Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, ngồi trên ngai vàng được ví như chơi cổ phiếu, vinh quang luôn đi kèm rủi ro. Những ông hoàng ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy của quyền lực. Bởi nếu mình không giết người, thì người sẽ giết mình. Cứ thế, quyền lực tối thượng của hoàng đế Trung Quốc đã dần dần từng bước hoàn thiện trong cơn mưa bão đầy “hôi tanh mùi máu”. Tuy có thể "hô mưa gọi gió", sống trong xa hoa tột đỉnh, kẻ hầu người hạ, muốn gì được đấy nhưng các ông hoàng lại thường đoản mệnh. Theo Trương Hoành Kiệt trong “Trung Quốc đế vương đích ngũ chủng mệnh vận” đã thống kê: “Lịch sử các vương triều Trung Quốc, bao gồm đại vương triều thống nhất giang sơn và tiểu vương triều, tổng cộng có 611 Hoàng đế thì có 339 người được cho là có cái chết bình thường (bao gồm chết do bệnh tật hoặc già yếu), ngoài ra, có 272 người chết bất thường chiếm tới 44%. Nếu coi làm vua như một công việc thì có thể nói đó là một "chức vụ" cao quý mà ai cũng mơ ước, khát khao. Nhưng một chức vụ với tuổi thọ trung bình 39, tỉ lệ tử vong bất thường lên tới 44%, thì liệu bạn có muốn tự nguyện làm không? Câu trả lời hẳn phần lớn là "không", nhưng trong lịch sử, người ta vẫn nghĩ ra trăm phương ngàn kế , hãm hại mưu sát lẫn nhau chỉ để tranh cướp ngai vàng với cái danh “ Hoàng đế”. Những nguyên nhân nào khiến cho tỉ lệ tử vong bất thường quá cao? Nguyên nhân thứ nhất: Bị chính cha mẹ đẻ hay anh em ruột hãm hại hoặc giết chết. Một ví dụ điển hình trong lịch sử Trung Quốc đó là Đường Trung Tông - Lý Hiển. Ông ta được ví như người có chiếc chìa khóa vàng trong tay khi có cha là Đường Cao Tông - Lý Trị, mẹ là Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Ảnh minh họa Lý Hiển. Lý Hiển là con trai thứ 3 trong số 4 con trai của Võ Tắc Thiên. Hai anh trai đầu được lập làm thái tử đã không chịu an phận thủ thường nên bị phế truất, cho nên ngôi vị thái tử đương nhiên thuộc về Lý Hiển. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" có thể nói vận mệnh của ông ta quá tốt. Nhưng Lý Hiển lại là loại người đần độn, đã có hai tấm gương bị phế truất trước đấy mà không biết. Ông ta lại có bà mẹ tài trí thông minh, không từ một thủ đoạn nào và có thế lực hùng hậu trong triều là Võ Tắc Thiên mà không biết an phận thủ thường, nén mình chờ thời. Ảnh minh họa Lý Hiển. Vì muốn phong nhạc phụ làm tể tướng, khi bị các đại thần can gián lại nói càn: “Ta trao cả Thiên hạ cho Vi Nguyên Trinh (tức nhạc phụ của Lý Hiển) còn được, lẽ nào tiếc gì một chức Thị Trung?" Thế là, chỉ làm Hoàng đế vỏn vẹn trong 2 tháng, ông ta đã bị Võ Tắc Thiên phế thành Lư Lăng Vương và phải xa thành Trường An. Ảnh minh họa chân dung Lý Hiển. Sau này Lý Hiển bị quản thúc, lúc này ông ta mới biết sợ, mỗi lần nghe nói có sứ thần do Võ Tắc Thiên phái đến đều sợ sẽ bị giết. Đêm ngày lo lắng sẽ bị chính mẹ đẻ mình khử, cảm giác đó như thế nào chỉ có Lý Hiển hiểu. Khoảng thời gian này Lý Hiển đã được nếm trải đầy đủ mọi cảm giác của nhân tình thế thái. May mà có tình yêu của người vợ Vi Hoàng Hậu đã không bỏ rơi ông ta. Trong tình cảnh không thấy tương lai, đánh mất phương hướng, Vi Hoàng hậu đã không bỏ rơi chồng, luôn động viên cổ vũ và giúp Lý Hiển tiếp tục sống trong nghịch cảnh. Nhưng bi kịch của Hoàng đế vẫn nằm ở đây. Cho dù là vợ chồng hoạn nạn có nhau, ân trọng hơn núi, nghĩa sâu hơn biển, nhưng so với sự ăn mòn của tham vọng về quyền lực thì tất cả chỉ là phù du. Ảnh minh họa Lý Hiển. Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, vì tranh giành hoàng vị mà anh chị em ruột giết hại lẫn nhau thì nhiều vô kể. Một người được coi là anh minh thần võ như Lý Thế Dân cũng phải bước qua xác anh em ruột mới trở thành một minh quân trong lịch sử. Ảnh minh họa chân dung Lý Thế Dân. Nguyên nhân thứ 2: Bị vợ và con đẻ giết hại. Có thể nói Lý Hiển là người bất hạnh. Võ Tắc Thiên đã không giết ông ta sau khi bà ta băng hà. Lúc này, Lý Hiển lại lên ngôi hoàng đế. Những tưởng sóng gió đã qua, nhưng do không có thế lực mạnh mẽ như mẫu hậu, lại thêm sợ vợ và con gái - công chúa An Lạc nên ông hoàng trở thành kẻ nhu nhược. Vi Hoàng hậu cũng là người đàn bà tham lam vô độ. Bà ta muốn noi gương Võ Tắc Thiên, không muốn can tâm an phận hưởng phúc của một bà hoàng mà liên tục can gián vào triều chính, chuyên quyền chế mệnh, dần dần phụ trách thảo cả chiếu thư của Hoàng thượng, mua quan bán chức, chuẩn bị thế lực để nhằm tạo phản phế Lý Hiển. Lý Hiến nhu nhược mặc cho Hoàng hậu và công chúa lộng quyền còn mình chỉ đứng nhìn và đắm chìm trong cuộc sống sa đọa vô độ. Ảnh minh họa chân dung Lý Hiển. Vì sợ Lý Hiển điều tra ra chuyện dâm loạn của mình, công chúa An Lạc mong muốn Mẫu hậu noi theo tổ mẫu Võ Tắc Thiên, lâm triều xưng đế, còn mình thì làm Hoàng Thái Nữ. Hai mẹ con điên loạn đến mức bí mật mưu sát chồng, cha đẻ mình. Vi Hoàng hậu biết Lý Hiển rất thích ăn bánh nên trong môt đêm trời tối, hạ lệnh cho nhân tình Mã Tần Khách chế thuốc độc, đích thân bà ta cho thuốc độc vào bánh dâng cho Lý Hiển... thế là Lý Hiển đã chết dưới tay vợ và con gái và trở thành một điển hình về sự bất hạnh. Nguyên nhân thứ 3: Do chính thuộc hạ thân tín giết. Ngoài chết do họ hàng 3 đời giết hại lẫn nhau thì những hoàng đế bị thuộc hạ của mình giết hại cũng không phải là hiếm. Có rất nhiều đấng quân vương phải từ giã cõi đời do bị các cận thần, hoạn quan được coi như “bằng hữu” hãm hại. Và hiện tượng này gần như triều đại nào cũng có. Ở triều đại đầu tiên của Trung Quốc thống nhất có ba vị Hoàng đế Doanh Chính, Hồ Hợi, Tử Anh đều bị hãm hại. Tương truyền, có hai vị đều bị hoạn quan giết và người ra tay chính là Triệu Cao đại thái giám nổi tiếng trong lịch sử và là người được Doanh Chính nhất mực tin tưởng. Một Doanh Chính hung tàn đại lược luôn mong muốn tử tôn muôn đời mình mãi mãi làm Hoàng đế nên mới xưng là “Tần Thủy Hoàng”. Nhưng đáng châm biếm là Tần triều lại là một trong triều đại ngắn nhất trong lịch sử ( từ 221 năm trước công nguyên đến 206 trước công nguyên), vỏn vẹn có 16 năm. Ảnh min họa chân dung Tần Thủy Hoàng. Năm 37 Tần Thủy Hoàng, Doanh Chính chết trên đường đi tuần thú, địa điểm này thuộc thôn Hình Đài Bình, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Lúc đó ông ta đang ở tẩm thất trong hành cung dưỡng bệnh bị đột tử. Chính sử chép rằng, Doanh Chính chết bệnh, nhưng rất nhiều nhà sử học cho rằng ông ta bị giết. Bởi Doanh Chính chết đúng lúc Triệu Cao đang trăm phương nghìn kế tạo chính biến. Lúc này thái tử là công tử Phù tô nổi tiếng, Triệu Cao lo sợ Phù Tô lên ngôi sẽ bất lợi cho mình nên lợi dụng lần thứ năm tuần thú và Hồ Hợi tuỳ hành, nên đã mưu đồ tạo phản, hại chết Doanh Chính và phò chính Hồ Hợi.Sau khi Doanh Chính chết, Hồ Hợi nổi tiếng thối tha đã thuận lợi đăng cơ đời thứ hai nhà Tần. Hồ Hợi cũng lại là người xui xẻo, giang sơn mà cha ông đánh đông dẹp tây mới có được đã bị ông ta phá nát. Con người vừa ấu trĩ và ngu đần như ông ta thực ra cũng chỉ là con cờ trong tay Triệu Cao lúc nào cũng có thể bị đập nát, và cũng không thoát được bị Triệu Cao hại chết. Vào năm 38 đời thứ hai triều Tần, sau khi bị Lưu Bang chiếm lĩnh vũ quan, Triệu Cao lo sợ sẽ tới hồi mạt vận nên nhân cơ hội Hồ Hợi đang ở Vọng Di cung trai giới, giả cớ xin Hồ Hợi ra chiếu và phát binh vây cung, ép Hồ Hợi tự vẫn. Ảnh: Tượng Triệu Cao. Ý đồ của Triệu Cao muốn lên ngôi, nhưng hận một nỗi là thái giám làm hoàng đế thế nào đây? Bách quan trong triều không phục, cuối cùng đành lập con trai Hồ Hợi là Tử Anh lên ngôi. Sau khi Tử Anh lên ngôi lập tức giết chết Triệu Cao, nhưng tất cả đã quá muộn, Nhà Tần đã bị tên thái giám này làm cho thối nát mục rữa, Tử Anh tại vị chỉ có 46 ngày thì bị Hạng Vũ giết, nhà Tần diệt vong. Nói một câu nhẫn tâm, nếu lấy cái nhìn về giá trị của chúng ta bây giờ để soi xét thì so với những người bị anh em ruột thịt hay thân thích hạ độc mà chết thì cái chết nơi chiến trận sa trường, hay chết như Tử Anh kết thúc một triều đại hay thậm chí là bị hành thích mà chết vẫn là may mắn hơn nhiều. Chân tướng đằng sau những cái chết: Là đấng thiên tử, ấy là sự vinh hiển, quyền lực trong tay, muốn gì được nấy, nhưng trên thực tế họ lại là những người bất hạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong luân lý truyền thống của người Trung Quốc, trường thọ được coi là hạnh sự đầu tiên. Sẽ có ý kiến cho rằng, tuổi thọ bình quân của người cổ đại Trung Quốc chỉ 35 tuổi thì tuổi thọ trung bình của các hoàng đế ở tuổi 39 là hết sức bình thường. Trên thực tế, con số 35 tuổi bao gồm cả số người bị chết yểu. Tuổi thọ trung bình của người cổ đại thấp chủ yếu là do tỉ lệ trẻ sơ sinh chết quá cao kéo xuống. Lê dân thời cổ đại gần như nhà nào cũng có trẻ sơ sinh tử vong, trong khi đó, thống kê tuổi thọ bình quân của các hoàng đế thì chỉ tính những người đã đăng cơ. Nếu như bỏ đi tỷ lệ chết yểu thì tuổi thọ của người cổ đại Trung Quốc có thể đat đến 57 tuổi. Hơn nữa, cuộc sống trong hoàng cung xa hoa phú quý, hoàng thượng được ăn ngon, uống bổ, kẻ hầu người hạ, thái y ngày đêm chăm sóc nhưng tại sao tuổi thọ lại thấp như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là tỉ lệ chết bất thường kéo xuống. Có những thống kê khiến ta phải kinh ngạc đó là thời triều Lương và triều Tùy của Tây Yến, Nam triều thời ngũ đại thập quốc thì 7 hoàng đế của Tây Yến, 8 hoàng đế của triều Lương, 5 hoàng đế triều Tùy đều bị giết chết. Ngôi cao có một, khắp trong thiên hạ có bao nhiêu người ngày đêm thèm thuồng, nhòm ngó, mưu tính để ngồi lên ngai vàng. Nỗi lo sợ mất đi quyền lực đã khiến cho thần kinh của hoàng đế luôn căng thẳng, thậm chí sợ bóng sợ gió, thần hồn nát thần tính, thần kinh không bình thường. Không có bạn tri kỉ, thiên hạ tung hô đều vì lợi ích; khó có người yêu thương từ trái tim kề cận ở bên. Chu Nguyên Chương nói rất chính xác: "Phàm Hoàng đế khi đã an vị, tâm trạng lúc nào cũng đề phòng cảnh giác, ngày đêm không dám lơ là, như thế mới không bị người ta thăm dò, xã tắc mới không mất"… Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Để giữ vững giang sơn xã tắc, những ông hoàng anh tài mưu lược đều phải làm việc không biết mệt mỏi. Tần Thủy Hoàng quy định mỗi ngày phải xem hết 60 kg văn kiện mới được nghỉ ngơi. Chu Nguyên Chương thì nói “mỗi ngày phải dậy từ khi còn sao và đi ngủ khi mặt trời đã tắt, lo lắng đề phòng, như bước vào vực băng, nếu không bệnh tật, không dám lười nhác, lấy đó mà duy trì, ưu lo chẳng kịp". Ung Chính khi tại vị cũng từng tự khoe “cần mẫn trước thiên hạ”, không tuần du, không đi săn, hàng ngày lo chính sự, cuối năm không nghỉ".
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, ngồi trên ngai vàng được ví như chơi cổ phiếu, vinh quang luôn đi kèm rủi ro. Những ông hoàng ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy của quyền lực. Bởi nếu mình không giết người, thì người sẽ giết mình. Cứ thế, quyền lực tối thượng của hoàng đế Trung Quốc đã dần dần từng bước hoàn thiện trong cơn mưa bão đầy “hôi tanh mùi máu”. Tuy có thể "hô mưa gọi gió", sống trong xa hoa tột đỉnh, kẻ hầu người hạ, muốn gì được đấy nhưng các ông hoàng lại thường đoản mệnh.
Theo Trương Hoành Kiệt trong “Trung Quốc đế vương đích ngũ chủng mệnh vận” đã thống kê: “Lịch sử các vương triều Trung Quốc, bao gồm đại vương triều thống nhất giang sơn và tiểu vương triều, tổng cộng có 611 Hoàng đế thì có 339 người được cho là có cái chết bình thường (bao gồm chết do bệnh tật hoặc già yếu), ngoài ra, có 272 người chết bất thường chiếm tới 44%.
Nếu coi làm vua như một công việc thì có thể nói đó là một "chức vụ" cao quý mà ai cũng mơ ước, khát khao. Nhưng một chức vụ với tuổi thọ trung bình 39, tỉ lệ tử vong bất thường lên tới 44%, thì liệu bạn có muốn tự nguyện làm không? Câu trả lời hẳn phần lớn là "không", nhưng trong lịch sử, người ta vẫn nghĩ ra trăm phương ngàn kế , hãm hại mưu sát lẫn nhau chỉ để tranh cướp ngai vàng với cái danh “ Hoàng đế”. Những nguyên nhân nào khiến cho tỉ lệ tử vong bất thường quá cao?
Nguyên nhân thứ nhất: Bị chính cha mẹ đẻ hay anh em ruột hãm hại hoặc giết chết. Một ví dụ điển hình trong lịch sử Trung Quốc đó là Đường Trung Tông - Lý Hiển. Ông ta được ví như người có chiếc chìa khóa vàng trong tay khi có cha là Đường Cao Tông - Lý Trị, mẹ là Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử. Ảnh minh họa Lý Hiển.
Lý Hiển là con trai thứ 3 trong số 4 con trai của Võ Tắc Thiên. Hai anh trai đầu được lập làm thái tử đã không chịu an phận thủ thường nên bị phế truất, cho nên ngôi vị thái tử đương nhiên thuộc về Lý Hiển. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" có thể nói vận mệnh của ông ta quá tốt. Nhưng Lý Hiển lại là loại người đần độn, đã có hai tấm gương bị phế truất trước đấy mà không biết. Ông ta lại có bà mẹ tài trí thông minh, không từ một thủ đoạn nào và có thế lực hùng hậu trong triều là Võ Tắc Thiên mà không biết an phận thủ thường, nén mình chờ thời. Ảnh minh họa Lý Hiển.
Vì muốn phong nhạc phụ làm tể tướng, khi bị các đại thần can gián lại nói càn: “Ta trao cả Thiên hạ cho Vi Nguyên Trinh (tức nhạc phụ của Lý Hiển) còn được, lẽ nào tiếc gì một chức Thị Trung?" Thế là, chỉ làm Hoàng đế vỏn vẹn trong 2 tháng, ông ta đã bị Võ Tắc Thiên phế thành Lư Lăng Vương và phải xa thành Trường An. Ảnh minh họa chân dung Lý Hiển.
Sau này Lý Hiển bị quản thúc, lúc này ông ta mới biết sợ, mỗi lần nghe nói có sứ thần do Võ Tắc Thiên phái đến đều sợ sẽ bị giết. Đêm ngày lo lắng sẽ bị chính mẹ đẻ mình khử, cảm giác đó như thế nào chỉ có Lý Hiển hiểu. Khoảng thời gian này Lý Hiển đã được nếm trải đầy đủ mọi cảm giác của nhân tình thế thái. May mà có tình yêu của người vợ Vi Hoàng Hậu đã không bỏ rơi ông ta. Trong tình cảnh không thấy tương lai, đánh mất phương hướng, Vi Hoàng hậu đã không bỏ rơi chồng, luôn động viên cổ vũ và giúp Lý Hiển tiếp tục sống trong nghịch cảnh. Nhưng bi kịch của Hoàng đế vẫn nằm ở đây. Cho dù là vợ chồng hoạn nạn có nhau, ân trọng hơn núi, nghĩa sâu hơn biển, nhưng so với sự ăn mòn của tham vọng về quyền lực thì tất cả chỉ là phù du. Ảnh minh họa Lý Hiển.
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, vì tranh giành hoàng vị mà anh chị em ruột giết hại lẫn nhau thì nhiều vô kể. Một người được coi là anh minh thần võ như Lý Thế Dân cũng phải bước qua xác anh em ruột mới trở thành một minh quân trong lịch sử. Ảnh minh họa chân dung Lý Thế Dân.
Nguyên nhân thứ 2: Bị vợ và con đẻ giết hại. Có thể nói Lý Hiển là người bất hạnh. Võ Tắc Thiên đã không giết ông ta sau khi bà ta băng hà. Lúc này, Lý Hiển lại lên ngôi hoàng đế. Những tưởng sóng gió đã qua, nhưng do không có thế lực mạnh mẽ như mẫu hậu, lại thêm sợ vợ và con gái - công chúa An Lạc nên ông hoàng trở thành kẻ nhu nhược. Vi Hoàng hậu cũng là người đàn bà tham lam vô độ. Bà ta muốn noi gương Võ Tắc Thiên, không muốn can tâm an phận hưởng phúc của một bà hoàng mà liên tục can gián vào triều chính, chuyên quyền chế mệnh, dần dần phụ trách thảo cả chiếu thư của Hoàng thượng, mua quan bán chức, chuẩn bị thế lực để nhằm tạo phản phế Lý Hiển. Lý Hiến nhu nhược mặc cho Hoàng hậu và công chúa lộng quyền còn mình chỉ đứng nhìn và đắm chìm trong cuộc sống sa đọa vô độ. Ảnh minh họa chân dung Lý Hiển.
Vì sợ Lý Hiển điều tra ra chuyện dâm loạn của mình, công chúa An Lạc mong muốn Mẫu hậu noi theo tổ mẫu Võ Tắc Thiên, lâm triều xưng đế, còn mình thì làm Hoàng Thái Nữ. Hai mẹ con điên loạn đến mức bí mật mưu sát chồng, cha đẻ mình. Vi Hoàng hậu biết Lý Hiển rất thích ăn bánh nên trong môt đêm trời tối, hạ lệnh cho nhân tình Mã Tần Khách chế thuốc độc, đích thân bà ta cho thuốc độc vào bánh dâng cho Lý Hiển... thế là Lý Hiển đã chết dưới tay vợ và con gái và trở thành một điển hình về sự bất hạnh.
Nguyên nhân thứ 3: Do chính thuộc hạ thân tín giết. Ngoài chết do họ hàng 3 đời giết hại lẫn nhau thì những hoàng đế bị thuộc hạ của mình giết hại cũng không phải là hiếm. Có rất nhiều đấng quân vương phải từ giã cõi đời do bị các cận thần, hoạn quan được coi như “bằng hữu” hãm hại. Và hiện tượng này gần như triều đại nào cũng có.
Ở triều đại đầu tiên của Trung Quốc thống nhất có ba vị Hoàng đế Doanh Chính, Hồ Hợi, Tử Anh đều bị hãm hại. Tương truyền, có hai vị đều bị hoạn quan giết và người ra tay chính là Triệu Cao đại thái giám nổi tiếng trong lịch sử và là người được Doanh Chính nhất mực tin tưởng. Một Doanh Chính hung tàn đại lược luôn mong muốn tử tôn muôn đời mình mãi mãi làm Hoàng đế nên mới xưng là “Tần Thủy Hoàng”. Nhưng đáng châm biếm là Tần triều lại là một trong triều đại ngắn nhất trong lịch sử ( từ 221 năm trước công nguyên đến 206 trước công nguyên), vỏn vẹn có 16 năm. Ảnh min họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Năm 37 Tần Thủy Hoàng, Doanh Chính chết trên đường đi tuần thú, địa điểm này thuộc thôn Hình Đài Bình, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Lúc đó ông ta đang ở tẩm thất trong hành cung dưỡng bệnh bị đột tử. Chính sử chép rằng, Doanh Chính chết bệnh, nhưng rất nhiều nhà sử học cho rằng ông ta bị giết. Bởi Doanh Chính chết đúng lúc Triệu Cao đang trăm phương nghìn kế tạo chính biến. Lúc này thái tử là công tử Phù tô nổi tiếng, Triệu Cao lo sợ Phù Tô lên ngôi sẽ bất lợi cho mình nên lợi dụng lần thứ năm tuần thú và Hồ Hợi tuỳ hành, nên đã mưu đồ tạo phản, hại chết Doanh Chính và phò chính Hồ Hợi.
Sau khi Doanh Chính chết, Hồ Hợi nổi tiếng thối tha đã thuận lợi đăng cơ đời thứ hai nhà Tần. Hồ Hợi cũng lại là người xui xẻo, giang sơn mà cha ông đánh đông dẹp tây mới có được đã bị ông ta phá nát. Con người vừa ấu trĩ và ngu đần như ông ta thực ra cũng chỉ là con cờ trong tay Triệu Cao lúc nào cũng có thể bị đập nát, và cũng không thoát được bị Triệu Cao hại chết. Vào năm 38 đời thứ hai triều Tần, sau khi bị Lưu Bang chiếm lĩnh vũ quan, Triệu Cao lo sợ sẽ tới hồi mạt vận nên nhân cơ hội Hồ Hợi đang ở Vọng Di cung trai giới, giả cớ xin Hồ Hợi ra chiếu và phát binh vây cung, ép Hồ Hợi tự vẫn. Ảnh: Tượng Triệu Cao.
Ý đồ của Triệu Cao muốn lên ngôi, nhưng hận một nỗi là thái giám làm hoàng đế thế nào đây? Bách quan trong triều không phục, cuối cùng đành lập con trai Hồ Hợi là Tử Anh lên ngôi. Sau khi Tử Anh lên ngôi lập tức giết chết Triệu Cao, nhưng tất cả đã quá muộn, Nhà Tần đã bị tên thái giám này làm cho thối nát mục rữa, Tử Anh tại vị chỉ có 46 ngày thì bị Hạng Vũ giết, nhà Tần diệt vong. Nói một câu nhẫn tâm, nếu lấy cái nhìn về giá trị của chúng ta bây giờ để soi xét thì so với những người bị anh em ruột thịt hay thân thích hạ độc mà chết thì cái chết nơi chiến trận sa trường, hay chết như Tử Anh kết thúc một triều đại hay thậm chí là bị hành thích mà chết vẫn là may mắn hơn nhiều.
Chân tướng đằng sau những cái chết: Là đấng thiên tử, ấy là sự vinh hiển, quyền lực trong tay, muốn gì được nấy, nhưng trên thực tế họ lại là những người bất hạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong luân lý truyền thống của người Trung Quốc, trường thọ được coi là hạnh sự đầu tiên.
Sẽ có ý kiến cho rằng, tuổi thọ bình quân của người cổ đại Trung Quốc chỉ 35 tuổi thì tuổi thọ trung bình của các hoàng đế ở tuổi 39 là hết sức bình thường. Trên thực tế, con số 35 tuổi bao gồm cả số người bị chết yểu. Tuổi thọ trung bình của người cổ đại thấp chủ yếu là do tỉ lệ trẻ sơ sinh chết quá cao kéo xuống. Lê dân thời cổ đại gần như nhà nào cũng có trẻ sơ sinh tử vong, trong khi đó, thống kê tuổi thọ bình quân của các hoàng đế thì chỉ tính những người đã đăng cơ. Nếu như bỏ đi tỷ lệ chết yểu thì tuổi thọ của người cổ đại Trung Quốc có thể đat đến 57 tuổi.
Hơn nữa, cuộc sống trong hoàng cung xa hoa phú quý, hoàng thượng được ăn ngon, uống bổ, kẻ hầu người hạ, thái y ngày đêm chăm sóc nhưng tại sao tuổi thọ lại thấp như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là tỉ lệ chết bất thường kéo xuống. Có những thống kê khiến ta phải kinh ngạc đó là thời triều Lương và triều Tùy của Tây Yến, Nam triều thời ngũ đại thập quốc thì 7 hoàng đế của Tây Yến, 8 hoàng đế của triều Lương, 5 hoàng đế triều Tùy đều bị giết chết.
Ngôi cao có một, khắp trong thiên hạ có bao nhiêu người ngày đêm thèm thuồng, nhòm ngó, mưu tính để ngồi lên ngai vàng. Nỗi lo sợ mất đi quyền lực đã khiến cho thần kinh của hoàng đế luôn căng thẳng, thậm chí sợ bóng sợ gió, thần hồn nát thần tính, thần kinh không bình thường. Không có bạn tri kỉ, thiên hạ tung hô đều vì lợi ích; khó có người yêu thương từ trái tim kề cận ở bên. Chu Nguyên Chương nói rất chính xác: "Phàm Hoàng đế khi đã an vị, tâm trạng lúc nào cũng đề phòng cảnh giác, ngày đêm không dám lơ là, như thế mới không bị người ta thăm dò, xã tắc mới không mất"… Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương.
Để giữ vững giang sơn xã tắc, những ông hoàng anh tài mưu lược đều phải làm việc không biết mệt mỏi. Tần Thủy Hoàng quy định mỗi ngày phải xem hết 60 kg văn kiện mới được nghỉ ngơi. Chu Nguyên Chương thì nói “mỗi ngày phải dậy từ khi còn sao và đi ngủ khi mặt trời đã tắt, lo lắng đề phòng, như bước vào vực băng, nếu không bệnh tật, không dám lười nhác, lấy đó mà duy trì, ưu lo chẳng kịp". Ung Chính khi tại vị cũng từng tự khoe “cần mẫn trước thiên hạ”, không tuần du, không đi săn, hàng ngày lo chính sự, cuối năm không nghỉ".