Là người quyền lực và giàu sang nhất đất nước, hoàng đế nhà Thanh ở Trung Quốc thời phong kiến có cuộc sống vương giả. Mỗi bữa ăn của nhà vua đều được các đầu bếp giỏi nhất chế biến.Những món ăn được dâng lên hoàng đế đều chế biến từ những nguyên liệu tốt nhất và đắt nhất. Do vậy, mỗi ngày, nhà vua đều có thể thưởng thức các món ăn đặc sản ở các vùng miền trên cả nước.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, hoàng đế thường dùng bữa với hàng chục món khác nhau. Điều đáng chú ý là hoàng đế không được quá 3 lần gắp cho mỗi món ăn. Đây là quy định ăn uống dành cho bậc đế vương để tránh bị kẻ khác đầu độc vào món ăn yêu thích.Vì vậy, hoàng đế không bao giờ ăn hết các món được dâng lên. Từ đây, nhiều người tò mò về thức ăn thừa của nhà vua được xử lý như thế nào.Căn cứ vào quy định của hoàng cung nhà Thanh, sau khi nhà vua dùng bữa, các món sơn hào hải vị còn lại sẽ được ban thưởng cho các phi tần hoặc đại thần trong triều.Đối với các phi tần và quan lại, việc được nhà vua ban cho những món ăn ăn được xem là ân huệ lớn lao. Họ coi đó là vinh dự lớn khi được ăn chung món ăn với nhà vua.Thêm nữa, những người được nhà vua ban cho thức ăn thể hiện rằng họ rất được bậc thiên tử tin tưởng, coi trọng và có địa vị lớn trong cung hoặc triều đình.Trong trường hợp nhà vua không chỉ đích danh ban thưởng thức ăn cho phi tần, quan lại nào thì các món ăn thừa sẽ được ban cho cung nữ, thái giám. Do các món ăn của nhà vua đều là những món ngon hiếm lạ nên nhiều cung nữ, thái giám đều muốn một lần có cơ hội thưởng thức.Vì vậy, khi được vua ban thức ăn thì các cung nữ, thái giám đều cố gắng lấy một ít để thưởng thức hoặc đem ra ngoài cung bán cho các quán ăn, nhà trọ...Những món ăn từng được nhà vua ăn thường được bán với giá rất cao. Vì vậy, cung nữ, thái giám sẽ kiếm được một khoản tiền không nhỏ khi có những người lắm tiền nhiều của muốn thưởng thức món ăn dành cho bậc đế vương. Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Lễ hội Băng đăng mừng Tết Nguyên đán. Nguồn: THĐT1.
Là người quyền lực và giàu sang nhất đất nước, hoàng đế nhà Thanh ở Trung Quốc thời phong kiến có cuộc sống vương giả. Mỗi bữa ăn của nhà vua đều được các đầu bếp giỏi nhất chế biến.
Những món ăn được dâng lên hoàng đế đều chế biến từ những nguyên liệu tốt nhất và đắt nhất. Do vậy, mỗi ngày, nhà vua đều có thể thưởng thức các món ăn đặc sản ở các vùng miền trên cả nước.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, hoàng đế thường dùng bữa với hàng chục món khác nhau. Điều đáng chú ý là hoàng đế không được quá 3 lần gắp cho mỗi món ăn. Đây là quy định ăn uống dành cho bậc đế vương để tránh bị kẻ khác đầu độc vào món ăn yêu thích.
Vì vậy, hoàng đế không bao giờ ăn hết các món được dâng lên. Từ đây, nhiều người tò mò về thức ăn thừa của nhà vua được xử lý như thế nào.
Căn cứ vào quy định của hoàng cung nhà Thanh, sau khi nhà vua dùng bữa, các món sơn hào hải vị còn lại sẽ được ban thưởng cho các phi tần hoặc đại thần trong triều.
Đối với các phi tần và quan lại, việc được nhà vua ban cho những món ăn ăn được xem là ân huệ lớn lao. Họ coi đó là vinh dự lớn khi được ăn chung món ăn với nhà vua.
Thêm nữa, những người được nhà vua ban cho thức ăn thể hiện rằng họ rất được bậc thiên tử tin tưởng, coi trọng và có địa vị lớn trong cung hoặc triều đình.
Trong trường hợp nhà vua không chỉ đích danh ban thưởng thức ăn cho phi tần, quan lại nào thì các món ăn thừa sẽ được ban cho cung nữ, thái giám. Do các món ăn của nhà vua đều là những món ngon hiếm lạ nên nhiều cung nữ, thái giám đều muốn một lần có cơ hội thưởng thức.
Vì vậy, khi được vua ban thức ăn thì các cung nữ, thái giám đều cố gắng lấy một ít để thưởng thức hoặc đem ra ngoài cung bán cho các quán ăn, nhà trọ...
Những món ăn từng được nhà vua ăn thường được bán với giá rất cao. Vì vậy, cung nữ, thái giám sẽ kiếm được một khoản tiền không nhỏ khi có những người lắm tiền nhiều của muốn thưởng thức món ăn dành cho bậc đế vương.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Lễ hội Băng đăng mừng Tết Nguyên đán. Nguồn: THĐT1.