Tần Cối – Thông đồng với địch bán nước, tiếng xấu ngàn năm. Tần Cối (1090-1155), tự Hội Chi, người Giang Ninh (nay là Nam Kinh Giang Tô), xuất thân trong một gia định địa chủ nhỏ. 25 tuổi đỗ tiến sỹ, từ đó bước chân vào con đường quan trường. Năm thứ nhất Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (1127), quân Kim tiến đánh phía nam, Tần Cối bị bắt đến nước Kim. Ông ta ham sống sợ chết, gia nhập nước Kim, trở thành kẻ phản bội triều Tống. Sau khi trở về triều Tống, ông ta dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí tả tể tướng, đặt nền móng cho việc thực hiện âm mưu bán nước của mình. Tháng tám năm Thiệu Hưng thứ hai, Tần Cối bị bãi chức thừa tướng. Tống Cao Tông muốn làm hòa với người Kim, biết Tần Cối và người Kim có quan hệ đặc biệt, vào đầu năm thứ tám Thiệu Hưng hồi phục chức vụ tể tướng cho Tần Cối. Ông ta cấu kết với bên ngoài, để hoàn hành sứ mệnh của người Kim, không ngừng dùng thủ đoạn sát hại các đại thần và tướng quân kháng Kim. Thậm chí, Tần Cối dùng tội danh “bịa đặt vu khống” để hại chết Nhạc Phi, tạo thành án oan thiên cổ. Không những thế, gian thần này còn tạo phái gây họa, đàn áp tình địch trên chính trường. Trong 18 năm ông ta làm tể tướng, không biết bao nhiêu người bị ông ta hãm hại, khiến cho vương triều Nam Tống trở nên vô cùng hủ bại. Quân và dân Nam Tống căm hận ông ta thấu xương tủy, ai ai cũng chỉ muốn giết chết hắn. Tần Cối tâm địa xấu xa, luôn sống trong sự bất an, cuối cùng cũng bệnh chết vào tháng 10 năm 1155, kết thúc một cuộc đời đầy rẫy tội ác. A Hợp Mã - Tham quyền tham của, toàn gia bị giết. A Hợp Mã (?-1282), là đại thần “Lý Tài” thời Nguyên Thế Tổ. Sinh ra ở vùng Hoa Lạt Tử Mô Phí Nạp Khách Thắc (nay thuộc vùng Toshkent thuộc cộng hòa Uzbekistan). Ông ta sớm đã đi theo Án Trần Na Nhan – cha ruột của hoàng hậu của Hốt Tất Liệt, sau đó làm cận thần ở cung Oát Nhĩ Đóa của Hoàng hậu Sát Tất. Năm Trung Thống thứ tư thời Nguyên Thế Tổ (năm 1263), A Hợp Mã bắt đầu bước vào chính trường, năm thứ hai đã được đặc cách đề bạt làm Trung Thư Tỉnh giải quyết chính sự, được coi như chức vụ Phụ Tể Tướng, được thăng làm Vinh Lộc Đại Phu. Năm 1270, Hốt Tất Liệt lập Thượng Thư Tỉnh, cho A Hợp Mã giải quyết chuyện lập Thượng Thư Tỉnh, nắm quyền quản lí tài chính trong triều. Ông ta vừa lo việc tài chính cho Hốt Tất Liệt, vừa chuyên quyền lập bè đảng, giải quyết việc triều chính trong hơn 20 năm. Ông ta lợi dụng quyền lực của mình, chiếm dụng ruộng của dân khắp nơi, đồng thời còn nắm quyền kinh thương, thu lợi khắp nơi, trong nhà còn xây cả tổng kho. Ông ta ỷ thế chèn ép người khác, chèn ép nam giới cướp đoạt phụ nữ, ông ta có hơn 400 tì thiếp, hoang dâm vô độ. Kẻ thù của A Hợp Mã rất nhiều, trời giận người oán, ai ai cũng muốn giết ông ta. Sau này, A Hợp Mã và thái tử Chân Kim mâu thuẫn ngày càng lớn, Chân Kim quyết định giết chết A Hợp Mã. Vào đêm ngày mùng bảy tháng ba năm 1282, Chân Kim cuối cùng đã lập kế hoạch hành thích A Hợp Mã. Sau khi A Hợp Mã chết, trong nhà ông ta tìm được hai tấm da người, những tội ác khác của ông ta cũng được phơi bày. Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh vứt xác của A Hợp Mã ra ngoài thành để dã thú ăn thịt. Không lâu sau vợ, thiếp, con cái, và cả tay chân trong bè đảng của A Hợp Mã bị giết chết, đồng thời có 714 thành viên trong bè phái cũng lần lượt bị trị tội. Nghiêm Tung - Đại gian ác, chết không ai chôn. Nghiêm Tung (1480-1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am, người Phân Nghi Giang Tây, sinh ra trong một gia đình bình thường, 25 tuổi đỗ tiến sỹ, gia nhập quan trường. Vì mang bệnh, tu dưỡng tại nhà mười năm. Năm thứ mười một Chính Đức thời Minh Vũ Tông (năm 1516) về triều phục chức, nhưng không được như ý, cho đến năm Gia Tĩnh thứ bảy thời Minh Thế Tông mới bắt đầu làm Tả Thị Lang ở bộ Lễ. Để có được chức quan cao hơn, ông ta dốc sức phò trợ cấp trên Hạ Ngôn, được Hạ Ngôn giới thiệu. Nghiêm Tung một bước lên mây, được phong làm Sử bộ Hữu Thị Lang, không lâu sau được thăng chức làm Nam Kinh lễ Bộ thượng thư, tiếp sau đó được làm Nam Kinh sử bộ thượng thư, leo lên được chức vụ cao. Hạ Ngôn sau khi làm Đẩu Phụ Đại Thần, liền điều Nghiêm Tung về Bắc Kinh, phong làm thượng thư bộ Lễ, làm chức quan cao.Nghiêm Tung lại không bằng lòng, trở mặt đặt điều nịnh bợ Thế Tông, được Thế Tông tin dùng, phong ông ta là Thái Tử Thái Bao, nâng lên chức quan nhất phẩm, đồng thời thưởng cho nhiều tiền bạc, giúp cho Nghiêm Tung đạt được mục đích vừa thăng quan vừa phát tài. Nhưng ông ta vong ân bội nghĩa, báo thù Hạ Ngôn - người đã nâng đỡ ông ta, dẫm lên xác Hạ Ngôn mà leo lên chức Thủ Phụ. Ông ta hãm hại đồng liêu, kết bè kết đảng, tham ô tham nhũng, giàu nhất nhì thiên hạ. Vây cánh bè phái và con cháu của ông ta tác oai tác quái, lộng hành triều chính. Nghiêm Tung chuyên quyền loạn chính, khiến triều Minh suy yếu, biên cương bị xâm hại, dân chúng lầm than, nhưng ông ta lại tìm người chịu tội thay mình. Năm Gia Tĩnh thứ bốn mốt (năm 1562), tội ác của Nghiêm Tung bị phơi bày, Thế Tông lệnh cho Nghiêm Túc bãi chức, cho về quê tu dưỡng. Con cháu và vây cánh của ông ta bị phái đến vùng biên ải. Con trai của Nghiêm Tung Nghiêm Thế Phiên và tay chân La Long Văn trên đường đi đày đã trốn về quê, chiêu nạp những kẻ lưu manh, tung hoành ở quê hương, làm rất nhiều việc ác, bị triều đình chặt đầu. Nghiêm Tung bị điều xuống làm thứ dân, gia sản bị tịch thu, người nhà và vây cánh bị trị tội. Năm Long Khánh thứ nhất ( năm 1567), Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người. Khi ông ta chết, mộ không những không có quan tài mai táng, lại càng không có người đến hỏi thăm, cho đến những năm đầu Vạn Lịch, Trương Cư Chính chấp chính, mới dặn dò Nghi huyện lệnh mai táng cho ông ta. Ngao Bái - Ép vua loạn chính, chết rũ trong ngục. Ngao Bái (?-1669) xuất thân trong gia đình Tướng Môn, từ nhỏ đã vô cùng thành thục bắn cung cưỡi ngựa, kỹ nghệ cao cường. Khi trưởng thành, tính tình hung bạo, rất anh dũng trên chiến trường, lập được rất nhiều công lao, có danh xưng “ Ba Đồ Phổ “ (Dũng sĩ), được phong quan tấn tước. Sau khi Hoàng Thái Cực chết, Ngao Bái hết lòng vì hoàng đế trẻ tuổi kế vị Thuận Trị, được Thuận Trị tin dùng, lại có công bảo vệ Thái hậu nên được làm quan nhất phẩm. Sau khi Khang Hi kế vị, tuân theo di mệnh của Thuận Trị, được làm một trong bốn Phụ Chính đại thần. Ngao Bái dựa vào công lao mà kiêu ngạo, dần dần trở nên ngang ngược, không xem hoàng đế Khang Hy còn ít tuổi ra gì. Ông ta giết đại thần, mưu đồ ngày càng lớn, kết bè đảng, chuẩn bị sẵn sàng nắm triều chính, khiến Khang Hy và Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu đề phòng. Sau khi phụ chính đại thần Tác Ni chết, Ngao Bái muốn chiếm vị trí này, liền ép Khang Hy giết cả nhà người đối đầu với mình là Tô Khắc Tát Ha, ỷ mình là Thủ Phụ, ngày càng hoành hành. Ông ta còn thường khiển trách đại thần trước mặt Khang Hy, can dự vào việc phê duyệt tấu chương, quyền lực đã uy hiếp đến sự thống trị của Khang Huy. Khang Hy sau khi tự mình điều hành triều chính, không thể nhẫn nhịn được nữa, vào ngày mười sáu tháng năm năm 1669 bắt giữ Ngao Bái. Khang Hy rộng lượng không giết ông ta, cũng không làm ảnh hưởng đến nhiều người, chỉ bắt giam. Không lâu sau, Ngao Bái chết trong ngục.Hòa Thân - Tham quan nổi tiếng, tự làm tự chịu. Hòa Thân (1750 - 1799), tự Trí Trai, là người Chính Hồng Kỳ Mãn Châu. Thời thiếu niên nghèo khổ không có chỗ dựa, cha của ông ta là một Phó đô thống vô danh, nhưng tổ tiên của ông ta là Ni Nhã Ha có công lớn, vì thế Hòa Thân kế thừa chức tam đẳng khinh xa đô úy, không lâu sau được làm tam đẳng thị vệ, được làm cảnh vệ của Càn Long. Hòa Thân giỏi ăn nói, rất thông minh. Sau khi may mắn được Càn Long gặp mặt, Hòa Thân một bước lên mây, trong vòng mười mấy năm, được lên chức Tân Bộ thượng thư, rồi Thái tử Thái bảo, được ban Đới Song Nhãn Hoa Linh; sau được điều làm Sử Bộ thượng thư, Hiệp bàn đại học sĩ, quản lý bộ Hộ. Năm Càn Long thứ 50, được phong làm Tam đẳng trung tương bá, được thưởng tử cương; năm Càn Long thứ 55, lại được ban hoàng đai, chức quan ngày càng nhiều, đến ngay bản thân Hòa Thân cũng thấy phiền phức. Bản lĩnh lớn nhất của Hòa Thân là thu thập tiền tài. Ông ta là vị tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Càn Long chết, Gia Khánh kế vị, Hòa Thân bị giết, gia sản bị tịch thu, kết quả khiến mọi người kinh ngạc. Nhà Thanh lúc đó đưa ra bảng danh sách, có 106 số, trong đó chỉ có 25 mục, đã có giá trị hai trăm hai mươi triệu lạng bạc trắng, gia sản có tất cả một tỷ mốt lạng bạc trắng, tương đương với thu nhập mười lăm năm của triều Thanh.
Tần Cối – Thông đồng với địch bán nước, tiếng xấu ngàn năm. Tần Cối (1090-1155), tự Hội Chi, người Giang Ninh (nay là Nam Kinh Giang Tô), xuất thân trong một gia định địa chủ nhỏ. 25 tuổi đỗ tiến sỹ, từ đó bước chân vào con đường quan trường. Năm thứ nhất Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (1127), quân Kim tiến đánh phía nam, Tần Cối bị bắt đến nước Kim. Ông ta ham sống sợ chết, gia nhập nước Kim, trở thành kẻ phản bội triều Tống. Sau khi trở về triều Tống, ông ta dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí tả tể tướng, đặt nền móng cho việc thực hiện âm mưu bán nước của mình.
Tháng tám năm Thiệu Hưng thứ hai, Tần Cối bị bãi chức thừa tướng. Tống Cao Tông muốn làm hòa với người Kim, biết Tần Cối và người Kim có quan hệ đặc biệt, vào đầu năm thứ tám Thiệu Hưng hồi phục chức vụ tể tướng cho Tần Cối. Ông ta cấu kết với bên ngoài, để hoàn hành sứ mệnh của người Kim, không ngừng dùng thủ đoạn sát hại các đại thần và tướng quân kháng Kim. Thậm chí, Tần Cối dùng tội danh “bịa đặt vu khống” để hại chết Nhạc Phi, tạo thành án oan thiên cổ.
Không những thế, gian thần này còn tạo phái gây họa, đàn áp tình địch trên chính trường. Trong 18 năm ông ta làm tể tướng, không biết bao nhiêu người bị ông ta hãm hại, khiến cho vương triều Nam Tống trở nên vô cùng hủ bại. Quân và dân Nam Tống căm hận ông ta thấu xương tủy, ai ai cũng chỉ muốn giết chết hắn. Tần Cối tâm địa xấu xa, luôn sống trong sự bất an, cuối cùng cũng bệnh chết vào tháng 10 năm 1155, kết thúc một cuộc đời đầy rẫy tội ác.
A Hợp Mã - Tham quyền tham của, toàn gia bị giết. A Hợp Mã (?-1282), là đại thần “Lý Tài” thời Nguyên Thế Tổ. Sinh ra ở vùng Hoa Lạt Tử Mô Phí Nạp Khách Thắc (nay thuộc vùng Toshkent thuộc cộng hòa Uzbekistan). Ông ta sớm đã đi theo Án Trần Na Nhan – cha ruột của hoàng hậu của Hốt Tất Liệt, sau đó làm cận thần ở cung Oát Nhĩ Đóa của Hoàng hậu Sát Tất. Năm Trung Thống thứ tư thời Nguyên Thế Tổ (năm 1263), A Hợp Mã bắt đầu bước vào chính trường, năm thứ hai đã được đặc cách đề bạt làm Trung Thư Tỉnh giải quyết chính sự, được coi như chức vụ Phụ Tể Tướng, được thăng làm Vinh Lộc Đại Phu.
Năm 1270, Hốt Tất Liệt lập Thượng Thư Tỉnh, cho A Hợp Mã giải quyết chuyện lập Thượng Thư Tỉnh, nắm quyền quản lí tài chính trong triều. Ông ta vừa lo việc tài chính cho Hốt Tất Liệt, vừa chuyên quyền lập bè đảng, giải quyết việc triều chính trong hơn 20 năm. Ông ta lợi dụng quyền lực của mình, chiếm dụng ruộng của dân khắp nơi, đồng thời còn nắm quyền kinh thương, thu lợi khắp nơi, trong nhà còn xây cả tổng kho. Ông ta ỷ thế chèn ép người khác, chèn ép nam giới cướp đoạt phụ nữ, ông ta có hơn 400 tì thiếp, hoang dâm vô độ.
Kẻ thù của A Hợp Mã rất nhiều, trời giận người oán, ai ai cũng muốn giết ông ta. Sau này, A Hợp Mã và thái tử Chân Kim mâu thuẫn ngày càng lớn, Chân Kim quyết định giết chết A Hợp Mã. Vào đêm ngày mùng bảy tháng ba năm 1282, Chân Kim cuối cùng đã lập kế hoạch hành thích A Hợp Mã. Sau khi A Hợp Mã chết, trong nhà ông ta tìm được hai tấm da người, những tội ác khác của ông ta cũng được phơi bày. Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh vứt xác của A Hợp Mã ra ngoài thành để dã thú ăn thịt. Không lâu sau vợ, thiếp, con cái, và cả tay chân trong bè đảng của A Hợp Mã bị giết chết, đồng thời có 714 thành viên trong bè phái cũng lần lượt bị trị tội.
Nghiêm Tung - Đại gian ác, chết không ai chôn. Nghiêm Tung (1480-1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am, người Phân Nghi Giang Tây, sinh ra trong một gia đình bình thường, 25 tuổi đỗ tiến sỹ, gia nhập quan trường. Vì mang bệnh, tu dưỡng tại nhà mười năm. Năm thứ mười một Chính Đức thời Minh Vũ Tông (năm 1516) về triều phục chức, nhưng không được như ý, cho đến năm Gia Tĩnh thứ bảy thời Minh Thế Tông mới bắt đầu làm Tả Thị Lang ở bộ Lễ. Để có được chức quan cao hơn, ông ta dốc sức phò trợ cấp trên Hạ Ngôn, được Hạ Ngôn giới thiệu.
Nghiêm Tung một bước lên mây, được phong làm Sử bộ Hữu Thị Lang, không lâu sau được thăng chức làm Nam Kinh lễ Bộ thượng thư, tiếp sau đó được làm Nam Kinh sử bộ thượng thư, leo lên được chức vụ cao. Hạ Ngôn sau khi làm Đẩu Phụ Đại Thần, liền điều Nghiêm Tung về Bắc Kinh, phong làm thượng thư bộ Lễ, làm chức quan cao.
Nghiêm Tung lại không bằng lòng, trở mặt đặt điều nịnh bợ Thế Tông, được Thế Tông tin dùng, phong ông ta là Thái Tử Thái Bao, nâng lên chức quan nhất phẩm, đồng thời thưởng cho nhiều tiền bạc, giúp cho Nghiêm Tung đạt được mục đích vừa thăng quan vừa phát tài. Nhưng ông ta vong ân bội nghĩa, báo thù Hạ Ngôn - người đã nâng đỡ ông ta, dẫm lên xác Hạ Ngôn mà leo lên chức Thủ Phụ. Ông ta hãm hại đồng liêu, kết bè kết đảng, tham ô tham nhũng, giàu nhất nhì thiên hạ. Vây cánh bè phái và con cháu của ông ta tác oai tác quái, lộng hành triều chính. Nghiêm Tung chuyên quyền loạn chính, khiến triều Minh suy yếu, biên cương bị xâm hại, dân chúng lầm than, nhưng ông ta lại tìm người chịu tội thay mình.
Năm Gia Tĩnh thứ bốn mốt (năm 1562), tội ác của Nghiêm Tung bị phơi bày, Thế Tông lệnh cho Nghiêm Túc bãi chức, cho về quê tu dưỡng. Con cháu và vây cánh của ông ta bị phái đến vùng biên ải. Con trai của Nghiêm Tung Nghiêm Thế Phiên và tay chân La Long Văn trên đường đi đày đã trốn về quê, chiêu nạp những kẻ lưu manh, tung hoành ở quê hương, làm rất nhiều việc ác, bị triều đình chặt đầu. Nghiêm Tung bị điều xuống làm thứ dân, gia sản bị tịch thu, người nhà và vây cánh bị trị tội. Năm Long Khánh thứ nhất ( năm 1567), Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người. Khi ông ta chết, mộ không những không có quan tài mai táng, lại càng không có người đến hỏi thăm, cho đến những năm đầu Vạn Lịch, Trương Cư Chính chấp chính, mới dặn dò Nghi huyện lệnh mai táng cho ông ta.
Ngao Bái - Ép vua loạn chính, chết rũ trong ngục. Ngao Bái (?-1669) xuất thân trong gia đình Tướng Môn, từ nhỏ đã vô cùng thành thục bắn cung cưỡi ngựa, kỹ nghệ cao cường. Khi trưởng thành, tính tình hung bạo, rất anh dũng trên chiến trường, lập được rất nhiều công lao, có danh xưng “ Ba Đồ Phổ “ (Dũng sĩ), được phong quan tấn tước. Sau khi Hoàng Thái Cực chết, Ngao Bái hết lòng vì hoàng đế trẻ tuổi kế vị Thuận Trị, được Thuận Trị tin dùng, lại có công bảo vệ Thái hậu nên được làm quan nhất phẩm. Sau khi Khang Hi kế vị, tuân theo di mệnh của Thuận Trị, được làm một trong bốn Phụ Chính đại thần.
Ngao Bái dựa vào công lao mà kiêu ngạo, dần dần trở nên ngang ngược, không xem hoàng đế Khang Hy còn ít tuổi ra gì. Ông ta giết đại thần, mưu đồ ngày càng lớn, kết bè đảng, chuẩn bị sẵn sàng nắm triều chính, khiến Khang Hy và Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu đề phòng. Sau khi phụ chính đại thần Tác Ni chết, Ngao Bái muốn chiếm vị trí này, liền ép Khang Hy giết cả nhà người đối đầu với mình là Tô Khắc Tát Ha, ỷ mình là Thủ Phụ, ngày càng hoành hành.
Ông ta còn thường khiển trách đại thần trước mặt Khang Hy, can dự vào việc phê duyệt tấu chương, quyền lực đã uy hiếp đến sự thống trị của Khang Huy. Khang Hy sau khi tự mình điều hành triều chính, không thể nhẫn nhịn được nữa, vào ngày mười sáu tháng năm năm 1669 bắt giữ Ngao Bái. Khang Hy rộng lượng không giết ông ta, cũng không làm ảnh hưởng đến nhiều người, chỉ bắt giam. Không lâu sau, Ngao Bái chết trong ngục.
Hòa Thân - Tham quan nổi tiếng, tự làm tự chịu. Hòa Thân (1750 - 1799), tự Trí Trai, là người Chính Hồng Kỳ Mãn Châu. Thời thiếu niên nghèo khổ không có chỗ dựa, cha của ông ta là một Phó đô thống vô danh, nhưng tổ tiên của ông ta là Ni Nhã Ha có công lớn, vì thế Hòa Thân kế thừa chức tam đẳng khinh xa đô úy, không lâu sau được làm tam đẳng thị vệ, được làm cảnh vệ của Càn Long.
Hòa Thân giỏi ăn nói, rất thông minh. Sau khi may mắn được Càn Long gặp mặt, Hòa Thân một bước lên mây, trong vòng mười mấy năm, được lên chức Tân Bộ thượng thư, rồi Thái tử Thái bảo, được ban Đới Song Nhãn Hoa Linh; sau được điều làm Sử Bộ thượng thư, Hiệp bàn đại học sĩ, quản lý bộ Hộ.
Năm Càn Long thứ 50, được phong làm Tam đẳng trung tương bá, được thưởng tử cương; năm Càn Long thứ 55, lại được ban hoàng đai, chức quan ngày càng nhiều, đến ngay bản thân Hòa Thân cũng thấy phiền phức.
Bản lĩnh lớn nhất của Hòa Thân là thu thập tiền tài. Ông ta là vị tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Càn Long chết, Gia Khánh kế vị, Hòa Thân bị giết, gia sản bị tịch thu, kết quả khiến mọi người kinh ngạc. Nhà Thanh lúc đó đưa ra bảng danh sách, có 106 số, trong đó chỉ có 25 mục, đã có giá trị hai trăm hai mươi triệu lạng bạc trắng, gia sản có tất cả một tỷ mốt lạng bạc trắng, tương đương với thu nhập mười lăm năm của triều Thanh.