Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị hiệu là Hiếu Triết Nghị hoàng hậu. Bà sinh ngày 25/7/1854, mất ngày 27/3/1875. Bà là người Chính Lam Kỳ, Mông Cổ. Ngày mùng 3 tháng 2 năm thứ 11 Đồng Trị bà được sắc phong hoàng hậu. Năm 1875, hoàng đế Đồng Trị qua đời khi tuổi mới 20, lúc đó mọi quyền lực đều rời khỏi bà do Từ Hy thái hậu chuyên quyền. Từ Hy thái hậu đưa ra một quyết định trái với quy định của tổ tiên đó là đưa con trai của Thuần Thân vương, tức em họ của hoàng đế Đồng Trị kế ngôi. Ảnh minh họa chân dung Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị .Việc làm này của bà ta là xuất phát từ mục đích muốn thâu tóm triều chính trong tay. Thứ nhất, Tải Điềm vừa tròn 4 tuổi, nếu lên ngôi dễ dàng điều khiển, khống chế. Thứ hai, Tải Điềm có vai vế ngang hàng với Đồng Trị vì thế, Từ Hy sẽ không phải trở thành hoàng thái hậu nên vẫn có thể lâm triều, quản việc triều chính. Thứ ba, Tải Điềm là con trai của em gái ruột Từ Hy, đương nhiên sẽ thân thiết với bà ta hơn và càng dễ điều khiển khống chế theo ý đồ của mình. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.Quyết định này của Từ Hy thái hậu đã khiến cho A Lỗ Đặc Thị rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vì Tải Điềm ngang hàng vai vế với Đồng Trị đồng nghĩa với việc hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không thể trở thành thái hậu và đương nhiên không thể có quyền lực trong tay. A Lỗ Đặc Thị không còn chỗ dựa, và sẽ bị Từ Hy thái hậu khống chế. Sau khi hoàng đế Đồng Trị mất được 75 ngày, hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị cũng đột ngột qua đời.Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng tại khu vực, Đông lăng và Huệ lăng xuống cấp, bị tàn phá nặng nề. Mộ tặc đã đào bới Huệ lăng để tìm đồ châu báu được tùy táng theo các ông hoàng bà chúa. Khi khai quật lăng mộ của hoàng đế Đồng Trị đã xảy ra một việc vô cùng kỳ lạ. Trong khi thi thể của Đồng Trị đã mục nát, thì thi thể của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không hề có dấu hiệu phá hủy của thời gian. Ảnh toàn cảnh Huệ Lăng.Xác chết không phân hủy của hoàng hậu vua Đồng Trị - A Lỗ Đặc Thị vẫn giữ được vẻ mặt tươi. Khi bọn mộ tặc mổ bụng bà, họ được một phen chết khiếp khi thấy ruột vẫn còn nguyên dạng và lòi ra ngoài. Vì sao cùng được an táng trong cùng một địa cung và chết trong cùng một năm nhưng lại có hiện tượng kỳ lạ như thế? Ảnh minh họa.Các nhà khoa học sau đó đã xem xét và đưa ra những kết luận giải thích cho hiện tượng kỳ bí này. Thứ nhất, trong ruột của thi thể không hề có thức ăn, điều này chứng tỏ trước khi chết A Lỗ Đặc Thị đã không ăn gì. Đây chính điểm mấu chốt quan trọng nhất giúp cơ thể không bị vi sinh vật tấn công và phân hủy. Điều này cũng phù hợp với giả thiết về nguyên nhân cái chết của bà do tuyệt thực. Ảnh minh họa.Nguyên nhân thứ hai, do bà được ngọc táng, tức trong quan tài đặt rất nhiều đồ ngọc tùy táng. Theo ghi chép trong hồ sơ “Cung trung tạp kiện kính sự phòng lai văn” của cung đình nhà Thanh thì số ngọc tùy táng theo hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị lên tới khoảng 300 món. Theo quan niệm của người cổ đại, việc ngọc táng sẽ giúp thi thể không bi phân hủy. Số ngọc này đã giúp cho nhiệt độ hoàn hảo trong quan tài, vì thế thi thể sẽ không bị phân hủy. Ảnh minh họa.Ngoài ra, quan tài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị được cấu tạo bởi hai lớp khác biệt. Đây cũng chính là một điều kiện vô cùng quan trọng giúp không để không khí lọt vào bên trong và tránh tác động trực tiếp đến thi thể. Chính vì thế mà thi thể của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị vẫn được bảo quản nguyên vẹn sau giấc ngủ dài thiên thu. Ảnh minh họa.
Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị hiệu là Hiếu Triết Nghị hoàng hậu. Bà sinh ngày 25/7/1854, mất ngày 27/3/1875. Bà là người Chính Lam Kỳ, Mông Cổ. Ngày mùng 3 tháng 2 năm thứ 11 Đồng Trị bà được sắc phong hoàng hậu. Năm 1875, hoàng đế Đồng Trị qua đời khi tuổi mới 20, lúc đó mọi quyền lực đều rời khỏi bà do Từ Hy thái hậu chuyên quyền. Từ Hy thái hậu đưa ra một quyết định trái với quy định của tổ tiên đó là đưa con trai của Thuần Thân vương, tức em họ của hoàng đế Đồng Trị kế ngôi. Ảnh minh họa chân dung Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị .
Việc làm này của bà ta là xuất phát từ mục đích muốn thâu tóm triều chính trong tay. Thứ nhất, Tải Điềm vừa tròn 4 tuổi, nếu lên ngôi dễ dàng điều khiển, khống chế. Thứ hai, Tải Điềm có vai vế ngang hàng với Đồng Trị vì thế, Từ Hy sẽ không phải trở thành hoàng thái hậu nên vẫn có thể lâm triều, quản việc triều chính. Thứ ba, Tải Điềm là con trai của em gái ruột Từ Hy, đương nhiên sẽ thân thiết với bà ta hơn và càng dễ điều khiển khống chế theo ý đồ của mình. Ảnh chân dung Từ Hy thái hậu.
Quyết định này của Từ Hy thái hậu đã khiến cho A Lỗ Đặc Thị rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vì Tải Điềm ngang hàng vai vế với Đồng Trị đồng nghĩa với việc hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không thể trở thành thái hậu và đương nhiên không thể có quyền lực trong tay. A Lỗ Đặc Thị không còn chỗ dựa, và sẽ bị Từ Hy thái hậu khống chế. Sau khi hoàng đế Đồng Trị mất được 75 ngày, hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị cũng đột ngột qua đời.
Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng tại khu vực, Đông lăng và Huệ lăng xuống cấp, bị tàn phá nặng nề. Mộ tặc đã đào bới Huệ lăng để tìm đồ châu báu được tùy táng theo các ông hoàng bà chúa. Khi khai quật lăng mộ của hoàng đế Đồng Trị đã xảy ra một việc vô cùng kỳ lạ. Trong khi thi thể của Đồng Trị đã mục nát, thì thi thể của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không hề có dấu hiệu phá hủy của thời gian. Ảnh toàn cảnh Huệ Lăng.
Xác chết không phân hủy của hoàng hậu vua Đồng Trị - A Lỗ Đặc Thị vẫn giữ được vẻ mặt tươi. Khi bọn mộ tặc mổ bụng bà, họ được một phen chết khiếp khi thấy ruột vẫn còn nguyên dạng và lòi ra ngoài. Vì sao cùng được an táng trong cùng một địa cung và chết trong cùng một năm nhưng lại có hiện tượng kỳ lạ như thế? Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học sau đó đã xem xét và đưa ra những kết luận giải thích cho hiện tượng kỳ bí này. Thứ nhất, trong ruột của thi thể không hề có thức ăn, điều này chứng tỏ trước khi chết A Lỗ Đặc Thị đã không ăn gì. Đây chính điểm mấu chốt quan trọng nhất giúp cơ thể không bị vi sinh vật tấn công và phân hủy. Điều này cũng phù hợp với giả thiết về nguyên nhân cái chết của bà do tuyệt thực. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân thứ hai, do bà được ngọc táng, tức trong quan tài đặt rất nhiều đồ ngọc tùy táng. Theo ghi chép trong hồ sơ “Cung trung tạp kiện kính sự phòng lai văn” của cung đình nhà Thanh thì số ngọc tùy táng theo hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị lên tới khoảng 300 món. Theo quan niệm của người cổ đại, việc ngọc táng sẽ giúp thi thể không bi phân hủy. Số ngọc này đã giúp cho nhiệt độ hoàn hảo trong quan tài, vì thế thi thể sẽ không bị phân hủy. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, quan tài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị được cấu tạo bởi hai lớp khác biệt. Đây cũng chính là một điều kiện vô cùng quan trọng giúp không để không khí lọt vào bên trong và tránh tác động trực tiếp đến thi thể. Chính vì thế mà thi thể của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị vẫn được bảo quản nguyên vẹn sau giấc ngủ dài thiên thu. Ảnh minh họa.