người thiệt mạng hôm 14/3. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, tổng số những người bị bắt giữ tính đến ngày 21/3 là 2.665 người. Theo AAPP, con số này chỉ phản ánh số lượng những người bị bắt và bị buộc tội một cách chính thức, còn trên thực tế tổng số người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình còn cao hơn nhiều. Ảnh: Reuters.
Sau khi bị Quân đội Myanmar bắt giữ hồi đầu tháng 2/2021, bà Aung San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Gần đây nhất, hôm 17/3, bà Suu Kyi bị tố nhận hối lộ khoảng 550.000 USD và có thể đối mặt án tù 15 năm nếu bị kết tội tham nhũng. Ảnh: Reuters.
Được biết, sau vụ chính biến, Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar. Ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar, gồm Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo, tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 22/2, chính quyền Mỹ tiếp tục bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa). Ảnh: Reuters.
Ngày 22/3 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân có liên quan đến cuộc chính biến tại Myanmar. Ảnh: Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell. Ảnh: Reuters.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc hôm 16/3 cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế "rất nghiêm trọng" theo sau cuộc chính biến ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Được biết, tình trạng giá thực phẩm và nhiên liệu tại Myanmar gia tăng kể từ cuộc chính biến ngày 1/2. Tại một số khu vực ở bang Kachin, giá gạo tăng tới 35%, giá dầu ăn cũng tăng mạnh ở một số khu vực của bang Rakhine. Giá nhiên liệu tăng 15% khắp nước kể từ đầu tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, khoảng 70% công ty được hỏi tại Myanmar cho biết sản lượng sản phẩm đã giảm mạnh trong tháng 2, sau khi nhiều nhà máy ngừng hoạt động. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình.
Số doanh nghiệp đăng ký mới giảm tới 86%, khi chỉ có 188 công ty được cấp phép vào tháng 2/2021, so với 1.373 doanh nghiệp vào tháng 1 và 1.298 hồi tháng 2/2020. Mức giảm mạnh cho thấy nhiều nhà đầu tư không sẵn sàng mạo hiểm trong bối cảnh bất ổn chính trị tiếp diễn tại Myanmar. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)