Thượng quan Uyển Nhi còn được gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, là nữ quan, thi nhân, hoàng phi triều Đường, người Thiểm Châu, huyện Thiểm (nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Nàng xuất thân trong một gia tộc hiển hách, là cháu nội của Thượng Quan Nghi tể tướng thời Đường Cao Tông, tăng tổ phụ là Thượng Quan Hoằng từng nhậm chức phúc giám cung Giang Đô của Tùy triều. Lân Đức nguyên niên (tức năm 664), Thượng Quan Nghi vì thay Cao Tông khởi thảo chiếu thư phế Võ Tắc Thiên mà bị Võ Hậu giết, khi Thượng Quan Uyển Nhi vừa mới ra đời đã phải cùng với mẹ đến Dịch Đình làm nô tỳ. Trong suốt tuổi thơ vất vả đầy nước mắt theo mẹ làm nô bộc nhưng bù lại được mẹ nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần nên nàng chăm chỉ học văn đọc thơ, không những biết ngâm thơ mà còn thạo văn, tinh thông mọi việc, thông minh hơn người. Tiếng thơm đồn xa, vào năm Nghi Phượng thứ 2 - tức năm 677, nàng được Võ Tắc Thiên triệu vào cung và kiểm tra tại chỗ tài năng ứng phó văn chương. Đề đưa ra nàng nhanh chóng làm một mạch rất trôi chảy, ý văn thông suốt, văn phong hoa mỹ chau chuốt, ngôn từ văn hoa. Võ Tắc Thiên xem xong vô cùng thích thú ngay lập tức miễn thân phận nô tỳ cho nàng và cho nàng quản lý việc thảo chiếu mệnh trong cung.
Tháng 2 nguyên niên Tự Thánh Võ Tắc Thiên đã phế Trung Tông thành Lư Lăng Vương tự mình đăng cơ hoàng đế. Nàng trở thành cánh tay phải đắc lực bên Võ Tắc Thiên. Vào một ngày, Võ Tắc Thiên đang cùng ăn sáng với hai anh em họ Trương (Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi), Uyển Nhi cũng được ngồi ăn bên cạnh. Đột nhiên Võ Hậu giơ tay phi con dao sắc bén về phía trán của Uyển Nhi, Uyển Nhi vội vàng dùng tay che mặt quỳ xuống chân Võ Tắc Thiên xin được tha tội. Hóa ra trong bữa ăn nàng đã cả gan nhiều lần nhìn vào mắt Trương Xương Tông nên khiến Võ Tắc Thiên sôi máu. Chuyện này không thể trách Võ Hậu độc ác mà do Uyển Nhi đã dám có tư tưởng vụng trộm tư tình với Trương Xương Tông.
Trương Xương Tông vốn là sủng nam bên Võ Tắc Thiên bấy lâu, ngày ngày bên cạnh hầu hạ, nhưng bất giác bị nàng Uyển Nhi trẻ trung xinh đẹp, căng tràn nhựa sống chăm chú nhìn mình thì cũng không cưỡng nổi cám dỗ, nên cũng đánh mắt đưa tình với nàng. Chuyện Uyển Nhi xao xuyến với sủng nam Trương Xương Tông không qua được mắt Võ Tắc Thiên. Thực tế, Thượng Quan Uyển Nhi đã bất chấp tất cả, vượt rào để duy trì mối quan hệ bí mật với mỹ nam rất được Võ hậu sủng ái.Bình thường, Võ hoàng đế vẫn nhắm mắt làm ngơ cho qua vì bản thân cũng tự biết mình tuổi cao già yếu không thể đáp ứng được nhu cầu cho Trương Xương Tông, nhưng không ngờ ngay trước mặt bà mà Uyển Nhi dám công khai “liếc mắt đưa tình” còn Trương Xương Tông cũng dám nháy mắt ra hiệu thì thật là quá to gan nên Võ Tắc Thiên không thể không nổi trận lôi đình. Bà ra lệnh lập tức cho nhốt Uyển Nhi lại.Nhưng bản thân Võ Tắc Thiên cũng vô cùng mâu thuẫn, nàng luôn là cánh tay phải đắc lực, hàng ngày giúp bà soan thảo chiếu thư khiến bà không bao giờ phải lo lắng bận tâm nên không thể giết nàng ấy, nhưng lại không thể nuốt đươc cục giận vào trong lòng, nghĩ đi tính lại nên đã miễn tội chết cho nàng nhưng ra lệnh thích chữ vào mặt nàng, khiến cho nàng luôn luôn nhớ đến bài học đó mà không được phép tơ hào.Nhưng dường như hình phạt này không hề làm ảnh hưởng xấu gì đến nàng. Ngay sau khi bị thích chữ vào trán thì ngay lập tức giữa trán nàng đổi màu thành bông hoa mai đỏ thắm. Khuôn mặt vốn đã thanh tú giờ điểm thêm bông mai càng làm nhan sắc nàng kiều diễm hơn xưa. Bản thân Võ Hậu khi gặp nàng cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng. Sau này, Thượng Quan Uyển Nhi cũng một lòng hầu hạ hoàng thượng, kẻ tung người hứng vô cùng ăn ý nên càng làm cho Võ Tắc Thiên mãn nguyện. Bắt đầu từ Thánh Lịch nguyên niên nàng lại được Võ Tắc Thiên lệnh cho xử lý mọi sớ tấu, tham gia chính vụ với quyền lực trong triều ngày càng lớn.Cảnh Long năm thứ 4, thế lực của Thái Bình công chúa càng ngày càng mạnh, vốn là người thông minh tức thời nên Uyển Nhi đã âm thầm phù trợ cho Thái Bình công chúa. Tháng 6, Đường Trung Tông sau khi bị Vi Hậu và Lạc An công chúa đầu độc chết, Thượng Quan Uyển Nhi cùng với Thái Bình công chúa khởi thảo di chiếu, lập Ôn Vương Lý Trọng Mậu làm hoàng thái tử.Vi Hậu vốn là người hiểu chính sự, nên tham gia quyết chính vụ với Tương Vương Lý Đản. Tháng 7, Lâm Truy Vương Lý Long Cơ đã thống soái vũ lâm tướng sĩ xông vào cung giết chết Vi Hậu và bè đảng. Uyển Nhi vốn tức thời nên đã dẫn theo người trong cung đốt đuốc dẫn đường, đồng thời mang di chiếu mà nàng và Thái Bình công chúa đã thảo ra đưa cho Lưu U Cầu xem để mong thoát được tội chết. Lưu U Cầu thấy nàng yểu điệu thướt tha, điềm đạm đáng yêu, luôn miệng vâng dạ, nên tranh thủ lúc Lý Long Cơ nhập cung đã bẩm tấu biện bạch thay cho Thượng Quan Uyển Nhi. Nhưng Lý Long Cơ không nghe vì muốn trừ hậu họa sau này cho nên ra lệnh giết chết Uyển Nhi.Về lý thì nàng là kẻ thất bại nhưng vẫn nhận được rất nhiều sự đồng cảm, hai năm sau cái chết, nàng được khôi phục thân phận Thượng Quan Chiêu Dung và được truy phong tên thụy là “Huệ văn”. Lý Long Cơ tuy là người giết chết Uyển Nhi nhưng thực sự ông ta vẫn khẳng định và ngưỡng mộ tài năng văn chương của nàng, cho nên sau khi tức vị đã nhớ đến các tác phẩm văn chương tiêu biểu của nàng và lệnh cho biên thành văn tập gồm 20 quyển, 1 đời tài nữ vẻ vang rạng rỡ cũng không đến nỗi bị lãng quên trong lịch sử.Từ khi bắt đầu hầu hạ Võ Tắc Thiên đến Cảnh Long năm thứ 4 Trung Tông phục vị, Thượng Quan Uyển Nhi tổng cộng đã 32 năm phụng sự cho Hoàng thượng, tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Cho dù Uyển Nhi cũng đã từng một thời hưởng trọn vinh hoa phú quý và quyền lực nhưng nàng vẫn luôn phải cúi đầu và chịu đựng những cơn thịnh nộ của hoàng thượng, hoàng hậu và công chúa, luôn phải làm theo ý người khác, sự vất vả và sợ hãi trong vinh hoa chỉ có mình nàng hiểu được. Sau này nàng cũng không tránh khỏi được vận hạn trở thành vật hi sinh của cuộc chiến hoàng quyền chốn hậu cung.
Thượng quan Uyển Nhi còn được gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, là nữ quan, thi nhân, hoàng phi triều Đường, người Thiểm Châu, huyện Thiểm (nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Nàng xuất thân trong một gia tộc hiển hách, là cháu nội của Thượng Quan Nghi tể tướng thời Đường Cao Tông, tăng tổ phụ là Thượng Quan Hoằng từng nhậm chức phúc giám cung Giang Đô của Tùy triều. Lân Đức nguyên niên (tức năm 664), Thượng Quan Nghi vì thay Cao Tông khởi thảo chiếu thư phế Võ Tắc Thiên mà bị Võ Hậu giết, khi Thượng Quan Uyển Nhi vừa mới ra đời đã phải cùng với mẹ đến Dịch Đình làm nô tỳ.
Trong suốt tuổi thơ vất vả đầy nước mắt theo mẹ làm nô bộc nhưng bù lại được mẹ nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần nên nàng chăm chỉ học văn đọc thơ, không những biết ngâm thơ mà còn thạo văn, tinh thông mọi việc, thông minh hơn người. Tiếng thơm đồn xa, vào năm Nghi Phượng thứ 2 - tức năm 677, nàng được Võ Tắc Thiên triệu vào cung và kiểm tra tại chỗ tài năng ứng phó văn chương. Đề đưa ra nàng nhanh chóng làm một mạch rất trôi chảy, ý văn thông suốt, văn phong hoa mỹ chau chuốt, ngôn từ văn hoa. Võ Tắc Thiên xem xong vô cùng thích thú ngay lập tức miễn thân phận nô tỳ cho nàng và cho nàng quản lý việc thảo chiếu mệnh trong cung.
Tháng 2 nguyên niên Tự Thánh Võ Tắc Thiên đã phế Trung Tông thành Lư Lăng Vương tự mình đăng cơ hoàng đế. Nàng trở thành cánh tay phải đắc lực bên Võ Tắc Thiên. Vào một ngày, Võ Tắc Thiên đang cùng ăn sáng với hai anh em họ Trương (Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi), Uyển Nhi cũng được ngồi ăn bên cạnh. Đột nhiên Võ Hậu giơ tay phi con dao sắc bén về phía trán của Uyển Nhi, Uyển Nhi vội vàng dùng tay che mặt quỳ xuống chân Võ Tắc Thiên xin được tha tội.
Hóa ra trong bữa ăn nàng đã cả gan nhiều lần nhìn vào mắt Trương Xương Tông nên khiến Võ Tắc Thiên sôi máu. Chuyện này không thể trách Võ Hậu độc ác mà do Uyển Nhi đã dám có tư tưởng vụng trộm tư tình với Trương Xương Tông.
Trương Xương Tông vốn là sủng nam bên Võ Tắc Thiên bấy lâu, ngày ngày bên cạnh hầu hạ, nhưng bất giác bị nàng Uyển Nhi trẻ trung xinh đẹp, căng tràn nhựa sống chăm chú nhìn mình thì cũng không cưỡng nổi cám dỗ, nên cũng đánh mắt đưa tình với nàng. Chuyện Uyển Nhi xao xuyến với sủng nam Trương Xương Tông không qua được mắt Võ Tắc Thiên. Thực tế, Thượng Quan Uyển Nhi đã bất chấp tất cả, vượt rào để duy trì mối quan hệ bí mật với mỹ nam rất được Võ hậu sủng ái.
Bình thường, Võ hoàng đế vẫn nhắm mắt làm ngơ cho qua vì bản thân cũng tự biết mình tuổi cao già yếu không thể đáp ứng được nhu cầu cho Trương Xương Tông, nhưng không ngờ ngay trước mặt bà mà Uyển Nhi dám công khai “liếc mắt đưa tình” còn Trương Xương Tông cũng dám nháy mắt ra hiệu thì thật là quá to gan nên Võ Tắc Thiên không thể không nổi trận lôi đình. Bà ra lệnh lập tức cho nhốt Uyển Nhi lại.
Nhưng bản thân Võ Tắc Thiên cũng vô cùng mâu thuẫn, nàng luôn là cánh tay phải đắc lực, hàng ngày giúp bà soan thảo chiếu thư khiến bà không bao giờ phải lo lắng bận tâm nên không thể giết nàng ấy, nhưng lại không thể nuốt đươc cục giận vào trong lòng, nghĩ đi tính lại nên đã miễn tội chết cho nàng nhưng ra lệnh thích chữ vào mặt nàng, khiến cho nàng luôn luôn nhớ đến bài học đó mà không được phép tơ hào.
Nhưng dường như hình phạt này không hề làm ảnh hưởng xấu gì đến nàng. Ngay sau khi bị thích chữ vào trán thì ngay lập tức giữa trán nàng đổi màu thành bông hoa mai đỏ thắm. Khuôn mặt vốn đã thanh tú giờ điểm thêm bông mai càng làm nhan sắc nàng kiều diễm hơn xưa. Bản thân Võ Hậu khi gặp nàng cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng. Sau này, Thượng Quan Uyển Nhi cũng một lòng hầu hạ hoàng thượng, kẻ tung người hứng vô cùng ăn ý nên càng làm cho Võ Tắc Thiên mãn nguyện. Bắt đầu từ Thánh Lịch nguyên niên nàng lại được Võ Tắc Thiên lệnh cho xử lý mọi sớ tấu, tham gia chính vụ với quyền lực trong triều ngày càng lớn.
Cảnh Long năm thứ 4, thế lực của Thái Bình công chúa càng ngày càng mạnh, vốn là người thông minh tức thời nên Uyển Nhi đã âm thầm phù trợ cho Thái Bình công chúa. Tháng 6, Đường Trung Tông sau khi bị Vi Hậu và Lạc An công chúa đầu độc chết, Thượng Quan Uyển Nhi cùng với Thái Bình công chúa khởi thảo di chiếu, lập Ôn Vương Lý Trọng Mậu làm hoàng thái tử.
Vi Hậu vốn là người hiểu chính sự, nên tham gia quyết chính vụ với Tương Vương Lý Đản. Tháng 7, Lâm Truy Vương Lý Long Cơ đã thống soái vũ lâm tướng sĩ xông vào cung giết chết Vi Hậu và bè đảng. Uyển Nhi vốn tức thời nên đã dẫn theo người trong cung đốt đuốc dẫn đường, đồng thời mang di chiếu mà nàng và Thái Bình công chúa đã thảo ra đưa cho Lưu U Cầu xem để mong thoát được tội chết. Lưu U Cầu thấy nàng yểu điệu thướt tha, điềm đạm đáng yêu, luôn miệng vâng dạ, nên tranh thủ lúc Lý Long Cơ nhập cung đã bẩm tấu biện bạch thay cho Thượng Quan Uyển Nhi. Nhưng Lý Long Cơ không nghe vì muốn trừ hậu họa sau này cho nên
ra lệnh giết chết Uyển Nhi.
Về lý thì nàng là kẻ thất bại nhưng vẫn nhận được rất nhiều sự đồng cảm, hai năm sau cái chết, nàng được khôi phục thân phận Thượng Quan Chiêu Dung và được truy phong tên thụy là “Huệ văn”. Lý Long Cơ tuy là người giết chết Uyển Nhi nhưng thực sự ông ta vẫn khẳng định và ngưỡng mộ tài năng văn chương của nàng, cho nên sau khi tức vị đã nhớ đến các tác phẩm văn chương tiêu biểu của nàng và lệnh cho biên thành văn tập gồm 20 quyển, 1 đời tài nữ vẻ vang rạng rỡ cũng không đến nỗi bị lãng quên trong lịch sử.
Từ khi bắt đầu hầu hạ Võ Tắc Thiên đến Cảnh Long năm thứ 4 Trung Tông phục vị, Thượng Quan Uyển Nhi tổng cộng đã 32 năm phụng sự cho Hoàng thượng, tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Cho dù Uyển Nhi cũng đã từng một thời hưởng trọn vinh hoa phú quý và quyền lực nhưng nàng vẫn luôn phải cúi đầu và chịu đựng những cơn thịnh nộ của hoàng thượng, hoàng hậu và công chúa, luôn phải làm theo ý người khác, sự vất vả và sợ hãi trong vinh hoa chỉ có mình nàng hiểu được. Sau này nàng cũng không tránh khỏi được vận hạn trở thành vật hi sinh của cuộc chiến hoàng quyền chốn hậu cung.