Thái giám Trung Quốc Trương Cư Hàn nổi tiếng lịch sử phong kiến với hành động anh hùng giúp cứu sống hàng ngàn người. Giai thoại về ông được người đời nhớ mãi.Theo các tài liệu lịch sử, Trương Cư Hàn sinh năm 858. Ông được Trương Từ Hồng nhận làm con nuôi. Về sau, ông được đưa vào cung làm thái giám.Sau nhiều năm làm việc trong cung được đánh giá cao, Trương Cư Hàn được Đường Trang Tông Lý Tồn Ức phong làm xu mật sứ. Vị hoạn quan này chịu trách nhiệm chính về quân sự, chính trị và tuyên cáo thánh chỉ của hoàng đế.Dưới sự trị vì của Đường Trang Tông Lý Tồn Ức, nhà Hậu Đường ngày càng hùng mạnh. Dù vậy, triều đình của ông hoàng này vẫn phải đối mặt với những cuộc nổi dậy ở Nghiệp Đô.Về sau, Đường Trang Tông lo sợ hậu duệ của hoàng đế nhà Thục là Vương Diễn đứng đằng sau một số cuộc nổi dậy.Với suy nghĩ "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", Đường Trang Tông hạ chiếu chỉ giết chết Vương Diễn và gia quyến. Thậm chí, phe phái của Vương Diễn, các quan chức, người hầu từng phục vụ cho nhà Thục trước đây cũng bị cuốn vào vụ việc này.Khi nhận được trọng trách đọc thánh chỉ trên của nhà vua, Trương Cư Hàn cho rằng Vương Diễn đã đầu hàng triều đình nhà Đường. Vì vậy, các quan chức, người hầu không nên bị lạm sát vô tội.Vì vậy, Trương Cư Hàn liều lĩnh đọc sai hai chữ trong thánh chỉ. Thay vì đọc giống hệt nội dung trong thánh chỉ là "Giết Vương Diễn và phe phái của hắn" thì ông đổi thành "Giết Vương Diễn và gia tộc của hắn".Nhờ vậy, hàng ngàn người vô tội may mắn thoát được cảnh bị xử tử. Dù biết việc làm của mình phạm tội nghiêm trọng và có thể bị xử chết nhưng Trương Cư Hàn vẫn nhất quyết làm.May mắn là Đường Trang Tông khi ấy đang bận rộn chinh chiến xa trường nên thái giám Trương Cư Hàn không bị xử tội. Sau khi Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên lên ngôi, thái giám này xin cáo lão về quê. Từ đó, ông sống an yên đến khi qua đời năm 71 tuổi. Vì vậy, giai thoại về hoạn quan Trương Cư Hàn cứu sống hàng ngàn người được lưu truyền đến nay. Mời độc giả xem video: Mỹ thu hồi thị thực của sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Thái giám Trung Quốc Trương Cư Hàn nổi tiếng lịch sử phong kiến với hành động anh hùng giúp cứu sống hàng ngàn người. Giai thoại về ông được người đời nhớ mãi.
Theo các tài liệu lịch sử, Trương Cư Hàn sinh năm 858. Ông được Trương Từ Hồng nhận làm con nuôi. Về sau, ông được đưa vào cung làm thái giám.
Sau nhiều năm làm việc trong cung được đánh giá cao, Trương Cư Hàn được Đường Trang Tông Lý Tồn Ức phong làm xu mật sứ. Vị hoạn quan này chịu trách nhiệm chính về quân sự, chính trị và tuyên cáo thánh chỉ của hoàng đế.
Dưới sự trị vì của Đường Trang Tông Lý Tồn Ức, nhà Hậu Đường ngày càng hùng mạnh. Dù vậy, triều đình của ông hoàng này vẫn phải đối mặt với những cuộc nổi dậy ở Nghiệp Đô.
Về sau, Đường Trang Tông lo sợ hậu duệ của hoàng đế nhà Thục là Vương Diễn đứng đằng sau một số cuộc nổi dậy.
Với suy nghĩ "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", Đường Trang Tông hạ chiếu chỉ giết chết Vương Diễn và gia quyến. Thậm chí, phe phái của Vương Diễn, các quan chức, người hầu từng phục vụ cho nhà Thục trước đây cũng bị cuốn vào vụ việc này.
Khi nhận được trọng trách đọc thánh chỉ trên của nhà vua, Trương Cư Hàn cho rằng Vương Diễn đã đầu hàng triều đình nhà Đường. Vì vậy, các quan chức, người hầu không nên bị lạm sát vô tội.
Vì vậy, Trương Cư Hàn liều lĩnh đọc sai hai chữ trong thánh chỉ. Thay vì đọc giống hệt nội dung trong thánh chỉ là "Giết Vương Diễn và phe phái của hắn" thì ông đổi thành "Giết Vương Diễn và gia tộc của hắn".
Nhờ vậy, hàng ngàn người vô tội may mắn thoát được cảnh bị xử tử. Dù biết việc làm của mình phạm tội nghiêm trọng và có thể bị xử chết nhưng Trương Cư Hàn vẫn nhất quyết làm.
May mắn là Đường Trang Tông khi ấy đang bận rộn chinh chiến xa trường nên thái giám Trương Cư Hàn không bị xử tội. Sau khi Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên lên ngôi, thái giám này xin cáo lão về quê. Từ đó, ông sống an yên đến khi qua đời năm 71 tuổi. Vì vậy, giai thoại về hoạn quan Trương Cư Hàn cứu sống hàng ngàn người được lưu truyền đến nay.
Mời độc giả xem video: Mỹ thu hồi thị thực của sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.