Bá Hi - Hãm hại hiền tại gây họa cho đất nước: Bá Hi là người cuối thời Xuân Thu, được sinh ra trong một gia đình quý tộc ở nước Sở. Vì để tránh khó khăn đã chuyển sang sinh sống ở nước Ngô, dưới sự tiến cử của Ngũ Tử Tư, được làm Thái Tể nước Ngô, cùng Ngũ Tử Tư lo việc quốc sự. Ban đầu khi chưa có chỗ đứng vững chắc ở nước Ngô, ông ta cùng Ngũ Tử Tư dồn tâm dồn sức, vạch mưu tính kế vì nước Ngô. Nhưng khi đã có vị trí vững chắc, ông ta lại có ý đồ riêng, làm những việc hại nước hại dân.
Năm 494 trước công nguyên, nước Ngô và nước Việt giao tranh, nước Việt nhận thấy sắp thất bại, Việt Vương Câu Tiễn phái Văn Chủng tìm gặp Bá Hi, tặng cho ông ta rất nhiều vàng bạc và mỹ nữ. Bá Hi sau khi nhận quà của Nước Việt, liền ra sức xúi giục Ngô Vương Phù Sai đồng ý sự cầu hòa của nước Việt, khiến cho nước Việt có cơ hội tái sinh. Việt Vương sau khi đến nước Ngô, Ngũ Tử Tư khuyên Ngô Vương giết chết Câu Tiễn, tránh hiểm họa về sau, Bá Hi lại ra sức bảo vệ Câu Tiễn, khiến Ngô Vương gạt đi ý nghĩ giết Câu Tiễn.
Bá Hi khi vây cánh đã vững chắc thì vong ân bội nghĩa, ám hại Ngũ Tử Tư. Đặc biệt Ngô Vương sau khi có được người đẹp Tây Thi, huy động vật lực nhân lực xây dựng đài Cô Tô, ngày đêm hưởng lạc cùng Tây Thi. Ngũ Tử Tư nhận ra ý đồ của nước Việt, khuyên nhủ Ngô Vương, khiến Ngô Vương càm thấy chướng mắt. Năm 484 trước công Nguyên, Ngô Vương muốn điều quân đi đánh nước Tề, Ngũ Tử Tư không đồng ý, đồng thời chỉ ra điểm lợi điểm hại, nhưng Ngô Vương không nghe, lại có ý định muốn giết chết Ngũ Tử Tư. Bá Hi dậu đổ bìm leo, muốn dùng kế mượn dao giết người, diệt trừ Ngũ Tử Tư, nhưng không đạt được mục đích. Bá Hi không can tâm, liền đặt điều, ám hại Ngũ Tử Tư, cuối cùng khiến Ngũ Tử Tư phải tự sát.
Năm 482 trước công nguyên, tức là ba năm sau ngày Ngũ Tử Tư chết, nước Việt nhân cơ hội tấn công nước Ngô, khiến nước Ngô gần như diệt vong. Năm 478 trước công nguyên, nước Việt một lần nữa tấn công nước Ngô, quân Ngô thất bại lớn. Mùa đông năm 473 trước công nguyên, nước Việt tấn công thành Cô Tô của nước Ngô, Ngô Vương Phù Sai tự sát. Bá Hi cho rằng mình có công với nước Việt, nên mặt dày vô sỉ kể công với Câu Tiễn. Không ngờ, Câu Tiễn vốn căm ghét ông ta, liền ra lệnh cho binh sỹ chặt đầu Bá Hi, đồng thời giết chết cả nhà ông ta. Gian thần hại nước hại dân cuối cùng cũng có một cái kết nhục nhã.
An Lộc Sơn - Gian hùng hại quốc: An Lộc Sơn, là người tộc Hồ ở Liễu Thành Doanh Châu. Cha của ông ta là ai, trong sử sách không ghi chép, chỉ biết, mẹ là A Sử Đức Thị, cho nên An Lộc Sơn có khả năng là con riêng của mẹ ông ta với người khác. Sau đó, mẹ ông ta được gả cho An Diên Yên, cho nên ông ta mang họ An.
An Lộc Sơn túc trí đa mưu, năm thứ ba Thiên Bảo (năm 744), ông kiêm nhiệm chức Phạm Dương đốc sứ, quyền lực ngày càng lớn. Để lấy lòng Đường Huyền Tông, An Lộc Sơn nỗ lực thể hiện bản thân, lại nhận Dương Quý Phi làm mẹ nuôi. Năm này, An Lộc Sơn đã 45 tuổi, còn Dương Quý Phí mới 29 tuổi. Năm thứ chín Thiên Bảo (năm 750), Đường Huyền Tông phong An Lộc Sơn làm Đông Bình quân Vương, là việc phong soái trước nay chưa từng có, An Lộc Sơn là người đầu tiên. Năm Thiên Bảo thứ 10 (năm 751) An Lộc Sơn kiêm nhiệm Hà Đông tiết độ sứ, như vậy, An Lộc Sơn trở thành tiết độ sứ ba trấn là Bình Lô, Phạm Dương ( nay là Bắc Kinh), Hà Đông ( nay là Thái Nguyên), có hàng chục vạn binh mã, dã tâm ngày càng lớn.
Binh sỹ nhiều, dã tâm cao, An Lộc Sơn ủ mưu lật đổ nhà Đường. Tháng 11 năm thứ mười bốn Thiên Bảo (tức năm755), An Lộc Sơn khởi binh nổi loạn ở Phạm Dương, tạo nên “loạn An Lộc Sơn” trong lịch sử. Phiến quân đi đến nơi đâu đều giết người cướp của, không tội ác nào không làm, gây nên bao tai họa cho nhân dân. “Loạn An Lộc Sơn” kéo dài 8 năm, Trung Nguyên chiến tranh liên miên, sản xuất xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, trở thành điểm chuyển tiếp từ thịnh vượng sang suy yếu của nhà Đường. Tháng 1 năm thứ hai Chính Đức (năm 757), do nội bộ An Lộc Sơn bất hòa, An Lộc Sơn bị thuộc hạ giết hại, kết thúc một cuộc đời tàn ác.
Dương Quốc Trung - Tội ác tày trời, tự chuốc lấy cái chết: Dương Quốc Trung (?-756), vốn tên là Xuyên, năm sinh không rõ, là anh họ của Dương Quý Phi, vì Dương Quý Phi được sủng ái mà được vào triều làm quan. Sau khi Lý Lâm Phủ chết, được coi là Tả Tể Tướng, được phong làm Ngụy Quốc Công, một mình lũng đoạn triều chính. Dương Quốc Trung vốn là một kẻ vô lại, khi mới vào triều, ông ta và Lý Lâm Phủ đều là kẻ ác, o ép người dưới, bài trừ những người chống đối, làm không biết bao nhiêu việc xấu xa. Sau này, ông ta và Lý Lâm Phủ lại đối đầu với nhau. Sau khi Lý Lâm Phủ bệnh mà chết, ông ta thay thế Lý Lâm Phủ, trở thành Tả Tể Tướng. Sau khi nắm được đại quyền, Dương Quốc Trung vô cùng bá đạo, chỉ tin dùng người thân, đời sống hủ bại, o ép quần thần, không một ai có thể chống lại ông ta.
Sau khi An Lộc Sơn được sủng ái, ông ta rất ghen tị, luôn tranh sủng với An Lộc Sơn ở khắp nơi, khiến “loạn An Lộc Sơn” càng nhanh chóng xảy ra. Sau khi Đồng quan thất thủ, Đường Huyền Tông chạy trốn về phương Nam, khi đi đến Mã Ngôi Dịch thuộc Tây Giao Kim Thành (nay là Hưng Bình, Thiểm Tây) Cấm quan đô lĩnh Trần Huyền Lễ sớm đã bất mãn với anh em Dương Quốc Trung phát động binh biến, Dương Quốc Trung bị giết chết trong lúc binh biến, mới thấm thía câu: “Tự chuốc họa vào thân”.
Trương Bang Xương - Bán nước cầu vinh , tự mình giết mình: Trương Bang Xương (1083-1127), tự là Năng, là người Đông Quang thuộc Vĩnh Tịnh Quân (nay là huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc), xuất thân là tiến sĩ, rất giỏi nịnh bợ người khác, vì thế đường quan vận rất hanh thông. Khi Tống Khâm Tông lên kế vị, ông ta được làm tể tướng, trở thành nhân vật quyền lực trong triều đình. Tháng mười năm thứ bảy Tuyên Hòa (năm 1125), quân Kim chia làm hai đường tấn công triều Tống. Trương Bang Xương sợ địch như sợ cọp, sợ chiến tranh khi xảy xa, làm ảnh hưởng đến tiền đồ, vì thế chủ trương làm hòa.
Tống Khâm Tông phái em mình là Khang Vương Triệu Cấu cùng Trương Bang Xương cùng đi đến bản doanh của quân Kim, bị người Kim bắt giữ. Trương Bang Xương sợ hãi, xu nịnh, đồng ý yêu cầu vô lý cắt đất của người Kim. Sau khi quân Kim tạm thời rút lui, Khâm Tông cho rằng Trương Bang Xương có công, lại phong ông ta từ Phụ Tể tướng thành Chánh Tể tướng, còn những tướng quân theo chủ trương kháng Kim lại bị công kích và bài xích. Tháng tám năm thứ nhất Khang Nguyên (năm 1126), quân Kim một lần nữa tiến hành xâm lược phía Nam, tháng một năm thứ hai Khang Nguyên đánh chiếm thành Khai Phong của triều Tống, Huy Tông, Khâm Tông bị bắt vào bản doanh của quân Kim, Trương Bang Xương lại được người Kim cho làm Hoàng đế Đại Sở, làm một con rối.
Mặc dù thời gian tại vị chỉ là 33 ngày, nhưng ông ta càng thuần phục người Kim, can tâm bán nước cầu vinh. Sau khi Tống Cao Tông kế vị, Trương Bang Xương ra sức lấy lòng, không những bảo toàn được sinh mạng của cả nhà, mà còn được làm tiết độ sứ Thái Bảo, Phong Quốc Quân, còn được phong là Đồng An quân vương, có thể nói đây là điều mỉa mai của triều Tống. Năm 1127, Lý Cương cùng các vị đại thần dâng sớ yêu cầu Tống Cao Tống trừng trị kẻ bán nước Trương Bang Xương, Cao Tông biết rõ tội ác của Trương Bang Xương, liền quyết tâm, ra lệnh cho Trương Bang Xương tự xử. Trương Bang Xương phải treo cổ tự sát.
Thái Kinh - Có tài vô đức, uất ức mà chết: Thái Kinh (1047-1126), là người Tiên Du, thuộc Hưng Hóa Quân ( nay thuộc Phúc Kiến). Năm 24 tuổi đỗ tiến sỹ, được phái đến Tiền Đường (nay thuộc Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang) làm huyện úy, không lâu sau được phong làm Trung Thư Xá Nhân. Do Thái kinh viết chữ đẹp nhất triều đình, ông ta nhanh chóng được đề bạt làm Long Đồ các Thi Chế, Chi phủ Khai phong. Năm thứ tám Nguyên Phong (năm 1085), Tống Thần Tông bệnh chết, Tống Triết Tông kế vị, Tư Mã Quang bị phong làm tể tướng.
Có người gièm pha Thái Kinh, ông ta bị bài điều ra khỏi triều đình trung ương, đến Thành Đức Quân (nay là Hà Bắc). Nhưng vừa đến Thành Đức không lâu, anh lại bị phái đến làm Chi Châu Doanh Châu (nay là Hà Gian, Hà Bắc). Tại Doanh Châu, Thái Kinh nhân cơ hội luồn lách giữa hai phái thủ cựu và phái thay đổi, rèn luyện được bản lĩnh nịnh trên ép dưới, trở thành một cao thủ trong quan trường hỗn loại. Phái thủ cựu cho rằng người này dùng dược, nên ông ta được làm chi phủ phủ Thành Đô (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên).
Năm thứ tám Nguyên Hựu ( năm 1093), sau khi Tống Triết Tông tự mình giải quyết việc triều chính, các đại thần phái thủ cựu - lần lượt bị loại trừ ra khỏi triều đình, còn Thái Kinh lại được gọi về kinh thành, phong làm hộ bộ thượng thư. Ông ta dựa vào vào bản lĩnh viết đẹp vẽ giỏi, từ từ củng cố vị trí của mình trong triều. Năm Nguyên Phủ (năm 1100), Triết Tông vừa tự mình giải quyết chính sự được sáu năm bị bệnh mà chết, Tống Huy Tông kế vị, một số đại thần thủ cựu được gọi về kinh thành, Thái Kinh bị lạnh nhạt, liên tiếp giáng chức, làm chi phủ Thái Nguyên.
Thái Kinh trong lòng không phục, dùng dằng không muốn nhận chức, Huy Tông tức giận, phái ông ta làm Chi phủ Giang Ninh (nay là Nam Kinh, thuộc Giang Tô), Thái Kinh vẫn không đi nhận chức, Huy Tông liền cắt tất cả chức quan của ông ta, cho ông ta làm đề cử trong Động Tiêu Cung. Thái Kinh sợ hãi, cuối cùng phải đi. Thái Kinh khi nắm đại quyền báo thù phái thủ cựu, đồng thời ám hại phái cách tân. Ông ta dùng thủ đoạn bẩn thỉu, ám hại hiền lương, bài trừ người đối lập, khiến bách tính khổ đau. Dưới sự chuyên quyền của ông ta, trong triều toàn gian thần, triều chính ngày càng hủ bại.
Thái Kinh lần lượt vào các năm thứ năm Sùng Ninh (1106), năm thứ ba Đại Quan (1109), năm thứ bai Tuyên Hòa (1120) ba lần bị tước chức vụ tể tướng, rồi lại được bổ nhiệm, được gọi là ba lên ba xuống. Lần thứ ba sau khi được bổ nhiệm làm tể tướng, con trai ông ta, Thái Du tranh giành quyền lực trong triều, cuối cùng bị con trai đánh bại, kết thúc đường quan vận. Năm thứ nhất Tĩnh Khang (1126), quân Kim tiến sát Khai Phong, Thái Kinh chạy trốn về Bạc Châu. Trên đường đi, mọi người không bán đồ ăn cho ông ta, quan chức trên đường chạy trốn truy đuổi ông khắp nơi, không cho ông ta con đường thoát. Sau đó, đến Đàm Châu (nay là thành phố Trường Sa, thuộc Hồ Nam), ông ta không có nơi nào để ở, phải ở trong một ngôi miếu ở Thành Nam. Thái Kinh không chấp nhận được hiện thực, cuối cùng uất ức mà chết.
Bá Hi - Hãm hại hiền tại gây họa cho đất nước: Bá Hi là người cuối thời Xuân Thu, được sinh ra trong một gia đình quý tộc ở nước Sở. Vì để tránh khó khăn đã chuyển sang sinh sống ở nước Ngô, dưới sự tiến cử của Ngũ Tử Tư, được làm Thái Tể nước Ngô, cùng Ngũ Tử Tư lo việc quốc sự. Ban đầu khi chưa có chỗ đứng vững chắc ở nước Ngô, ông ta cùng Ngũ Tử Tư dồn tâm dồn sức, vạch mưu tính kế vì nước Ngô. Nhưng khi đã có vị trí vững chắc, ông ta lại có ý đồ riêng, làm những việc hại nước hại dân.
Năm 494 trước công nguyên, nước Ngô và nước Việt giao tranh, nước Việt nhận thấy sắp thất bại, Việt Vương Câu Tiễn phái Văn Chủng tìm gặp Bá Hi, tặng cho ông ta rất nhiều vàng bạc và mỹ nữ. Bá Hi sau khi nhận quà của Nước Việt, liền ra sức xúi giục Ngô Vương Phù Sai đồng ý sự cầu hòa của nước Việt, khiến cho nước Việt có cơ hội tái sinh. Việt Vương sau khi đến nước Ngô, Ngũ Tử Tư khuyên Ngô Vương giết chết Câu Tiễn, tránh hiểm họa về sau, Bá Hi lại ra sức bảo vệ Câu Tiễn, khiến Ngô Vương gạt đi ý nghĩ giết Câu Tiễn.
Bá Hi khi vây cánh đã vững chắc thì vong ân bội nghĩa, ám hại Ngũ Tử Tư. Đặc biệt Ngô Vương sau khi có được người đẹp Tây Thi, huy động vật lực nhân lực xây dựng đài Cô Tô, ngày đêm hưởng lạc cùng Tây Thi. Ngũ Tử Tư nhận ra ý đồ của nước Việt, khuyên nhủ Ngô Vương, khiến Ngô Vương càm thấy chướng mắt. Năm 484 trước công Nguyên, Ngô Vương muốn điều quân đi đánh nước Tề, Ngũ Tử Tư không đồng ý, đồng thời chỉ ra điểm lợi điểm hại, nhưng Ngô Vương không nghe, lại có ý định muốn giết chết Ngũ Tử Tư. Bá Hi dậu đổ bìm leo, muốn dùng kế mượn dao giết người, diệt trừ Ngũ Tử Tư, nhưng không đạt được mục đích. Bá Hi không can tâm, liền đặt điều, ám hại Ngũ Tử Tư, cuối cùng khiến Ngũ Tử Tư phải tự sát.
Năm 482 trước công nguyên, tức là ba năm sau ngày Ngũ Tử Tư chết, nước Việt nhân cơ hội tấn công nước Ngô, khiến nước Ngô gần như diệt vong. Năm 478 trước công nguyên, nước Việt một lần nữa tấn công nước Ngô, quân Ngô thất bại lớn. Mùa đông năm 473 trước công nguyên, nước Việt tấn công thành Cô Tô của nước Ngô, Ngô Vương Phù Sai tự sát. Bá Hi cho rằng mình có công với nước Việt, nên mặt dày vô sỉ kể công với Câu Tiễn. Không ngờ, Câu Tiễn vốn căm ghét ông ta, liền ra lệnh cho binh sỹ chặt đầu Bá Hi, đồng thời giết chết cả nhà ông ta. Gian thần hại nước hại dân cuối cùng cũng có một cái kết nhục nhã.
An Lộc Sơn - Gian hùng hại quốc: An Lộc Sơn, là người tộc Hồ ở Liễu Thành Doanh Châu. Cha của ông ta là ai, trong sử sách không ghi chép, chỉ biết, mẹ là A Sử Đức Thị, cho nên An Lộc Sơn có khả năng là con riêng của mẹ ông ta với người khác. Sau đó, mẹ ông ta được gả cho An Diên Yên, cho nên ông ta mang họ An.
An Lộc Sơn túc trí đa mưu, năm thứ ba Thiên Bảo (năm 744), ông kiêm nhiệm chức Phạm Dương đốc sứ, quyền lực ngày càng lớn. Để lấy lòng Đường Huyền Tông, An Lộc Sơn nỗ lực thể hiện bản thân, lại nhận Dương Quý Phi làm mẹ nuôi. Năm này, An Lộc Sơn đã 45 tuổi, còn Dương Quý Phí mới 29 tuổi. Năm thứ chín Thiên Bảo (năm 750), Đường Huyền Tông phong An Lộc Sơn làm Đông Bình quân Vương, là việc phong soái trước nay chưa từng có, An Lộc Sơn là người đầu tiên. Năm Thiên Bảo thứ 10 (năm 751) An Lộc Sơn kiêm nhiệm Hà Đông tiết độ sứ, như vậy, An Lộc Sơn trở thành tiết độ sứ ba trấn là Bình Lô, Phạm Dương ( nay là Bắc Kinh), Hà Đông ( nay là Thái Nguyên), có hàng chục vạn binh mã, dã tâm ngày càng lớn.
Binh sỹ nhiều, dã tâm cao, An Lộc Sơn ủ mưu lật đổ nhà Đường. Tháng 11 năm thứ mười bốn Thiên Bảo (tức năm755), An Lộc Sơn khởi binh nổi loạn ở Phạm Dương, tạo nên “loạn An Lộc Sơn” trong lịch sử. Phiến quân đi đến nơi đâu đều giết người cướp của, không tội ác nào không làm, gây nên bao tai họa cho nhân dân. “Loạn An Lộc Sơn” kéo dài 8 năm, Trung Nguyên chiến tranh liên miên, sản xuất xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, trở thành điểm chuyển tiếp từ thịnh vượng sang suy yếu của nhà Đường. Tháng 1 năm thứ hai Chính Đức (năm 757), do nội bộ An Lộc Sơn bất hòa, An Lộc Sơn bị thuộc hạ giết hại, kết thúc một cuộc đời tàn ác.
Dương Quốc Trung - Tội ác tày trời, tự chuốc lấy cái chết: Dương Quốc Trung (?-756), vốn tên là Xuyên, năm sinh không rõ, là anh họ của Dương Quý Phi, vì Dương Quý Phi được sủng ái mà được vào triều làm quan. Sau khi Lý Lâm Phủ chết, được coi là Tả Tể Tướng, được phong làm Ngụy Quốc Công, một mình lũng đoạn triều chính.
Dương Quốc Trung vốn là một kẻ vô lại, khi mới vào triều, ông ta và Lý Lâm Phủ đều là kẻ ác, o ép người dưới, bài trừ những người chống đối, làm không biết bao nhiêu việc xấu xa. Sau này, ông ta và Lý Lâm Phủ lại đối đầu với nhau. Sau khi Lý Lâm Phủ bệnh mà chết, ông ta thay thế Lý Lâm Phủ, trở thành Tả Tể Tướng. Sau khi nắm được đại quyền, Dương Quốc Trung vô cùng bá đạo, chỉ tin dùng người thân, đời sống hủ bại, o ép quần thần, không một ai có thể chống lại ông ta.
Sau khi An Lộc Sơn được sủng ái, ông ta rất ghen tị, luôn tranh sủng với An Lộc Sơn ở khắp nơi, khiến “loạn An Lộc Sơn” càng nhanh chóng xảy ra. Sau khi Đồng quan thất thủ, Đường Huyền Tông chạy trốn về phương Nam, khi đi đến Mã Ngôi Dịch thuộc Tây Giao Kim Thành (nay là Hưng Bình, Thiểm Tây) Cấm quan đô lĩnh Trần Huyền Lễ sớm đã bất mãn với anh em Dương Quốc Trung phát động binh biến, Dương Quốc Trung bị giết chết trong lúc binh biến, mới thấm thía câu: “Tự chuốc họa vào thân”.
Trương Bang Xương - Bán nước cầu vinh , tự mình giết mình: Trương Bang Xương (1083-1127), tự là Năng, là người Đông Quang thuộc Vĩnh Tịnh Quân (nay là huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc), xuất thân là tiến sĩ, rất giỏi nịnh bợ người khác, vì thế đường quan vận rất hanh thông. Khi Tống Khâm Tông lên kế vị, ông ta được làm tể tướng, trở thành nhân vật quyền lực trong triều đình. Tháng mười năm thứ bảy Tuyên Hòa (năm 1125), quân Kim chia làm hai đường tấn công triều Tống. Trương Bang Xương sợ địch như sợ cọp, sợ chiến tranh khi xảy xa, làm ảnh hưởng đến tiền đồ, vì thế chủ trương làm hòa.
Tống Khâm Tông phái em mình là Khang Vương Triệu Cấu cùng Trương Bang Xương cùng đi đến bản doanh của quân Kim, bị người Kim bắt giữ. Trương Bang Xương sợ hãi, xu nịnh, đồng ý yêu cầu vô lý cắt đất của người Kim. Sau khi quân Kim tạm thời rút lui, Khâm Tông cho rằng Trương Bang Xương có công, lại phong ông ta từ Phụ Tể tướng thành Chánh Tể tướng, còn những tướng quân theo chủ trương kháng Kim lại bị công kích và bài xích. Tháng tám năm thứ nhất Khang Nguyên (năm 1126), quân Kim một lần nữa tiến hành xâm lược phía Nam, tháng một năm thứ hai Khang Nguyên đánh chiếm thành Khai Phong của triều Tống, Huy Tông, Khâm Tông bị bắt vào bản doanh của quân Kim, Trương Bang Xương lại được người Kim cho làm Hoàng đế Đại Sở, làm một con rối.
Mặc dù thời gian tại vị chỉ là 33 ngày, nhưng ông ta càng thuần phục người Kim, can tâm bán nước cầu vinh. Sau khi Tống Cao Tông kế vị, Trương Bang Xương ra sức lấy lòng, không những bảo toàn được sinh mạng của cả nhà, mà còn được làm tiết độ sứ Thái Bảo, Phong Quốc Quân, còn được phong là Đồng An quân vương, có thể nói đây là điều mỉa mai của triều Tống. Năm 1127, Lý Cương cùng các vị đại thần dâng sớ yêu cầu Tống Cao Tống trừng trị kẻ bán nước Trương Bang Xương, Cao Tông biết rõ tội ác của Trương Bang Xương, liền quyết tâm, ra lệnh cho Trương Bang Xương tự xử. Trương Bang Xương phải treo cổ tự sát.
Thái Kinh - Có tài vô đức, uất ức mà chết: Thái Kinh (1047-1126), là người Tiên Du, thuộc Hưng Hóa Quân ( nay thuộc Phúc Kiến). Năm 24 tuổi đỗ tiến sỹ, được phái đến Tiền Đường (nay thuộc Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang) làm huyện úy, không lâu sau được phong làm Trung Thư Xá Nhân. Do Thái kinh viết chữ đẹp nhất triều đình, ông ta nhanh chóng được đề bạt làm Long Đồ các Thi Chế, Chi phủ Khai phong. Năm thứ tám Nguyên Phong (năm 1085), Tống Thần Tông bệnh chết, Tống Triết Tông kế vị, Tư Mã Quang bị phong làm tể tướng.
Có người gièm pha Thái Kinh, ông ta bị bài điều ra khỏi triều đình trung ương, đến Thành Đức Quân (nay là Hà Bắc). Nhưng vừa đến Thành Đức không lâu, anh lại bị phái đến làm Chi Châu Doanh Châu (nay là Hà Gian, Hà Bắc). Tại Doanh Châu, Thái Kinh nhân cơ hội luồn lách giữa hai phái thủ cựu và phái thay đổi, rèn luyện được bản lĩnh nịnh trên ép dưới, trở thành một cao thủ trong quan trường hỗn loại. Phái thủ cựu cho rằng người này dùng dược, nên ông ta được làm chi phủ phủ Thành Đô (nay là Thành Đô, Tứ Xuyên).
Năm thứ tám Nguyên Hựu ( năm 1093), sau khi Tống Triết Tông tự mình giải quyết việc triều chính, các đại thần phái thủ cựu - lần lượt bị loại trừ ra khỏi triều đình, còn Thái Kinh lại được gọi về kinh thành, phong làm hộ bộ thượng thư. Ông ta dựa vào vào bản lĩnh viết đẹp vẽ giỏi, từ từ củng cố vị trí của mình trong triều. Năm Nguyên Phủ (năm 1100), Triết Tông vừa tự mình giải quyết chính sự được sáu năm bị bệnh mà chết, Tống Huy Tông kế vị, một số đại thần thủ cựu được gọi về kinh thành, Thái Kinh bị lạnh nhạt, liên tiếp giáng chức, làm chi phủ Thái Nguyên.
Thái Kinh trong lòng không phục, dùng dằng không muốn nhận chức, Huy Tông tức giận, phái ông ta làm Chi phủ Giang Ninh (nay là Nam Kinh, thuộc Giang Tô), Thái Kinh vẫn không đi nhận chức, Huy Tông liền cắt tất cả chức quan của ông ta, cho ông ta làm đề cử trong Động Tiêu Cung. Thái Kinh sợ hãi, cuối cùng phải đi. Thái Kinh khi nắm đại quyền báo thù phái thủ cựu, đồng thời ám hại phái cách tân. Ông ta dùng thủ đoạn bẩn thỉu, ám hại hiền lương, bài trừ người đối lập, khiến bách tính khổ đau. Dưới sự chuyên quyền của ông ta, trong triều toàn gian thần, triều chính ngày càng hủ bại.
Thái Kinh lần lượt vào các năm thứ năm Sùng Ninh (1106), năm thứ ba Đại Quan (1109), năm thứ bai Tuyên Hòa (1120) ba lần bị tước chức vụ tể tướng, rồi lại được bổ nhiệm, được gọi là ba lên ba xuống. Lần thứ ba sau khi được bổ nhiệm làm tể tướng, con trai ông ta, Thái Du tranh giành quyền lực trong triều, cuối cùng bị con trai đánh bại, kết thúc đường quan vận. Năm thứ nhất Tĩnh Khang (1126), quân Kim tiến sát Khai Phong, Thái Kinh chạy trốn về Bạc Châu. Trên đường đi, mọi người không bán đồ ăn cho ông ta, quan chức trên đường chạy trốn truy đuổi ông khắp nơi, không cho ông ta con đường thoát. Sau đó, đến Đàm Châu (nay là thành phố Trường Sa, thuộc Hồ Nam), ông ta không có nơi nào để ở, phải ở trong một ngôi miếu ở Thành Nam. Thái Kinh không chấp nhận được hiện thực, cuối cùng uất ức mà chết.