Đường Thái Tông Lý Thế Dân đăng cơ năm 28 tuổi, tại vị 23 năm. Có được bài học từ sự suy vong của nước Tùy, nên ông dốc lòng chăm lo việc nước, ổn định thiên hạ, quốc thế ngày càng cường thịnh mở ra một thời kỳ “ Trinh Quan chi trị” nổi tiếng trong lịch sử.Nhưng sau khi tại vị được hơn 10 năm, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, dần dần Đường Thái Tông cũng sa đọa, hoang phí, xa xỉ. Ông ta cho tu sửa lại cung điện cũ của Tùy Dương Đế xây tại Lạc Dương.Ông ta từng chiếm đoạt Dương Phi của Tề Vương Lý Nguyên Tế về làm phi tử. Thâm chí còn tuyển con gái mới được 14 tuổi của đại thần làm tài nữ và đặt tên cho nàng là Võ Mỵ Nương.Trinh Quan năm thứ 21, Đường Thái Tông Lý Thế Dân bị trúng phong, nằm bất động trên giường. Hơn nửa năm châm cứu và chữa trị bệnh tình có cải thiện đáng kể đã có thể 3 ngày thượng triều một lần. Nếu kiên trì vừa chữa trị vừa dưỡng sinh có thể dần dần hồi phục được sức khỏe.Những năm cuối đời, tự dưng ông trở nên cuồng tín, mê muội vào tác dụng của đan dược với khát khao trường sinh bất tử. Khi sức khỏe suy kiệt thay bằng chữa trị lại mù quáng tin vào lời các phương sĩ chế đan dược bằng kim thạch với mong muốn sẽ trường sinh bất lão.Đầu tiên, ông ta uống đơn dược của các phương sĩ trong nước nhưng mãi không thấy có hiệu quả nên cho rằng trình độ của các phương sĩ trong nước kém nên cử người đi khắp nơi kiếm tìm cao nhân. Trinh Quan năm thứ 22, đại thần Vương Huyền Sách có tiến cử một vị hòa thượng Ấn Độ tên là Na La Di Sa Bà có thể đáp ứng được giấc mơ trường sinh bất tử của Lý Thế Dân.Vị hòa thượng này tự tâng bốc bản thân mình đã 200 tuổi, chuyên nghiên cứu các thuật trường sinh bất tử và đảm bảo rằng chỉ cần dùng đan dược của ông ta chắc chắn sẽ trường sinh bất lão, thậm chí ban ngày có thể thành tiên bay được lên thiên không.Những lời hão huyền đầy phi lý ấy không ngờ lại khiến Lý Thế Dân rất tin và sắp xếp cho ông ta ở trong một dịch quan vô cùng xa hoa. Hàng ngày được ăn sơn hào hải vị và luôn có một đám người theo sau phục dịch. Cuộc sống không khác gì đế vương. Chính thứ đan dược rởm của vị hòa thượng này đã cướp đi mạng sống của Lý Thế Dân chứ không phải bởi bất kỳ nguyên nhân nào khác!
Đường Thái Tông Lý Thế Dân đăng cơ năm 28 tuổi, tại vị 23 năm. Có được bài học từ sự suy vong của nước Tùy, nên ông dốc lòng chăm lo việc nước, ổn định thiên hạ, quốc thế ngày càng cường thịnh mở ra một thời kỳ “ Trinh Quan chi trị” nổi tiếng trong lịch sử.
Nhưng sau khi tại vị được hơn 10 năm, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, dần dần Đường Thái Tông cũng sa đọa, hoang phí, xa xỉ. Ông ta cho tu sửa lại cung điện cũ của Tùy Dương Đế xây tại Lạc Dương.
Ông ta từng chiếm đoạt Dương Phi của Tề Vương Lý Nguyên Tế về làm phi tử. Thâm chí còn tuyển con gái mới được 14 tuổi của đại thần làm tài nữ và đặt tên cho nàng là Võ Mỵ Nương.
Trinh Quan năm thứ 21, Đường Thái Tông Lý Thế Dân bị trúng phong, nằm bất động trên giường. Hơn nửa năm châm cứu và chữa trị bệnh tình có cải thiện đáng kể đã có thể 3 ngày thượng triều một lần. Nếu kiên trì vừa chữa trị vừa dưỡng sinh có thể dần dần hồi phục được sức khỏe.
Những năm cuối đời, tự dưng ông trở nên cuồng tín, mê muội vào tác dụng của đan dược với khát khao trường sinh bất tử. Khi sức khỏe suy kiệt thay bằng chữa trị lại mù quáng tin vào lời các phương sĩ chế đan dược bằng kim thạch với mong muốn sẽ trường sinh bất lão.
Đầu tiên, ông ta uống đơn dược của các phương sĩ trong nước nhưng mãi không thấy có hiệu quả nên cho rằng trình độ của các phương sĩ trong nước kém nên cử người đi khắp nơi kiếm tìm cao nhân. Trinh Quan năm thứ 22, đại thần Vương Huyền Sách có tiến cử một vị hòa thượng Ấn Độ tên là Na La Di Sa Bà có thể đáp ứng được giấc mơ trường sinh bất tử của Lý Thế Dân.
Vị hòa thượng này tự tâng bốc bản thân mình đã 200 tuổi, chuyên nghiên cứu các thuật trường sinh bất tử và đảm bảo rằng chỉ cần dùng đan dược của ông ta chắc chắn sẽ trường sinh bất lão, thậm chí ban ngày có thể thành tiên bay được lên thiên không.
Những lời hão huyền đầy phi lý ấy không ngờ lại khiến Lý Thế Dân rất tin và sắp xếp cho ông ta ở trong một dịch quan vô cùng xa hoa. Hàng ngày được ăn sơn hào hải vị và luôn có một đám người theo sau phục dịch. Cuộc sống không khác gì đế vương. Chính thứ đan dược rởm của vị hòa thượng này đã cướp đi mạng sống của Lý Thế Dân chứ không phải bởi bất kỳ nguyên nhân nào khác!