Năm thứ 25 Kiến An tức năm 220, Tào Tháo qua đời Tào Phi kế vị ngôi Ngụy vương chính thức kết thúc Hán Vương triều. Theo lý mà nói thì thiên hạ đã thuộc về Tào gia, bất kể là Lưu Bị hay Tôn Quyền đều trở thành “ Loạn thần nhị tử”, là đối tượng cần phải tiêu diệt. Nhưng ngay năm thứ hai khi tức vị, vì sao Tào Phi lại phong vương cho Tôn Quyền? Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.Thực ra, dưới thời Tào Tháo, ngôi vương trong Tam quốc hay thứ xử (hay còn gọi là thích sử) của các châu đều là tự xưng, tự phong. Đơn cử như Tào Tháo, ngôi vị Ngụy vương cũng không phải do Hán Hiến Đế phong nhưng ai cũng biết sinh mệnh của Hán Hiến Đế nằm trong tay Tào Tháo, chỉ cần Tào Tháo muốn làm Ngụy vương thì đương nhiên Hán Hiến Đế phải đáp ứng. Ảnh minh họa Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi.Trong trận chiến Xích Bích, sau khi liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đánh bại Tào Tháo, Lưu Bị dâng sớ xin cho Tôn Quyền làm thứ sử Từ Châu. Tôn Quyền cũng dâng sớ xin cho Lưu Bị làm thứ sử Kinh Châu và việc này có được Hán Văn Đế đồng ý không? Vì thế, việc làm này nói cho cùng do bản thân hai người muốn tự thừa nhận với nhau phân chia ranh giới chiếm đóng. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.Kiến An năm thứ 20, Tôn Quyền và Lưu Bị vì tranh giành Kinh Châu nên xảy ra chiến tranh. Nhưng cũng chỉ vì lo Tào Tháo sẽ “ngư ông đắc lợi” nên Lưu Bị mới bất đắc dĩ phải nghị hòa với Tôn Quyền. Ngay năm sau đó, Tào Tháo đã đích thân dẫn binh đến Cư Sào dự định tấn công Nhu Tu. Tôn Quyên lo sợ sức mạnh của Quan Vũ ở Kinh Châu nên đến mùa xuân năm 22 Kiến An, Tôn Quyền quy hàng Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Năm thứ 24 Kiến An tức năm 219, Quan Vũ dẫn binh tiến đánh Phàn Thành, trận đầu đại thắng khiến Tôn Quyền khiếp sợ liền viết thư cho Tào Tháo cầu cứu. Quan Vũ do không phòng bị nên đã bị Tôn Quyên đánh úp bại trận mà chết. Tào Tháo vì Tôn Quyền có công chém được Quan Vũ nên đã dâng tấu xin phong cho Tôn Quyền lần lượt là Phiêu Kỵ tướng quân, giả tiết, kiêm nhậm chức Kinh Châu mục, và Nam Xương Hầu. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.Sau khi Tào Tháo chết, Tôn Quyền vẫn duy trì trạng thái xưng thần với chính quyền Tào Ngụy. Việc Tào Phi sau khi tức vị đã phong vương cho Tôn Quyền có nhiều lý do. Đầu tiên dựa trên tiền lệ của Tào Tháo, nhưng mục đích lớn nhất của Tào Phi là muốn giảm bớt các chiến sự không cần thiết với bên nhà Ngô để còn có thời gian và tập trung tâm sức vào ổn định trong nội bộ Tào Ngụy. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.Tào Phi chỉ cần Tôn Quyên “ngoan ngoãn nghe lời” thì tiếc gì một vương hiệu cho Tôn Quyền, bởi nếu chiến tranh xảy ra cả hai phía đều tổn thất và người được lợi nhất chính là Lưu Bị. Cho dù hòa bình này chỉ là hình thức xã giao nhưng nếu Tào Phi không có ý phá vỡ thì “trạng thái hòa bình” này sẽ khó mà bị phá vỡ. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.Việc Hán Hiến Đế tuy là vua bù nhìn, và triều Đại Hán của ông ta chỉ tồn tại trên danh nghĩa nhưng dù sao nó vẫn giúp thỏa mãn được tâm lý của một số người. Nay Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi, triều Đại Hán diệt vong, điều này sẽ khiến tông thất nhà Hán phẫn nộ. Lưu Bị cho rằng Tào Phi đã giết hại Hán Hiến Đế, nên tháng Giêng năm sau Lưu Bị đã tuyên bố mình kế tục ngai vàng của nhà Hán xưng đế. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.Tuy Đông Ngô đã là một chính quyền hoàn toàn độc lập nhưng Tôn Quyền cũng chỉ được là “vương” chứ không phải là “đế” và vẫn cần phải dâng tấu và phục vụ nhà Ngụy. Ngược lại, Tôn Quyền đồng ý nhận phong vương cũng chính là thừa nhận mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.Nhưng Thục Hán thì không giống thế, Lưu Bị đã xưng đế tức đã là một nước độc lập. Tào Ngụy và Thục Hán lúc này đã trở thành hai nước ở thế thù địch rõ ràng và Tào Phi không thể không ưu tiên giải quyết các mối quan hệ thù địch với chính quyền của mình. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.Đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng thiên hạ của Tào gia, Tào Phi cần phải có kế hoạch phòng bị trong đó có việc phong vương cho Tôn Quyền. Thực ra đây chỉ là thủ đoạn trói buộc Ngô Quyền tạm thời “ngoan ngoãn” để Tào Phi có thể chuyên tâm vào xây dựng nội bộ, và nâng cao thực lực bởi mục tiêu quan trọng nhất bây giờ của Tào Phi là đối phó với Thục Hán. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.Nhưng rốt cục mọi tính toán của Tào Phi cũng không được như ý nguyện. Bản thân Tôn Quyền cũng chỉ muốn tạm thời duy trì cục diện này để xây dựng lực lượng, nâng cao thực lực. Tháng sáu nhuận năm thứ ba Hoàng Sơ, Tôn Quyền sau khi đánh bại Lưu Bị, tháng 10 Tôn Quyền đã quay lại phản Tào Phi, xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô) trở thành vị chủ quân đầu tiên của nước Ngô. Ảnh minh họa chân dung Lưu Bị.
Năm thứ 25 Kiến An tức năm 220, Tào Tháo qua đời Tào Phi kế vị ngôi Ngụy vương chính thức kết thúc Hán Vương triều. Theo lý mà nói thì thiên hạ đã thuộc về Tào gia, bất kể là Lưu Bị hay Tôn Quyền đều trở thành “ Loạn thần nhị tử”, là đối tượng cần phải tiêu diệt. Nhưng ngay năm thứ hai khi tức vị, vì sao Tào Phi lại phong vương cho Tôn Quyền? Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Thực ra, dưới thời Tào Tháo, ngôi vương trong Tam quốc hay thứ xử (hay còn gọi là thích sử) của các châu đều là tự xưng, tự phong. Đơn cử như Tào Tháo, ngôi vị Ngụy vương cũng không phải do Hán Hiến Đế phong nhưng ai cũng biết sinh mệnh của Hán Hiến Đế nằm trong tay Tào Tháo, chỉ cần Tào Tháo muốn làm Ngụy vương thì đương nhiên Hán Hiến Đế phải đáp ứng. Ảnh minh họa Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi.
Trong trận chiến Xích Bích, sau khi liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đánh bại Tào Tháo, Lưu Bị dâng sớ xin cho Tôn Quyền làm thứ sử Từ Châu. Tôn Quyền cũng dâng sớ xin cho Lưu Bị làm thứ sử Kinh Châu và việc này có được Hán Văn Đế đồng ý không? Vì thế, việc làm này nói cho cùng do bản thân hai người muốn tự thừa nhận với nhau phân chia ranh giới chiếm đóng. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Kiến An năm thứ 20, Tôn Quyền và Lưu Bị vì tranh giành Kinh Châu nên xảy ra chiến tranh. Nhưng cũng chỉ vì lo Tào Tháo sẽ “ngư ông đắc lợi” nên Lưu Bị mới bất đắc dĩ phải nghị hòa với Tôn Quyền. Ngay năm sau đó, Tào Tháo đã đích thân dẫn binh đến Cư Sào dự định tấn công Nhu Tu. Tôn Quyên lo sợ sức mạnh của Quan Vũ ở Kinh Châu nên đến mùa xuân năm 22 Kiến An, Tôn Quyền quy hàng Tào Tháo. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Năm thứ 24 Kiến An tức năm 219, Quan Vũ dẫn binh tiến đánh Phàn Thành, trận đầu đại thắng khiến Tôn Quyền khiếp sợ liền viết thư cho Tào Tháo cầu cứu. Quan Vũ do không phòng bị nên đã bị Tôn Quyên đánh úp bại trận mà chết. Tào Tháo vì Tôn Quyền có công chém được Quan Vũ nên đã dâng tấu xin phong cho Tôn Quyền lần lượt là Phiêu Kỵ tướng quân, giả tiết, kiêm nhậm chức Kinh Châu mục, và Nam Xương Hầu. Ảnh minh họa chân dung Tào Phi.
Sau khi Tào Tháo chết, Tôn Quyền vẫn duy trì trạng thái xưng thần với chính quyền Tào Ngụy. Việc Tào Phi sau khi tức vị đã phong vương cho Tôn Quyền có nhiều lý do. Đầu tiên dựa trên tiền lệ của Tào Tháo, nhưng mục đích lớn nhất của Tào Phi là muốn giảm bớt các chiến sự không cần thiết với bên nhà Ngô để còn có thời gian và tập trung tâm sức vào ổn định trong nội bộ Tào Ngụy. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.
Tào Phi chỉ cần Tôn Quyên “ngoan ngoãn nghe lời” thì tiếc gì một vương hiệu cho Tôn Quyền, bởi nếu chiến tranh xảy ra cả hai phía đều tổn thất và người được lợi nhất chính là Lưu Bị. Cho dù hòa bình này chỉ là hình thức xã giao nhưng nếu Tào Phi không có ý phá vỡ thì “trạng thái hòa bình” này sẽ khó mà bị phá vỡ. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.
Việc Hán Hiến Đế tuy là vua bù nhìn, và triều Đại Hán của ông ta chỉ tồn tại trên danh nghĩa nhưng dù sao nó vẫn giúp thỏa mãn được tâm lý của một số người. Nay Tào Phi ép Hán Hiến Đế nhường ngôi, triều Đại Hán diệt vong, điều này sẽ khiến tông thất nhà Hán phẫn nộ. Lưu Bị cho rằng Tào Phi đã giết hại Hán Hiến Đế, nên tháng Giêng năm sau Lưu Bị đã tuyên bố mình kế tục ngai vàng của nhà Hán xưng đế. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.
Tuy Đông Ngô đã là một chính quyền hoàn toàn độc lập nhưng Tôn Quyền cũng chỉ được là “vương” chứ không phải là “đế” và vẫn cần phải dâng tấu và phục vụ nhà Ngụy. Ngược lại, Tôn Quyền đồng ý nhận phong vương cũng chính là thừa nhận mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.
Nhưng Thục Hán thì không giống thế, Lưu Bị đã xưng đế tức đã là một nước độc lập. Tào Ngụy và Thục Hán lúc này đã trở thành hai nước ở thế thù địch rõ ràng và Tào Phi không thể không ưu tiên giải quyết các mối quan hệ thù địch với chính quyền của mình. Ảnh minh họa trận chiến Xích Bích.
Đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng thiên hạ của Tào gia, Tào Phi cần phải có kế hoạch phòng bị trong đó có việc phong vương cho Tôn Quyền. Thực ra đây chỉ là thủ đoạn trói buộc Ngô Quyền tạm thời “ngoan ngoãn” để Tào Phi có thể chuyên tâm vào xây dựng nội bộ, và nâng cao thực lực bởi mục tiêu quan trọng nhất bây giờ của Tào Phi là đối phó với Thục Hán. Ảnh minh họa chân dung Tôn Quyền.
Nhưng rốt cục mọi tính toán của Tào Phi cũng không được như ý nguyện. Bản thân Tôn Quyền cũng chỉ muốn tạm thời duy trì cục diện này để xây dựng lực lượng, nâng cao thực lực. Tháng sáu nhuận năm thứ ba Hoàng Sơ, Tôn Quyền sau khi đánh bại Lưu Bị, tháng 10 Tôn Quyền đã quay lại phản Tào Phi, xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô) trở thành vị chủ quân đầu tiên của nước Ngô. Ảnh minh họa chân dung Lưu Bị.