Khuôn mặt của mỹ nhân Trung Quốc thường có hai kiểu: Khuôn mặt hình bầu dục như trứng ngỗng và khuôn mặt trái xoan với phần cằm nhọn có độ rộng bằng 1/3 độ rộng của gương mặt. Những bậc tuyệt thế giai nhân thời cổ đại như Tây Thi, Đổng Tiểu Uyển thường được miêu tả là sở hữu gương mặt trái xoan thanh tú. Đẹp thì tuyệt đẹp, nhưng hầu hết các nàng lại hồng nhan bạc mệnh. Ngược lại, những phụ nữ sở hữu khuôn mặt thứ nhất sắc nét rõ ràng thường có mệnh phú quý và dễ trở thành bậc “quốc mẫu” trong thiên hạ. Hãy cùng luận giải tướng mặt của ba người phụ nữ quyền lực và tiếng tăm bậc nhất Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, Từ Hy thái hậu và Tống Khánh Linh để hiểu rõ số mệnh họ. Võ Tắc Thiên: Tuy vào thời Võ Tắc Thiên chưa có ảnh để lưu giữ, nhưng hậu thế vẫn có thể mường tượng được gương mặt bà hoàng bởi bức tượng Phật trong hang Long Môn tại Lạc Dương được tạc theo đúng khuôn mặt Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên là người tôn sùng đạo Phật. Để tỏ lòng sùng bái, bà ta đề xướng dịch nhiều kinh Phật và ra sức cho tạc tượng, thậm chí còn tự thân tham gia vào những công việc này. Võ Mị Nương dành bớt số tiền son phấn của mình để tạc bức tượng Phật nổi tiếng ở Lạc Dương, cũng là để lưu lại chân dung mình cho đời sau. Những phụ nữ sở hữu khuôn mặt bầu dục kiểu này có thể nắm trọn thiên hạ trong tay. Vào năm 690, sau khi xưng đế, Võ Tắc Thiên ra sức chấn hưng giáo dục, mở rộng khoa cử, phá cách dụng người tài, cổ vũ, khích lệ nông dân trồng dâu nuôi tằm, phát triển kinh tế. (Trong ảnh là tạo hình Võ Tắc Thiên của nữ minh tinh Củng Lợi). Trong vòng gần nửa thế kỷ bà chấp chính, xã hội Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, đặt cơ sở, nền móng vững chắc cho thời đại “Khai nguyên thịnh thế” về sau. (Trong ảnh là tạo hình Võ Tắc Thiên của nữ minh tinh Củng Lợi).
Từ Hy thái hậu: Từ Hy thái hậu tên thật là Diệp Hách Na Lạp Thị, vốn là phi tần của vua Hàm Phong, người tộc Mãn Châu. Trong hai triều Đồng Trị, Quang Tự cuối thời nhà Thanh, bà là người chấp chính thực tế trong triều. Kể từ sau “Chính biến Kỳ Tường”, bà buông rèm chấp chính và thống trị trong suốt 47 năm. Khuôn mặt Từ Hy thái hậu nổi rõ gò quách, phần thịt phía dưới xương gò má nổi lên khá rõ. Những người như vậy có sức hút rất lớn, là tướng đại quý đại phú. Phần cằm và khuôn mặt của bà có các phần đều nổi rõ, vô cùng sắc nét, đây là loại tướng diện tốt nhất trong số những kiểu tướng diện phụ nữ.
Với khuôn mặt như vậy, chỉ cần một nét cười đã đủ sức nghiêng nước nghiêng thành. Đôi mắt sáng long lanh rất có thần lại thêm phần mũi vừa thẳng vừa cao, quả là hàng anh kiệt trong đám nữ nhân. Những người như vậy thường hành sự quyết đoán, tận tâm và sẵn sàng ra tay để đạt được mục đích của mình.
Tống Khánh Linh: Tống Khánh Linh sinh ra ở Thượng Hải. Năm 1914, bà được bổ nhiệm làm thư ký tiếng Anh của Tôn Trung Sơn, tới năm 1915 lại kết duyên cùng ông này. Bà không chỉ là người vợ hiền thảo mà còn là một chiến hữu luôn sát cánh bên chồng. Một đời vẻ vang, một đời vinh quý, cho tới tận khi qua đời, bà vẫn là Phó chủ tịch nước của Trung Quốc. Dưới góc nhìn nhân diện học, mặt Tống Khánh Linh là một khuôn mặt đầy đặn hình bầu dục, thuộc tướng đại phú đại quý. Trên thực tế, phu nhân Tôn Trung Sơn sống trong phú quý tới lúc tuổi già. Bà có đôi vai khá rộng, toàn thân toát lên khí thế lạ thường, vóc dáng tròn đầy, mũi cao, lộ rõ vẻ quyết đoán, dám tự chủ trong mọi việc. Đôi mắt bà tròn, sáng, luôn ẩm ướt và ấm áp như ngọc. Mặc thời gian biến chuyển, người phụ nữ tài sắc ấy vẫn giữ được những nét đẹp quý phái đặc trưng của mình. Trong khi đó, gương mặt của cô em Tống Mỹ Linh lại vuông vức, có hình chữ “Quốc” (国), thể hiện vẻ cương nghị, mạnh mẽ đầy nam tính. Bà có lục phủ đầy đặn, địa các (hay còn gọi là cằm, là vùng tận cùng của khuôn mặt, tính từ trán trở xuống nếu nhìn chính diện) hướng lên trên, chứng tỏ bà là người có tướng trường thọ, phú quý. Sơn căn (tức phần gốc mũi nằm giữa hai mắt) của Tống Mỹ Linh hơi thấp, đó là dấu hiệu cho thấy, đường quan vận, quyền thế của người đẹp có phần lép vế hơn so với chị mình. Nhưng nhìn chung, khuôn mặt to của Mỹ Linh có tác dụng bổ khuyết cho khuôn mặt nhọn của đấng phu quân, tức Tưởng Giới Thạch.
Khuôn mặt của mỹ nhân Trung Quốc thường có hai kiểu: Khuôn mặt hình bầu dục như trứng ngỗng và khuôn mặt trái xoan với phần cằm nhọn có độ rộng bằng 1/3 độ rộng của gương mặt.
Những bậc tuyệt thế giai nhân thời cổ đại như Tây Thi, Đổng Tiểu Uyển thường được miêu tả là sở hữu gương mặt trái xoan thanh tú. Đẹp thì tuyệt đẹp, nhưng hầu hết các nàng lại hồng nhan bạc mệnh.
Ngược lại, những phụ nữ sở hữu khuôn mặt thứ nhất sắc nét rõ ràng thường có mệnh phú quý và dễ trở thành bậc “quốc mẫu” trong thiên hạ. Hãy cùng luận giải tướng mặt của ba người phụ nữ quyền lực và tiếng tăm bậc nhất Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, Từ Hy thái hậu và Tống Khánh Linh để hiểu rõ số mệnh họ.
Võ Tắc Thiên: Tuy vào thời Võ Tắc Thiên chưa có ảnh để lưu giữ, nhưng hậu thế vẫn có thể mường tượng được gương mặt bà hoàng bởi bức tượng Phật trong hang Long Môn tại Lạc Dương được tạc theo đúng khuôn mặt Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên là người tôn sùng đạo Phật. Để tỏ lòng sùng bái, bà ta đề xướng dịch nhiều kinh Phật và ra sức cho tạc tượng, thậm chí còn tự thân tham gia vào những công việc này. Võ Mị Nương dành bớt số tiền son phấn của mình để tạc bức tượng Phật nổi tiếng ở Lạc Dương, cũng là để lưu lại chân dung mình cho đời sau.
Những phụ nữ sở hữu khuôn mặt bầu dục kiểu này có thể nắm trọn thiên hạ trong tay. Vào năm 690, sau khi xưng đế, Võ Tắc Thiên ra sức chấn hưng giáo dục, mở rộng khoa cử, phá cách dụng người tài, cổ vũ, khích lệ nông dân trồng dâu nuôi tằm, phát triển kinh tế. (Trong ảnh là tạo hình Võ Tắc Thiên của nữ minh tinh Củng Lợi).
Trong vòng gần nửa thế kỷ bà chấp chính, xã hội Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, đặt cơ sở, nền móng vững chắc cho thời đại “Khai nguyên thịnh thế” về sau. (Trong ảnh là tạo hình Võ Tắc Thiên của nữ minh tinh Củng Lợi).
Từ Hy thái hậu: Từ Hy thái hậu tên thật là Diệp Hách Na Lạp Thị, vốn là phi tần của vua Hàm Phong, người tộc Mãn Châu. Trong hai triều Đồng Trị, Quang Tự cuối thời nhà Thanh, bà là người chấp chính thực tế trong triều. Kể từ sau “Chính biến Kỳ Tường”, bà buông rèm chấp chính và thống trị trong suốt 47 năm.
Khuôn mặt Từ Hy thái hậu nổi rõ gò quách, phần thịt phía dưới xương gò má nổi lên khá rõ. Những người như vậy có sức hút rất lớn, là tướng đại quý đại phú. Phần cằm và khuôn mặt của bà có các phần đều nổi rõ, vô cùng sắc nét, đây là loại tướng diện tốt nhất trong số những kiểu tướng diện phụ nữ.
Với khuôn mặt như vậy, chỉ cần một nét cười đã đủ sức nghiêng nước nghiêng thành. Đôi mắt sáng long lanh rất có thần lại thêm phần mũi vừa thẳng vừa cao, quả là hàng anh kiệt trong đám nữ nhân.
Những người như vậy thường hành sự quyết đoán, tận tâm và sẵn sàng ra tay để đạt được mục đích của mình.
Tống Khánh Linh: Tống Khánh Linh sinh ra ở Thượng Hải. Năm 1914, bà được bổ nhiệm làm thư ký tiếng Anh của Tôn Trung Sơn, tới năm 1915 lại kết duyên cùng ông này. Bà không chỉ là người vợ hiền thảo mà còn là một chiến hữu luôn sát cánh bên chồng. Một đời vẻ vang, một đời vinh quý, cho tới tận khi qua đời, bà vẫn là Phó chủ tịch nước của Trung Quốc.
Dưới góc nhìn nhân diện học, mặt Tống Khánh Linh là một khuôn mặt đầy đặn hình bầu dục, thuộc tướng đại phú đại quý. Trên thực tế, phu nhân Tôn Trung Sơn sống trong phú quý tới lúc tuổi già.
Bà có đôi vai khá rộng, toàn thân toát lên khí thế lạ thường, vóc dáng tròn đầy, mũi cao, lộ rõ vẻ quyết đoán, dám tự chủ trong mọi việc.
Đôi mắt bà tròn, sáng, luôn ẩm ướt và ấm áp như ngọc. Mặc thời gian biến chuyển, người phụ nữ tài sắc ấy vẫn giữ được những nét đẹp quý phái đặc trưng của mình.
Trong khi đó, gương mặt của cô em Tống Mỹ Linh lại vuông vức, có hình chữ “Quốc” (国), thể hiện vẻ cương nghị, mạnh mẽ đầy nam tính. Bà có lục phủ đầy đặn, địa các (hay còn gọi là cằm, là vùng tận cùng của khuôn mặt, tính từ trán trở xuống nếu nhìn chính diện) hướng lên trên, chứng tỏ bà là người có tướng trường thọ, phú quý.
Sơn căn (tức phần gốc mũi nằm giữa hai mắt) của Tống Mỹ Linh hơi thấp, đó là dấu hiệu cho thấy, đường quan vận, quyền thế của người đẹp có phần lép vế hơn so với chị mình.
Nhưng nhìn chung, khuôn mặt to của Mỹ Linh có tác dụng bổ khuyết cho khuôn mặt nhọn của đấng phu quân, tức Tưởng Giới Thạch.