Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan (670 – 723) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8.Theo Việt điện u linh, Mai Thúc Loan- Mai Hắc Đế là một nam nhi khỏe mạnh, "có chí lớn, đầu hổ, mắt rồng, tay vượn, dũng cảm, đa tài".Tên tuổi ông gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra vào năm 713. Uất ức trước tình trạng sưu cao, thuế nặng của nhà Đường nên Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân nổi dậy.Nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh. Sử nhà Đường chép rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu.Ông xưng đế và lấy hiệu là Mai Hắc Đế mà sau này sử sách hay gọi bằng tên "Vua đen". Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen.Tài năng của Mai Hắc Đế thể hiện ở việc lợi dụng địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chống giặc. Ông xây dựng kinh đô tại vùng Sa Nam (nay thuộc Nam Đàn, Nghệ An) thuộc trị sở của châu Hoan và đặt tên kinh đô là Vạn An như một cách đối chọi lại với kinh đô Trường An của nhà Đường.Ngoài ra xung quanh kinh đô là hệ thống các đồn lũy, căn cứ hỗ trợ, bảo vệ là Vệ Sơn, Hùng Sơn, Liên Sơn… Để quản lý điều hành, ông còn thiết lập bộ máy quan lại gồm hai ban văn thần, võ tướng.Đặc biệt, để tăng cường lực lượng trong cuộc chiến chống giặc Đường, Mai Hắc Đế còn cho người đi giao thiệp liên kết với các nước Chăm Pa, Chân Lạp ở phía tây và cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường.Với chủ trương liên kết lân bang đã cho thấy Mai Hắc Đế chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện thành công việc liên minh với các nước láng giềng trong cuộc chiến chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước.Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp sức, nghĩa quân tiến ra bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về nước.Đất nước được giải phóng, nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người.Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, vua Đường cử tên tướng nanh vuốt Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào rừng. Tại đây, Mai Hắc Đế bị bệnh và mất.Nhớ ơn Mai Hắc Đế, nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Thành phố Hà Nội cũng có con phố mang tên ông.Mời độc giả xem video:Nắng nóng kỷ lục và sự thích nghi của con người. Nguồn: VTV24.
Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan (670 – 723) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8.
Theo Việt điện u linh, Mai Thúc Loan- Mai Hắc Đế là một nam nhi khỏe mạnh, "có chí lớn, đầu hổ, mắt rồng, tay vượn, dũng cảm, đa tài".
Tên tuổi ông gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra vào năm 713. Uất ức trước tình trạng sưu cao, thuế nặng của nhà Đường nên Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân nổi dậy.
Nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh. Sử nhà Đường chép rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu.
Ông xưng đế và lấy hiệu là Mai Hắc Đế mà sau này sử sách hay gọi bằng tên "Vua đen". Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen.
Tài năng của Mai Hắc Đế thể hiện ở việc lợi dụng địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chống giặc. Ông xây dựng kinh đô tại vùng Sa Nam (nay thuộc Nam Đàn, Nghệ An) thuộc trị sở của châu Hoan và đặt tên kinh đô là Vạn An như một cách đối chọi lại với kinh đô Trường An của nhà Đường.
Ngoài ra xung quanh kinh đô là hệ thống các đồn lũy, căn cứ hỗ trợ, bảo vệ là Vệ Sơn, Hùng Sơn, Liên Sơn… Để quản lý điều hành, ông còn thiết lập bộ máy quan lại gồm hai ban văn thần, võ tướng.
Đặc biệt, để tăng cường lực lượng trong cuộc chiến chống giặc Đường, Mai Hắc Đế còn cho người đi giao thiệp liên kết với các nước Chăm Pa, Chân Lạp ở phía tây và cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường.
Với chủ trương liên kết lân bang đã cho thấy Mai Hắc Đế chính là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thực hiện thành công việc liên minh với các nước láng giềng trong cuộc chiến chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp sức, nghĩa quân tiến ra bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về nước.
Đất nước được giải phóng, nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người.
Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, vua Đường cử tên tướng nanh vuốt Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào rừng. Tại đây, Mai Hắc Đế bị bệnh và mất.
Nhớ ơn Mai Hắc Đế, nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Thành phố Hà Nội cũng có con phố mang tên ông.
Mời độc giả xem video:Nắng nóng kỷ lục và sự thích nghi của con người. Nguồn: VTV24.