Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 trong một gia đình công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).Nguyễn Trường Tộ là người đặc biệt thông minh, học một biết mười, “bác văn cường ký”, được ca ngợi là “Trạng Tộ”. Ông lại có may mắn được tiếp nhận cả hai nguồn văn hóa Đông và Tây, cổ và kim.Năm 20 tuổi, Nguyễn Trường Tộ sang Pháp, Italya, Hồng Kông học hỏi và tiếp xúc với những nền văn minh lớn, ông có điều kiện mở rộng kiến thức và văn hóa.Vì thế ngay khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trong ông đã hình thành những tư tưởng cách tân muốn được đem giúp nước, giúp đồng bào.
Nguyễn Trường Tộ gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế khoảng 60 bản điều trần, kiến nghị. Nội dung đề cập đủ mọi lĩnh vực.
Trong đó, lĩnh vực giáo dục được đánh giá mang tính tiên phong, toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết thực với ba chủ trương nổi bật: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình đều được triều đình bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không được sử dụng.Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị - xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Ngoài ra triều đình nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu.Mặc dù không được Triều đình trọng dụng, nhưng lòng Nguyễn Trường Tộ vẫn mong được phò vua, cứu dân. Tấm lòng ấy thể hiện rất rõ qua những bài thơ mà ông để lại: "Mặt trời cho dẫu không soi đến/Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ" hay: "Ngụy Tào sống gửi Từ Nguyên Trực/Tần Lã không thờ Lỗ Trọng Tiên".Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ mất ở tuổi uổi 43, trên quê hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài). Ông ra đi ở độ tuổi đang chín, trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết.Mời độc giả xem video:G7 ủng hộ các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguồn: THDT.
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 trong một gia đình công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
Nguyễn Trường Tộ là người đặc biệt thông minh, học một biết mười, “bác văn cường ký”, được ca ngợi là “Trạng Tộ”. Ông lại có may mắn được tiếp nhận cả hai nguồn văn hóa Đông và Tây, cổ và kim.
Năm 20 tuổi, Nguyễn Trường Tộ sang Pháp, Italya, Hồng Kông học hỏi và tiếp xúc với những nền văn minh lớn, ông có điều kiện mở rộng kiến thức và văn hóa.
Vì thế ngay khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trong ông đã hình thành những tư tưởng cách tân muốn được đem giúp nước, giúp đồng bào.
Nguyễn Trường Tộ gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế khoảng 60 bản điều trần, kiến nghị. Nội dung đề cập đủ mọi lĩnh vực.
Trong đó, lĩnh vực giáo dục được đánh giá mang tính tiên phong, toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết thực với ba chủ trương nổi bật: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.
Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình đều được triều đình bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không được sử dụng.
Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị - xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Ngoài ra triều đình nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng thủ cựu, lạc hậu.
Mặc dù không được Triều đình trọng dụng, nhưng lòng Nguyễn Trường Tộ vẫn mong được phò vua, cứu dân. Tấm lòng ấy thể hiện rất rõ qua những bài thơ mà ông để lại: "Mặt trời cho dẫu không soi đến/Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ" hay: "Ngụy Tào sống gửi Từ Nguyên Trực/Tần Lã không thờ Lỗ Trọng Tiên".
Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ mất ở tuổi uổi 43, trên quê hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài). Ông ra đi ở độ tuổi đang chín, trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết.
Mời độc giả xem video:G7 ủng hộ các mục tiêu bảo vệ môi trường. Nguồn: THDT.