Theo sách "Lam Sơn thực lục", cuối năm 1427, đội quân xâm lược nhà Minh bị vây chặt trong thành Đông Quan như “cá nằm trên thớt”. Trong bối cảnh đó, nghĩa quân Lam Sơn hoàn toàn có thể tấn công tiêu diệt chúng. Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ân nghĩa, tha chết cho 100.000 quân xâm lược.Đội quân xâm lược nhà Minh ở Đông Quan do Tổng binh Vương Thông chỉ huy. Trong thế đường cùng, Vương Thông và nội quan Sơn Thọ sai sứ giả mang thư đến giảng hòa, xin mở cho đường về. Biết có thể dễ dàng diệt địch, tuy nhiên, vì muốn giữ tinh thần hòa hiếu, sớm kết thúc chiến tranh để tránh cảnh lầm than cho nhân dân, Lê Lợi chấp nhận lời thỉnh cầu của kẻ địch.Để bắt quân Minh rút hẳn về nước, bỏ mộng xâm lược nước ta, vua Lê Thái Tổ đã bắt chúng tham gia Hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427, tuyên bố đầu hàng, rút quân về nước, từ bỏ mộng xâm chiếm nước ta lần nữa.Hội thề Đông Quan được tổ chức ở phía Nam thành Đông Quan (thành Thăng Long), ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng). Trước sự chứng kiến của nghĩa quân Lam Sơn, Vương Thông phải đọc to “Bài văn hội thề” với nội dung cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, không tái diễn việc xâm chiếm nước Việt, rút hết quân về nước trong thời hạn 5 tháng, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân dọc đường rút quân.Hội thề Đông Quan có sự tham gia của hầu hết tướng lĩnh chủ chốt của nghĩa quân Lam Sơn. Cả Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân, Lưu Nhân Chú đều tham gia hội thề này.Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với mục đích đánh đuổi quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho nước nhà. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu vào mùa xuân năm 1418 ở vùng núi Lam Sơn, Thanh Hóa.Trải qua 10 năm, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chia làm 3 giai đoạn (1418-1423, 1424-1425, 1426-1427). Giai đoạn đầu (1418-1423), nghĩa quân chủ yếu hoạt động ở Thanh Hóa, thế lực yếu, thường xuyên bị quân Minh vây ráp.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tạo ra bước ngoặt quan trọng, bắt đầu giành được thắng lợi lớn sau khi Nguyễn Chích dâng kế cho Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An, mở rộng địa bàn giải phóng vào cuối năm 1424. Từ đây, cuộc khởi nghĩa bắt đầu chuyển sang giai đoạn thắng lợi.
Theo sách "Lam Sơn thực lục", cuối năm 1427, đội quân xâm lược nhà Minh bị vây chặt trong thành Đông Quan như “cá nằm trên thớt”. Trong bối cảnh đó, nghĩa quân Lam Sơn hoàn toàn có thể tấn công tiêu diệt chúng. Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ân nghĩa, tha chết cho 100.000 quân xâm lược.
Đội quân xâm lược nhà Minh ở Đông Quan do Tổng binh Vương Thông chỉ huy. Trong thế đường cùng, Vương Thông và nội quan Sơn Thọ sai sứ giả mang thư đến giảng hòa, xin mở cho đường về. Biết có thể dễ dàng diệt địch, tuy nhiên, vì muốn giữ tinh thần hòa hiếu, sớm kết thúc chiến tranh để tránh cảnh lầm than cho nhân dân, Lê Lợi chấp nhận lời thỉnh cầu của kẻ địch.
Để bắt quân Minh rút hẳn về nước, bỏ mộng xâm lược nước ta, vua Lê Thái Tổ đã bắt chúng tham gia Hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/1427, tuyên bố đầu hàng, rút quân về nước, từ bỏ mộng xâm chiếm nước ta lần nữa.
Hội thề Đông Quan được tổ chức ở phía Nam thành Đông Quan (thành Thăng Long), ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng). Trước sự chứng kiến của nghĩa quân Lam Sơn, Vương Thông phải đọc to “Bài văn hội thề” với nội dung cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, không tái diễn việc xâm chiếm nước Việt, rút hết quân về nước trong thời hạn 5 tháng, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân dọc đường rút quân.
Hội thề Đông Quan có sự tham gia của hầu hết tướng lĩnh chủ chốt của nghĩa quân Lam Sơn. Cả Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân, Lưu Nhân Chú đều tham gia hội thề này.
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo với mục đích đánh đuổi quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho nước nhà. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu vào mùa xuân năm 1418 ở vùng núi Lam Sơn, Thanh Hóa.
Trải qua 10 năm, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chia làm 3 giai đoạn (1418-1423, 1424-1425, 1426-1427). Giai đoạn đầu (1418-1423), nghĩa quân chủ yếu hoạt động ở Thanh Hóa, thế lực yếu, thường xuyên bị quân Minh vây ráp.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tạo ra bước ngoặt quan trọng, bắt đầu giành được thắng lợi lớn sau khi Nguyễn Chích dâng kế cho Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An, mở rộng địa bàn giải phóng vào cuối năm 1424. Từ đây, cuộc khởi nghĩa bắt đầu chuyển sang giai đoạn thắng lợi.