Quan tham Hòa Thân là tên đại quan tham nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Vì được Càn Long sủng ái mà ông ta đã thao túng triều chính trong suốt một thời gian dài, quyền hành thế lực trong ngoài, trăm phương nghìn kế để vơ vét tài sản, giàu có đệ nhất thiên hạ, thậm chí cả những việc tày đình cũng dám làm. Ảnh minh họa chân dung Hòa Thân.Văn võ bá quan trong triều đều khiếp sợ nhưng vì “ngọn núi” Càn Long quá lớn, nên không ai dám làm gì ông ta. Năm 1799, chỗ dựa vững chãi của Hòa Thân là hoàng đế Càn Long qua đời. Hoàng đế Gia Khánh kế vị, ngay lập tức đã cho điều tra và xử tội đại quan tham Hòa Thân. Ảnh nhân vật Hòa Thân trên phim.Sau khi điều tra, thì số tài sản mà Hòa Thân đang sở hữu vô cùng khổng lồ. Trong phủ của Hòa Thân, thậm chí còn có rất nhiều vật báu mà ngay đến vương gia, hoàng thân quốc thích không được phép dùng. Ngoài của cái vật chất ra, tại Kế Châu, Hà Bắc, Hòa Thân đã cho xây dựng mộ phần của mình với quy mô vô cùng hoàng tráng với thiết kế theo tiêu chuẩn hoàng gia. Ảnh minh họa nhân vật Hòa Thân trên phim.Cửa vào khu mộ cũng được gọi là “Cung môn” phần nhà bên trong cũng được gọi là “ điện”. Tường bao quanh khu mộ phần dài hơn 200 trượng, tường bên trong dài hơn 130 trượng. Vì thế, dân địa phương gọi mộ phần của Hòa Thân là “Hòa lăng”. Đây chính là sự ngông cuồng quá lớn của Hòa Thân. Hoàng đế Gia Khánh thậm chí còn nghi ngờ Hòa Thân sẽ lợi dụng hầm mộ để cất giấu vàng bạc châu báu nên ông đã ra chỉ dụ đem sơ đồ bản vẽ thiết kế đến và đích thân ông kiểm tra. Ảnh chân dung Hòa Thân.Ngay đến gia nô trong nhà Hòa Thân là Lưu Toàn tài sản cũng lên đến hơn 20 vạn lạng bạc trắng và một chuỗi vòng chân trâu lớn. Sau khi có kết quả điều tra, ngày 30 tháng giêng hoàng đế Gia Khánh đã ban cho ông ta cái chết tại phủ, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham nhũng nổi tiếng lịch sử. Vì nể tình ông ta đã từng là tâm phúc của Càn Long nên Gia Khánh đã miễn cho ông ta tội lăng trì, tịch thu tài sản và cũng tha cho thân thích của Hòa Thân. Những người là vây cánh với Hòa Thân đều bị điều tra và xét xử nghiêm minh. Vụ án tưởng chừng đã kết thúc tại đây. Cung vương phủ là nơi ở của Hòa Thân.Không ngờ, sau hơn 3 tháng xử tội Hòa Thân, vào ngày 25/4 âm lịch hoàng đế Gia Khánh lại bất ngờ đưa ra “thượng dụ” trách mắng nội các tiến sĩ kiêm phó đô thống Tát Bân Đồ. Hóa ra, ông ta vẫn nghi ngờ sự minh bạch của vụ điều tra và cảm thấy không chấp nhận điều đó và dâng sớ muốn điều tra lại. Ảnh minh họa nhân vật Hòa Thân trên phim.Ông ta cho rằng, tài sản mà Hòa Thân tham ô không chỉ có thế, rất có thể vẫn còn cất giấu ở đâu đó. Ông ta cũng nghe đồn, trong phủ Hòa Thân còn có bốn mỹ nữ đều là những kỳ nữ nổi tiếng đã từng chuyên quản lý tài chính trong phủ của Hòa Thân. Vì thế, cần phải đưa bốn người này ra điều tra xét hỏi. Ảnh minh họa.Thái độ của Tát Bân Đồ đã khiến cho hoàng đế Gia Khánh cảm thấy rất mệt mỏi và nổi giận. Bản thân hoàng thượng muốn khép lại vụ án. Tát Bân Đồ lại khăng khăng cho trước đây phủ Nội vụ và thống lĩnh quân bộ đã không làm hết trách nhiệm và minh bạch trong điều tra vụ án. Vì thế, bây giờ cần phải đưa bốn mỹ nữ của Hòa Thân đến thẩm vấn và phải vào tận nơi ở xưa đào bới và tìm các mật thất mà Hòa Thân chôn dấu của cải. Ảnh chân dung hoàng đế Gia Khánh.Cuối cùng hoàng đế Gia Khánh hỏi: Phải chăng khanh muốn có được bốn nàng mỹ nhân của Hòa Thân hay muốn đích thân Trẫm đi thẩm tra thì khanh mới tin? Điều thất lễ nhất là phủ của Hòa Thân đã được ban cho Khánh Quận vương Vĩnh Lân. Hoa viên cũng đã ban tặng cho Thân vương Vĩnh Ái, chẳng lẽ khanh lại cho người đem xẻng đến phủ của hai vương gia đào bới sao? Tát Bân Đồ bị mắng xối xả, cuối cùng bằng câu đầy uy quyền rằng: “Loại thần tử như khanh, Trẫm cũng không cần dùng nữa”, hoàng đế Gia Khánh đã khép lại vụ án nổi tiếng lịch sử này. Ảnh: Hoa viên trong Cung vương phủ.
Quan tham Hòa Thân là tên đại quan tham nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Vì được Càn Long sủng ái mà ông ta đã thao túng triều chính trong suốt một thời gian dài, quyền hành thế lực trong ngoài, trăm phương nghìn kế để vơ vét tài sản, giàu có đệ nhất thiên hạ, thậm chí cả những việc tày đình cũng dám làm. Ảnh minh họa chân dung Hòa Thân.
Văn võ bá quan trong triều đều khiếp sợ nhưng vì “ngọn núi” Càn Long quá lớn, nên không ai dám làm gì ông ta. Năm 1799, chỗ dựa vững chãi của Hòa Thân là hoàng đế Càn Long qua đời. Hoàng đế Gia Khánh kế vị, ngay lập tức đã cho điều tra và xử tội đại quan tham Hòa Thân. Ảnh nhân vật Hòa Thân trên phim.
Sau khi điều tra, thì số tài sản mà Hòa Thân đang sở hữu vô cùng khổng lồ. Trong phủ của Hòa Thân, thậm chí còn có rất nhiều vật báu mà ngay đến vương gia, hoàng thân quốc thích không được phép dùng. Ngoài của cái vật chất ra, tại Kế Châu, Hà Bắc, Hòa Thân đã cho xây dựng mộ phần của mình với quy mô vô cùng hoàng tráng với thiết kế theo tiêu chuẩn hoàng gia. Ảnh minh họa nhân vật Hòa Thân trên phim.
Cửa vào khu mộ cũng được gọi là “Cung môn” phần nhà bên trong cũng được gọi là “ điện”. Tường bao quanh khu mộ phần dài hơn 200 trượng, tường bên trong dài hơn 130 trượng. Vì thế, dân địa phương gọi mộ phần của Hòa Thân là “Hòa lăng”. Đây chính là sự ngông cuồng quá lớn của Hòa Thân. Hoàng đế Gia Khánh thậm chí còn nghi ngờ Hòa Thân sẽ lợi dụng hầm mộ để cất giấu vàng bạc châu báu nên ông đã ra chỉ dụ đem sơ đồ bản vẽ thiết kế đến và đích thân ông kiểm tra. Ảnh chân dung Hòa Thân.
Ngay đến gia nô trong nhà Hòa Thân là Lưu Toàn tài sản cũng lên đến hơn 20 vạn lạng bạc trắng và một chuỗi vòng chân trâu lớn. Sau khi có kết quả điều tra, ngày 30 tháng giêng hoàng đế Gia Khánh đã ban cho ông ta cái chết tại phủ, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham nhũng nổi tiếng lịch sử. Vì nể tình ông ta đã từng là tâm phúc của Càn Long nên Gia Khánh đã miễn cho ông ta tội lăng trì, tịch thu tài sản và cũng tha cho thân thích của Hòa Thân. Những người là vây cánh với Hòa Thân đều bị điều tra và xét xử nghiêm minh. Vụ án tưởng chừng đã kết thúc tại đây. Cung vương phủ là nơi ở của Hòa Thân.
Không ngờ, sau hơn 3 tháng xử tội Hòa Thân, vào ngày 25/4 âm lịch hoàng đế Gia Khánh lại bất ngờ đưa ra “thượng dụ” trách mắng nội các tiến sĩ kiêm phó đô thống Tát Bân Đồ. Hóa ra, ông ta vẫn nghi ngờ sự minh bạch của vụ điều tra và cảm thấy không chấp nhận điều đó và dâng sớ muốn điều tra lại. Ảnh minh họa nhân vật Hòa Thân trên phim.
Ông ta cho rằng, tài sản mà Hòa Thân tham ô không chỉ có thế, rất có thể vẫn còn cất giấu ở đâu đó. Ông ta cũng nghe đồn, trong phủ Hòa Thân còn có bốn mỹ nữ đều là những kỳ nữ nổi tiếng đã từng chuyên quản lý tài chính trong phủ của Hòa Thân. Vì thế, cần phải đưa bốn người này ra điều tra xét hỏi. Ảnh minh họa.
Thái độ của Tát Bân Đồ đã khiến cho hoàng đế Gia Khánh cảm thấy rất mệt mỏi và nổi giận. Bản thân hoàng thượng muốn khép lại vụ án. Tát Bân Đồ lại khăng khăng cho trước đây phủ Nội vụ và thống lĩnh quân bộ đã không làm hết trách nhiệm và minh bạch trong điều tra vụ án. Vì thế, bây giờ cần phải đưa bốn mỹ nữ của Hòa Thân đến thẩm vấn và phải vào tận nơi ở xưa đào bới và tìm các mật thất mà Hòa Thân chôn dấu của cải. Ảnh chân dung hoàng đế Gia Khánh.
Cuối cùng hoàng đế Gia Khánh hỏi: Phải chăng khanh muốn có được bốn nàng mỹ nhân của Hòa Thân hay muốn đích thân Trẫm đi thẩm tra thì khanh mới tin? Điều thất lễ nhất là phủ của Hòa Thân đã được ban cho Khánh Quận vương Vĩnh Lân. Hoa viên cũng đã ban tặng cho Thân vương Vĩnh Ái, chẳng lẽ khanh lại cho người đem xẻng đến phủ của hai vương gia đào bới sao? Tát Bân Đồ bị mắng xối xả, cuối cùng bằng câu đầy uy quyền rằng: “Loại thần tử như khanh, Trẫm cũng không cần dùng nữa”, hoàng đế Gia Khánh đã khép lại vụ án nổi tiếng lịch sử này. Ảnh: Hoa viên trong Cung vương phủ.