Ngày 9/6, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Ảnh: Reuters.Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. Sau cuộc đụng độ, cảnh sát Hong Kong đã đẩy lui được đám đông và thiết lập hàng rào an ninh tại khu vực phía trước tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Ảnh: Reuters.Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam khi đó thừa nhận rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này. Ảnh: Reuters.Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Getty.Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 16/6 nhằm yêu cầu bà Lâm phải xin lỗi và từ chức. Trưởng đặc khu Hong Kong đã phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối cùng ngày. Ảnh: Reuters.Các cuộc biểu tình bạo lực ở đặc khu Hong Kong vẫn tiếp diễn vào đầu tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.Đúng một tháng sau khi cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở Hong Kong, ngày 9/7, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật này "đã chết". Ảnh: NAR.Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần. Ảnh: Reuters.Người biểu tình đưa ra 5 yêu cầu đối với chính quyền thành phố, trong đó có rút hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc và Trưởng đặc khu Carrie Lam phải từ chức. Ảnh: BB.Một cuộc đình công lớn đã diễn ra tại Hong Kong ngày 5/8, làm tê liệt hệ thống giao thông và khiến hơn 200 chuyến bay bị hủy bỏ. Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau đó lên tiếng chỉ trích người biểu tình, cho rằng họ đang đẩy trung tâm tài chính quốc tế này vào tình thế rất nguy hiểm. Ảnh: Reuters.Đến ngày 25/8, cuộc biểu tình ở Hong Kong đã biến thành bạo lực khi cảnh sát chống bạo động đụng độ với những người biểu tình quá khích tại quận Thuyền Loan. Cảnh sát chống bạo động phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông. Ảnh: Reuters.Trong cuộc biểu tình cuối tuần thứ 12 liên tiếp này, cảnh sát đặc khu đã bắt giữ 36 người, bao gồm một thiếu niên trẻ nhất 12 tuổi, với các cáo buộc như tụ tập bất hợp pháp, sở hữu vũ khí sát thương và tấn công cảnh sát. Ảnh: Reuters.Ngày 1/9, hàng nghìn người tiếp tục tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong trong cuối tuần thứ 13 liên tiếp, bấp chấp lệnh cấm biểu tình của cảnh sát trước đó. Ảnh: Reuters.Trong một cuộc họp báo truyền hình hôm 3/9, Đặc khu trưởng Hong Kong khẳng định bà "chưa từng cân nhắc" nói chuyện từ chức với chính quyền trung ương. Ảnh: Reuters.Chiều 4/9, hãng thông tấn Reuters đưa tin, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã thông báo chính thức rút lại dự luật dẫn độ, sau cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 tháng qua. Ảnh: Reuters.Quyết định chính thức rút dự luật đồng nghĩa với việc chính quyền Hong Kong nhượng bộ 1 trong 5 yêu cầu của người biểu tình và có thể sẽ giúp xoa dịu tình hình hiện nay tại đặc khu này. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)
Ngày 9/6, ước tính hơn 1 triệu người đã tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Ảnh: Reuters.
Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. Sau cuộc đụng độ, cảnh sát Hong Kong đã đẩy lui được đám đông và thiết lập hàng rào an ninh tại khu vực phía trước tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Ảnh: Reuters.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam khi đó thừa nhận rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này. Ảnh: Reuters.
Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 16/6 nhằm yêu cầu bà Lâm phải xin lỗi và từ chức. Trưởng đặc khu Hong Kong đã phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối cùng ngày. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình bạo lực ở đặc khu Hong Kong vẫn tiếp diễn vào đầu tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
Đúng một tháng sau khi cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở Hong Kong, ngày 9/7, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật này "đã chết". Ảnh: NAR.
Tuy nhiên, người biểu tình vẫn lo ngại rằng dự luật chưa bị "xóa sổ" hoàn toàn, nó còn nằm trong chương trình nghị sự và có thể được đưa ra bàn thảo lại. Chính vì vậy, họ vẫn tuần hành vào mỗi cuối tuần. Ảnh: Reuters.
Người biểu tình đưa ra 5 yêu cầu đối với chính quyền thành phố, trong đó có rút hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc và Trưởng đặc khu Carrie Lam phải từ chức. Ảnh: BB.
Một cuộc đình công lớn đã diễn ra tại Hong Kong ngày 5/8, làm tê liệt hệ thống giao thông và khiến hơn 200 chuyến bay bị hủy bỏ. Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau đó lên tiếng chỉ trích người biểu tình, cho rằng họ đang đẩy trung tâm tài chính quốc tế này vào tình thế rất nguy hiểm. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 25/8, cuộc biểu tình ở Hong Kong đã biến thành bạo lực khi cảnh sát chống bạo động đụng độ với những người biểu tình quá khích tại quận Thuyền Loan. Cảnh sát chống bạo động phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc biểu tình cuối tuần thứ 12 liên tiếp này, cảnh sát đặc khu đã bắt giữ 36 người, bao gồm một thiếu niên trẻ nhất 12 tuổi, với các cáo buộc như tụ tập bất hợp pháp, sở hữu vũ khí sát thương và tấn công cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Ngày 1/9, hàng nghìn người tiếp tục tham gia cuộc biểu tình ở Hong Kong trong cuối tuần thứ 13 liên tiếp, bấp chấp lệnh cấm biểu tình của cảnh sát trước đó. Ảnh: Reuters.
Trong một cuộc họp báo truyền hình hôm 3/9, Đặc khu trưởng Hong Kong khẳng định bà "chưa từng cân nhắc" nói chuyện từ chức với chính quyền trung ương. Ảnh: Reuters.
Chiều 4/9, hãng thông tấn Reuters đưa tin, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã thông báo chính thức rút lại dự luật dẫn độ, sau cuộc khủng hoảng kéo dài gần 3 tháng qua. Ảnh: Reuters.
Quyết định chính thức rút dự luật đồng nghĩa với việc chính quyền Hong Kong nhượng bộ 1 trong 5 yêu cầu của người biểu tình và có thể sẽ giúp xoa dịu tình hình hiện nay tại đặc khu này.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)