Nhà Trần có rất nhiều tướng giỏi, trong số đó có tướng Trần Khánh Dư, người gây nhiều bàn cãi nhất bởi tài năng không đợi tuổi nhưng đường công danh, sự nghiệp gập nghềnh, chông gai. Sử sách sử nhắc đến ông với khen, chê đan cài.Trần Khánh Dư là con Thượng tướng Trần Phó Duyệt, cháu nội của Trần Thủ Độ. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người tài năng không đợi tuổi.Ngay từ lần quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Trần Khánh Dư lúc ấy mới mười sáu tuổi, đã lập công lớn.Năm 1258, vua Trần cầm quân tấn công quyết liệt vào trại giặc ở Đông Bộ Đầu. Trong trận này, tướng trẻ Trần Khánh Dư bằng mưu trí sáng tạo, đột kích bất ngờ vào trại giặc. Quân Nguyên bị đánh bật khỏi kinh thành tháo chạy về Vân Nam.Lớn hơn chút nữa, ông được giao dẹp loạn quân Man ở thượng du sông Đà. Trần Khánh Dư đã cưỡi thuyền độc mộc đánh thẳng vào động Man Chúa, khiến giặc phải hàng.Nhờ chiến công, ông được vua Trần khen là người có trí lược, nhận ông là Thiên tử nghĩa nam (con nuôi), ban cho tước hiệu Nhân Huệ vương và phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân.Sau đó, ông tư tình với công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo. Vua phạt bằng cách sai người đánh 100 roi nhưng thương tình sai người đánh nhẹ, sau đó cách mọi chức tước tịch thu gia sản. Lúc này, Trần Khánh Dự về quê làm nghề chèo thuyền đi bán than.Năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ hai, vua Trần họp Hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc. Dịp này, vua tình cờ gặp Trần Khánh Dư chèo thuyền chở than nên cho gọi vào cùng dự bàn kế sách giữ nước và phong chức Phó tướng Đô quân.Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên Mông tấn công nước ta. Lúc này Trần Khánh Dư là Vân Đồn Phó tướng chỉ huy quân ở đây. Ông mang quân ra đánh nhưng không thể cầm chân 30 vạn quân Nguyên. Vua tức giận hỏi tội. Trần Khánh Dư xin vài ngày để “thắng giặc” rồi chịu tội.Mặc dù vừa thua trận và sắp chịu tội nhưng Trần Khánh Dư vẫn đủ tỉnh táo, kịp thời phát hiện sai lầm của giặc. Ông nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng, tổ chức chặn đánh đoàn thuyền lương.Toàn bộ số lương thảo của giặc bị nhấn chìm. Quân ta toàn thắng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Khánh Dư đánh, giặc bị thua, bắt được lương thực khí giới của giặc không xiết kể, bắt sống quân giặc rất nhiều".Không chỉ giỏi võ, Trần Khánh Dư còn kiêm tài văn. Ông là người viết lời tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.Đặc biệt ông còn có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực buôn bán. Ông không bao giờ coi đây là việc hèn mọn. Khi mắc trọng tội ông về quê bán than. Khi làm quan ông không màng hưởng lộc quan mà lấy buôn bán để làm giàu.Khi trấn thủ tại Vân Đồn, nhờ tài kinh doanh hơn người, ông biến nơi đây thành thương cảng lớn nhất Đại Việt và vùng Đông Nam Á. Ông trở thành người giàu nhất Đại Việt, vàng bạc chất cao như núi.Tuy nhiên, ông bị chê trách vì tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính. Ông từng trả lời vua "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?".Cuối đời ông về trí sỹ tại thái ấp ở thôn Linh Giàng, Cổ Thành (Chí Linh, Hải Dương ngày nay). Nhận thấy dân làng thuần nông, đời sống vẫn rất khổ cực nên ông đã hướng dẫn khuyến khích dân cư làm nghề phụ sản xuất đồ gốm, nhờ đó kinh tế phát triển. Nghề gốm tồn tại đến ngay nay.Với những gì sử sách ghi lại, danh tướng Trần Khánh Dư là một nhân vật hấp dẫn nhiều mặt. Đó là một con người văn võ toàn tài, có chí khí lớn, ngang tàng, đi ra khỏi khuân khổ lễ giáo. Nhiều người đánh giá ông là bậc tài hoa không hoàn hảo.Mời độc giả xem video:Ninh Thuận: du lịch dưới tán nho. Nguồn: VTV24.
Nhà Trần có rất nhiều tướng giỏi, trong số đó có tướng Trần Khánh Dư, người gây nhiều bàn cãi nhất bởi tài năng không đợi tuổi nhưng đường công danh, sự nghiệp gập nghềnh, chông gai. Sử sách sử nhắc đến ông với khen, chê đan cài.
Trần Khánh Dư là con Thượng tướng Trần Phó Duyệt, cháu nội của Trần Thủ Độ. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người tài năng không đợi tuổi.
Ngay từ lần quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Trần Khánh Dư lúc ấy mới mười sáu tuổi, đã lập công lớn.
Năm 1258, vua Trần cầm quân tấn công quyết liệt vào trại giặc ở Đông Bộ Đầu. Trong trận này, tướng trẻ Trần Khánh Dư bằng mưu trí sáng tạo, đột kích bất ngờ vào trại giặc. Quân Nguyên bị đánh bật khỏi kinh thành tháo chạy về Vân Nam.
Lớn hơn chút nữa, ông được giao dẹp loạn quân Man ở thượng du sông Đà. Trần Khánh Dư đã cưỡi thuyền độc mộc đánh thẳng vào động Man Chúa, khiến giặc phải hàng.
Nhờ chiến công, ông được vua Trần khen là người có trí lược, nhận ông là Thiên tử nghĩa nam (con nuôi), ban cho tước hiệu Nhân Huệ vương và phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân.
Sau đó, ông tư tình với công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo. Vua phạt bằng cách sai người đánh 100 roi nhưng thương tình sai người đánh nhẹ, sau đó cách mọi chức tước tịch thu gia sản. Lúc này, Trần Khánh Dự về quê làm nghề chèo thuyền đi bán than.
Năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ hai, vua Trần họp Hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc. Dịp này, vua tình cờ gặp Trần Khánh Dư chèo thuyền chở than nên cho gọi vào cùng dự bàn kế sách giữ nước và phong chức Phó tướng Đô quân.
Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên Mông tấn công nước ta. Lúc này Trần Khánh Dư là Vân Đồn Phó tướng chỉ huy quân ở đây. Ông mang quân ra đánh nhưng không thể cầm chân 30 vạn quân Nguyên. Vua tức giận hỏi tội. Trần Khánh Dư xin vài ngày để “thắng giặc” rồi chịu tội.
Mặc dù vừa thua trận và sắp chịu tội nhưng Trần Khánh Dư vẫn đủ tỉnh táo, kịp thời phát hiện sai lầm của giặc. Ông nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng, tổ chức chặn đánh đoàn thuyền lương.
Toàn bộ số lương thảo của giặc bị nhấn chìm. Quân ta toàn thắng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Khánh Dư đánh, giặc bị thua, bắt được lương thực khí giới của giặc không xiết kể, bắt sống quân giặc rất nhiều".
Không chỉ giỏi võ, Trần Khánh Dư còn kiêm tài văn. Ông là người viết lời tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Đặc biệt ông còn có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực buôn bán. Ông không bao giờ coi đây là việc hèn mọn. Khi mắc trọng tội ông về quê bán than. Khi làm quan ông không màng hưởng lộc quan mà lấy buôn bán để làm giàu.
Khi trấn thủ tại Vân Đồn, nhờ tài kinh doanh hơn người, ông biến nơi đây thành thương cảng lớn nhất Đại Việt và vùng Đông Nam Á. Ông trở thành người giàu nhất Đại Việt, vàng bạc chất cao như núi.
Tuy nhiên, ông bị chê trách vì tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính. Ông từng trả lời vua "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?".
Cuối đời ông về trí sỹ tại thái ấp ở thôn Linh Giàng, Cổ Thành (Chí Linh, Hải Dương ngày nay). Nhận thấy dân làng thuần nông, đời sống vẫn rất khổ cực nên ông đã hướng dẫn khuyến khích dân cư làm nghề phụ sản xuất đồ gốm, nhờ đó kinh tế phát triển. Nghề gốm tồn tại đến ngay nay.
Với những gì sử sách ghi lại, danh tướng Trần Khánh Dư là một nhân vật hấp dẫn nhiều mặt. Đó là một con người văn võ toàn tài, có chí khí lớn, ngang tàng, đi ra khỏi khuân khổ lễ giáo. Nhiều người đánh giá ông là bậc tài hoa không hoàn hảo.
Mời độc giả xem video:Ninh Thuận: du lịch dưới tán nho. Nguồn: VTV24.