Mục đích thật sự của Tần Thủy Hoàng rõ ràng là để tuyên bố công khai nguyên tắc chính trị cơ bản: Một thương nhân cho vay nặng lãi không thể uy hiếp tống tiền quốc gia, cho dù Lã Bất Vi được đồn đoán là cha ruột của mình cũng không thể để ông lộng hành được. Ảnh: Tần Thủy Hoàng.
Trong cuốn “Cương Quốc Biên” Tuân Tử đã mượn lời của Tôn Khanh Tử và Phạm Thư để tổng kết: Nhà Tần từ Tần Hiểu Công trở đi, kiên định theo đường lối Thương Uổng, “cổ tứ thể hữu thắng, phi hạnh dã, số dã”. Nhưng, Doanh Chính có thể xoay chuyển đại nghiệp thiên thu là nhờ Lã Bất Vi đứng đằng sau.
Thực tế, con người vĩ đại được con cháu ngày sau xưng tụng là hoàng đế “Tần Thủy Hoàng” xuất thân còn khổ hơn Hoàng Liên. Theo cuốn “Tư Trị Thông Giám” Tư Mã Quang có nói, hình như ông là con trai của Lã Bất Vi, chứ không phải là huyết thống của Tần Vương, mà khi đó xác suất đứa trẻ khổ cực Doanh Chính ngồi lên ngai vàng nhà Tần còn không đến 1/10000. Ý kiến của Tư Mã Quang đã được lưu truyền rộng rãi, tạo nên “Thuyết âm mưu” đầu tiên trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc.
Chiến Quốc Sử là 1 bộ sử chiến tranh, nhưng nội dung chính của nó, lại là giao tranh giữa Tần và Triệu, cốt yếu Triệu chống Tần, bí mật 2 chư hầu Sơn Đông, những đối thoại với Tần, những hoạn nạn của Triệu, mà nhờ đó Triệu được xem trọng. Trong quyển 1 "Tư Trị Thông Giám", có rất nhiều câu chuyện như Liêm Pha, Lạn Tương Như giao hảo, Tín Lăng Quân, Bình Nguyên Quân vây Ngụy cứu Triệu, Triệu Vũ Linh Vương mặc áo Hồ cưỡi ngựa bắn cung, binh tướng Triệu Quát... đều xoay quanh cuộc chiến dai dẳng giữa Tần và Triệu, Tần Vũ An Quân Bạch khởi chôn sống 40 vạn quân Triệu đầu hàng, mãi là 1 trong những sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh.
Giữa Tần Triệu có mối thâm thù sâu đậm, công tử Dị Nhân của nước Tần bị đưa đến nước Triệu làm con tin. Dị Nhân là “thứ nghiệt tôn” do Hạ Cơ thiếp của Tần Thái tử sinh ra, nghĩa là “đứa trẻ xui xẻo không ai muốn gặp”, “thâm nhập hang cọp” là số mệnh của Dị Nhân. Chính vào lúc này, nhà đầu tư Lã Bất Vi xuất hiện, thay đổi vận mệnh của Dị Nhân, đồng thời làm nên lịch sử cũng như thay đổi lịch sử. Ảnh: Thương gia Lã Bất Vi
Quyển “Tư Trị Thông Giám – Chu kỷ ngũ” miêu tả cuộc “đầu tư mạo hiểm nhất lịch sử” bắt đầu như sau: Chính phu nhân của Tần Thái tử Hoa Dương phu nhân không có con; Hạ Cơ sinh ra Dị Nhân. Dị Nhân được đưa sang nước Triệu làm con tin. Tần mấy lần đánh Triệu, nên Triệu bạc đãi Dị Nhân. Dị Nhân làm con tin ở Triệu trong cảnh khốn khổ.
Đại thương gia Dương Diệu Lã Bất Vi đến Hàm Đan thủ đô nước Triệu buôn bán, thấy Doanh Dị Nhân liền nghĩ: “Một món đầu tư hời đây!” rồi đến bái kiến Dị Nhân: “Ta có thể nâng cao giá trị của ngài!”, Dị Nhân bật cười: “Ngài tự nâng cao giá trị của mình trước đi!” Bất Vi đáp: “Ngài không biết đấy thôi, giá trị của Bất Vi ta dựa vào giá trị của ngài mà nâng cao!” Dị Nhân nghe thấy vậy rất phấn khởi, bèn ngồi xuống hàn huyên.
Ngày nay nhìn lại, Lã Bất Vi là nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên trong lịch sử, nhận được sự tài trợ về tài chính của Lã Bất Vi, nước Tần là quốc gia mạnh nhất thời đó, tiến hành cải tổ quyền lực. Cùng với sự đầu tư tài chính vào nước Tần, Lã Bất Vi đã trở thành “Ông Hoàng không vương miện”. Quan trọng hơn là, với sự kết hợp giữa tài chính và vũ lực, cuối cùng nước Tần cũng dẹp yên 6 nước, xưng bá thiên hạ, gây dựng nền móng cơ sở cho thời đại mới của lịch sử Trung Quốc. Phương tiện đầu tư của Lã Bất Vi là tiền bạc. Chính vì vậy, chúng ta nên biết: ngoài binh khí được sử dụng rộng rãi, thì nền kinh tế tiền tệ phổ cập là một mục tiêu quan trọng khác của thời Chiến Quốc.
Tiền Mục cho hay, Chiến Quốc vẫn không phải là thời đại của nền kinh tế tiền tệ. Dựa theo ghi chép “Tả truyền”, thời Xuân Thu, quần thần biếu xén lẫn nhau, thậm chí cống nạp, đều không dùng tiền tệ mà dùng lễ vật từ kiệu, ngựa, gấm, đồng hồ, đỉnh, mỹ nữ cho đến nhạc sư, chứ không dùng vàng để tặng, nếu có thì cũng phải bắt đầu từ thời Chiến Quốc. Theo ghi chép trong “Sử ký – Lục quốc niên biểu”, năm thứ 2 Tần Huệ Văn Vương bắt đầu sử dụng tiền tệ, cách Xuân Thu thời kỳ cuối 155 năm. Huệ Văn Vương cũng đã cho ngũ mã phanh thây Thương Uông và hiện thực hóa đường lối của Thương Uông. Tần diệt Triệu, xưng vương cũng bắt đầu từ đó.
Ở thời đại Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ bắt đầu phổ cập, mà hình thức đầu tư của Lã Bất Vi là đầu tư tiền tệ. Ông nói với Dị Nhân: “Có thể lập người kế vị chỉ có Hoa Dương phu nhân mà thôi. Bất Vi tuy không giàu sang gì, nhưng vẫn có thể đưa ngài nghìn vàng về phía Tây thuyết phục, khiến bà lập ngài thành người kế vị.” Dị Nhân nói: “Nếu kế hoạch của ngài thành công, ta sẽ chia cho ngài một phần nước Tần để cùng hưởng lạc.” Đúng như suy đoán của Dị Nhân, Lã Bất Vi mượn danh làm nước Tần hùng mạnh nhưng sự thật lại là làm lợi cho túi tiền của ông. Mục đích thực sự của ông là coi nước Tần là công cụ đầu tư của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có cuộc đầu tư chính quyền quốc gia, trực tiếp đầu tư chiến tranh giữa các nước, mở đường cho đường lối kết hợp đầu tư và chiến tranh.
Nhưng ở Trung Quốc, đường lối kết hợp đầu tư và quyền lực đã bị Tần Thủy Hoàng ngăn chặn. Sau khi Doanh Chính lên ngôi đã giết Lã Bất Vi không chút lưu tình. Theo Tư Mã Quang, Doanh Chính giết Lã Bất Vi chỉ vì muốn che đậy xuất thân nhơ nhuốc của mình, nhưng đây lại là lời lý giải không thuyết phục.
Tần Thủy Hoàng không hề phản đối nền kinh tế tiền tệ, ông chỉ thống nhất tiền tệ. Tiền tệ bất nhất, thì bá quyền bất lập. Nếu không tiết chế “Ông Hoàng không vương miện” Lã Bất Vi thì thiên hạ đại loạn, vì sẽ xuất hiện “Lã đại trái chủ” cho liệt quốc vay tiền gây chiến. Mục đích thật sự của Tần Thủy Hoàng rõ ràng là để tuyên bố công khai nguyên tắc chính trị cơ bản: Một thương nhân cho vay nặng lãi không thể uy hiếp tống tiền quốc gia, cho dù Lã Bất Vi được cho là cha ruột của mình cũng không thể để ông lộng hành được.
Thông qua việc giải quyết vấn đề của “tập đoàn” Lã Bất Vi, Tần Thủy Hoàng đã đặt nền móng cơ bản cho nền chính trị Trung Quốc, đây là sự lựa chọn hoàn toàn sáng suốt, sâu sắc chứ không như Tư Mã Quang và Vương An Thạch từng nói.
Mục đích thật sự của Tần Thủy Hoàng rõ ràng là để tuyên bố công khai nguyên tắc chính trị cơ bản: Một thương nhân cho vay nặng lãi không thể uy hiếp tống tiền quốc gia, cho dù Lã Bất Vi được đồn đoán là cha ruột của mình cũng không thể để ông lộng hành được. Ảnh: Tần Thủy Hoàng.
Trong cuốn “Cương Quốc Biên” Tuân Tử đã mượn lời của Tôn Khanh Tử và Phạm Thư để tổng kết: Nhà Tần từ Tần Hiểu Công trở đi, kiên định theo đường lối Thương Uổng, “cổ tứ thể hữu thắng, phi hạnh dã, số dã”. Nhưng, Doanh Chính có thể xoay chuyển đại nghiệp thiên thu là nhờ Lã Bất Vi đứng đằng sau.
Thực tế, con người vĩ đại được con cháu ngày sau xưng tụng là hoàng đế “Tần Thủy Hoàng” xuất thân còn khổ hơn Hoàng Liên. Theo cuốn “Tư Trị Thông Giám” Tư Mã Quang có nói, hình như ông là con trai của Lã Bất Vi, chứ không phải là huyết thống của Tần Vương, mà khi đó xác suất đứa trẻ khổ cực Doanh Chính ngồi lên ngai vàng nhà Tần còn không đến 1/10000. Ý kiến của Tư Mã Quang đã được lưu truyền rộng rãi, tạo nên “Thuyết âm mưu” đầu tiên trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc.
Chiến Quốc Sử là 1 bộ sử chiến tranh, nhưng nội dung chính của nó, lại là giao tranh giữa Tần và Triệu, cốt yếu Triệu chống Tần, bí mật 2 chư hầu Sơn Đông, những đối thoại với Tần, những hoạn nạn của Triệu, mà nhờ đó Triệu được xem trọng. Trong quyển 1 "Tư Trị Thông Giám", có rất nhiều câu chuyện như Liêm Pha, Lạn Tương Như giao hảo, Tín Lăng Quân, Bình Nguyên Quân vây Ngụy cứu Triệu, Triệu Vũ Linh Vương mặc áo Hồ cưỡi ngựa bắn cung, binh tướng Triệu Quát... đều xoay quanh cuộc chiến dai dẳng giữa Tần và Triệu, Tần Vũ An Quân Bạch khởi chôn sống 40 vạn quân Triệu đầu hàng, mãi là 1 trong những sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh.
Giữa Tần Triệu có mối thâm thù sâu đậm, công tử Dị Nhân của nước Tần bị đưa đến nước Triệu làm con tin. Dị Nhân là “thứ nghiệt tôn” do Hạ Cơ thiếp của Tần Thái tử sinh ra, nghĩa là “đứa trẻ xui xẻo không ai muốn gặp”, “thâm nhập hang cọp” là số mệnh của Dị Nhân. Chính vào lúc này, nhà đầu tư Lã Bất Vi xuất hiện, thay đổi vận mệnh của Dị Nhân, đồng thời làm nên lịch sử cũng như thay đổi lịch sử. Ảnh: Thương gia Lã Bất Vi
Quyển “Tư Trị Thông Giám – Chu kỷ ngũ” miêu tả cuộc “đầu tư mạo hiểm nhất lịch sử” bắt đầu như sau: Chính phu nhân của Tần Thái tử Hoa Dương phu nhân không có con; Hạ Cơ sinh ra Dị Nhân. Dị Nhân được đưa sang nước Triệu làm con tin. Tần mấy lần đánh Triệu, nên Triệu bạc đãi Dị Nhân. Dị Nhân làm con tin ở Triệu trong cảnh khốn khổ.
Đại thương gia Dương Diệu Lã Bất Vi đến Hàm Đan thủ đô nước Triệu buôn bán, thấy Doanh Dị Nhân liền nghĩ: “Một món đầu tư hời đây!” rồi đến bái kiến Dị Nhân: “Ta có thể nâng cao giá trị của ngài!”, Dị Nhân bật cười: “Ngài tự nâng cao giá trị của mình trước đi!” Bất Vi đáp: “Ngài không biết đấy thôi, giá trị của Bất Vi ta dựa vào giá trị của ngài mà nâng cao!” Dị Nhân nghe thấy vậy rất phấn khởi, bèn ngồi xuống hàn huyên.
Ngày nay nhìn lại, Lã Bất Vi là nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên trong lịch sử, nhận được sự tài trợ về tài chính của Lã Bất Vi, nước Tần là quốc gia mạnh nhất thời đó, tiến hành cải tổ quyền lực. Cùng với sự đầu tư tài chính vào nước Tần, Lã Bất Vi đã trở thành “Ông Hoàng không vương miện”. Quan trọng hơn là, với sự kết hợp giữa tài chính và vũ lực, cuối cùng nước Tần cũng dẹp yên 6 nước, xưng bá thiên hạ, gây dựng nền móng cơ sở cho thời đại mới của lịch sử Trung Quốc. Phương tiện đầu tư của Lã Bất Vi là tiền bạc. Chính vì vậy, chúng ta nên biết: ngoài binh khí được sử dụng rộng rãi, thì nền kinh tế tiền tệ phổ cập là một mục tiêu quan trọng khác của thời Chiến Quốc.
Tiền Mục cho hay, Chiến Quốc vẫn không phải là thời đại của nền kinh tế tiền tệ. Dựa theo ghi chép “Tả truyền”, thời Xuân Thu, quần thần biếu xén lẫn nhau, thậm chí cống nạp, đều không dùng tiền tệ mà dùng lễ vật từ kiệu, ngựa, gấm, đồng hồ, đỉnh, mỹ nữ cho đến nhạc sư, chứ không dùng vàng để tặng, nếu có thì cũng phải bắt đầu từ thời Chiến Quốc. Theo ghi chép trong “Sử ký – Lục quốc niên biểu”, năm thứ 2 Tần Huệ Văn Vương bắt đầu sử dụng tiền tệ, cách Xuân Thu thời kỳ cuối 155 năm. Huệ Văn Vương cũng đã cho ngũ mã phanh thây Thương Uông và hiện thực hóa đường lối của Thương Uông. Tần diệt Triệu, xưng vương cũng bắt đầu từ đó.
Ở thời đại Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ bắt đầu phổ cập, mà hình thức đầu tư của Lã Bất Vi là đầu tư tiền tệ. Ông nói với Dị Nhân: “Có thể lập người kế vị chỉ có Hoa Dương phu nhân mà thôi. Bất Vi tuy không giàu sang gì, nhưng vẫn có thể đưa ngài nghìn vàng về phía Tây thuyết phục, khiến bà lập ngài thành người kế vị.” Dị Nhân nói: “Nếu kế hoạch của ngài thành công, ta sẽ chia cho ngài một phần nước Tần để cùng hưởng lạc.” Đúng như suy đoán của Dị Nhân, Lã Bất Vi mượn danh làm nước Tần hùng mạnh nhưng sự thật lại là làm lợi cho túi tiền của ông. Mục đích thực sự của ông là coi nước Tần là công cụ đầu tư của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có cuộc đầu tư chính quyền quốc gia, trực tiếp đầu tư chiến tranh giữa các nước, mở đường cho đường lối kết hợp đầu tư và chiến tranh.
Nhưng ở Trung Quốc, đường lối kết hợp đầu tư và quyền lực đã bị Tần Thủy Hoàng ngăn chặn. Sau khi Doanh Chính lên ngôi đã giết Lã Bất Vi không chút lưu tình. Theo Tư Mã Quang, Doanh Chính giết Lã Bất Vi chỉ vì muốn che đậy xuất thân nhơ nhuốc của mình, nhưng đây lại là lời lý giải không thuyết phục.
Tần Thủy Hoàng không hề phản đối nền kinh tế tiền tệ, ông chỉ thống nhất tiền tệ. Tiền tệ bất nhất, thì bá quyền bất lập. Nếu không tiết chế “Ông Hoàng không vương miện” Lã Bất Vi thì thiên hạ đại loạn, vì sẽ xuất hiện “Lã đại trái chủ” cho liệt quốc vay tiền gây chiến. Mục đích thật sự của Tần Thủy Hoàng rõ ràng là để tuyên bố công khai nguyên tắc chính trị cơ bản: Một thương nhân cho vay nặng lãi không thể uy hiếp tống tiền quốc gia, cho dù Lã Bất Vi được cho là cha ruột của mình cũng không thể để ông lộng hành được.
Thông qua việc giải quyết vấn đề của “tập đoàn” Lã Bất Vi, Tần Thủy Hoàng đã đặt nền móng cơ bản cho nền chính trị Trung Quốc, đây là sự lựa chọn hoàn toàn sáng suốt, sâu sắc chứ không như Tư Mã Quang và Vương An Thạch từng nói.