Đền Đô ở Bắc Ninh, nơi thờ các vua nhà Lý.
Bảy tên nịnh thần “phải chém” thời vua Trần Dụ Tông
Việc Chu Văn An dâng “Thất giảm sớ” xin chém bảy tên nịnh thần là một sự kiện làm chấn động sử Việt.
Việc này xảy ra vào thời vua Trần Dụ Tông (1336 –1369). Vị vua này ham chơi bời, lười chính sự, khiến cho quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Quá bức xúc trước điều chướng tai gai mắt, nhà giáo Chu Văn An – khi đó là quan đại thần – đã dâng Thất trảm sớ với những lời lẽ thống thiết. Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ từ quan, về quê ở ẩn.Khu di tích các Vua Trần ở tỉnh Thái Bình.
Chính sử không nêu rõ 7 tên gian thần bị bêu tên trong Thất trảm sớ, nhưng theo giai thoại trong dân gian thì đó là các tên:
- Hoạn quan chi hậu cục Mai Thọ Đức, kẻ cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ, đã lạm dụng chức quyền bắt về vô số con gái nhà lương dân.
- Trâu Canh, viên ngự y phạm tội làm cho Hoàng thượng liệt dương từ năm 3 tuổi, lại bày trò phục dương cho bề trên khi 15 tuổi. Y đã bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi lấy mật làm thang cho bài thuốc hồi dương của quan gia...
- Bùi Khoan, Chính chưởng phụng ngự. Y bày trò cờ bạc rượu chè dơ dáy ngay trong cung thất, dẫn đức vua vào mê lộ, bê tha như đám dân đen ngu muội.
- Văn Hiến hầu can tội gây bè đảng khiến các đại thần chia rẽ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biệt người ngay kẻ nịnh.
- Hành khiển tả ty lang trung Nguyễn Thanh Lương, xảo trá, dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ, tới cạn kiệt quốc khố.
- Hành khiển hữu ty, hữu bộc xạ Tâm Đức Ngưu đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm đủ mọi cách tăng thu thuế khóa, tăng các sắc thuế từ thượng cổ chưa từng có, để bòn rút của dân, lấy tiền chi vào các cuộc ăn chơi trác táng của hoàng thượng.
- Đoàn Nhữ Cẩu, Đồng binh chương sự, bòn rút khẩu phần của lính, các đồ binh khí đã cũ hỏng vẫn không chịu thay thế, để lấy tiền công bỏ túi. Y sao nhãng việc luyện tập canh phòng biên cương phía Bắc, phía Nam gần như bỏ ngỏ.
Hoàng Công Phụ thao túng chúa Trịnh Giang
Trịnh Giang là vị chúa Trịnh thứ 7 thời Lê Trung Hưng, nổi tiếng bạo nghịch giết vua và nhiều đại thần, lại sa vào con đường ăn chơi xa xỉ, tin dụng nịnh thần khiến chính sự ngày đổ nát.
Hoạn quan Hoàng Công Phụ chính là kẻ đứng sau thao túng Trịnh Giang. Cậy thế gần chúa, Phụ dèm pha cho Trịnh Giang giết các đối thủ rồi đưa người thân cận vào phủ chúa, tạo mối liên kết, lũng đoạn triều cương.
Sau một lần Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, Hoàng Công Phụ khuyên chúa trốn xuống hầm để tránh họa. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền.
Loạn lạc nổi lên, Hoàng Công Phụ cậy thế tự mình đem quân đánh Nguyển Tuyển ở Ninh Xá, thành Thăng Long bỏ trống. Quý Cảnh đem binh vào họp các quan phò lập Trịnh Doanh lên làm chúa, giết sạch bọn hoạn quan, không thấy sử chép số phận Hoàng Công Phụ ra sao.
Lòng tham vô hạn của Trương Phúc Loan
Cuối thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, quan đại thần Trương Phúc Loan dựng Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa và cô lập, hãm hại các quan đại thần chống đối, từ đó ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Tài chính của Đàng Trong vô cùng kiệt quệ, nhân dân bất bình dấy loạn khắp nơi.
Loan rất tham lam, ra sức vơ vét của cải, thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân… đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thu được. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi Loan là Trương Tần Cối.
Thấy vậy, Trịnh Sâm thân chinh cầm quân vào Nghệ An, sai Hoàng Ngũ Phúc dấy binh nam tiến mang danh là để trừ quyền thần Trương Phúc Loan. Cuối cùng, Trương Phúc Loan bị bắt và giải ra Thăng Long để chịu tội. Trên đường đi, Loan lâm bệnh rồi chết vào mùa đông năm Bính Thân (1776).
Trịnh Đường tham ô khi đất nước lâm nguy
Trịnh Đường là Tuần phủ Hà Tiên thời vua Minh Mạng. Năm 1834, khi quân Xiêm tiến đánh tỉnh Hà Tiên, Trịnh Đường không lo chống giặc, còn lấy trộm 1.000 quan tiền công của kho đem xuống thuyền chạy trốn.Thành phố Hà Tiên ngày nay.
Sau khi tỉnh Hà Tiên được thu phục, Trịnh Đường lại tâu lên triều đình rằng tiền ở kho bị giặc lấy mất. Tham tán Hồ Văn Khuê phát giác, chỉ đích danh tham tặc và tâu lên, vua Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ:
“Trịnh Đường trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dung. Để Hà Tiên thất thủ, tội đã khó tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét. Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao Viện tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lê”.
Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).
Đền Đô ở Bắc Ninh, nơi thờ các vua nhà Lý.
Bảy tên nịnh thần “phải chém” thời vua Trần Dụ Tông
Việc Chu Văn An dâng “Thất giảm sớ” xin chém bảy tên nịnh thần là một sự kiện làm chấn động sử Việt.
Việc này xảy ra vào thời vua Trần Dụ Tông (1336 –1369). Vị vua này ham chơi bời, lười chính sự, khiến cho quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Quá bức xúc trước điều chướng tai gai mắt, nhà giáo Chu Văn An – khi đó là quan đại thần – đã dâng Thất trảm sớ với những lời lẽ thống thiết. Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ từ quan, về quê ở ẩn.
Khu di tích các Vua Trần ở tỉnh Thái Bình.
Chính sử không nêu rõ 7 tên gian thần bị bêu tên trong Thất trảm sớ, nhưng theo giai thoại trong dân gian thì đó là các tên:
- Hoạn quan chi hậu cục Mai Thọ Đức, kẻ cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ, đã lạm dụng chức quyền bắt về vô số con gái nhà lương dân.
- Trâu Canh, viên ngự y phạm tội làm cho Hoàng thượng liệt dương từ năm 3 tuổi, lại bày trò phục dương cho bề trên khi 15 tuổi. Y đã bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi lấy mật làm thang cho bài thuốc hồi dương của quan gia...
- Bùi Khoan, Chính chưởng phụng ngự. Y bày trò cờ bạc rượu chè dơ dáy ngay trong cung thất, dẫn đức vua vào mê lộ, bê tha như đám dân đen ngu muội.
- Văn Hiến hầu can tội gây bè đảng khiến các đại thần chia rẽ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biệt người ngay kẻ nịnh.
- Hành khiển tả ty lang trung Nguyễn Thanh Lương, xảo trá, dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ, tới cạn kiệt quốc khố.
- Hành khiển hữu ty, hữu bộc xạ Tâm Đức Ngưu đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm đủ mọi cách tăng thu thuế khóa, tăng các sắc thuế từ thượng cổ chưa từng có, để bòn rút của dân, lấy tiền chi vào các cuộc ăn chơi trác táng của hoàng thượng.
- Đoàn Nhữ Cẩu, Đồng binh chương sự, bòn rút khẩu phần của lính, các đồ binh khí đã cũ hỏng vẫn không chịu thay thế, để lấy tiền công bỏ túi. Y sao nhãng việc luyện tập canh phòng biên cương phía Bắc, phía Nam gần như bỏ ngỏ.
Hoàng Công Phụ thao túng chúa Trịnh Giang
Trịnh Giang là vị chúa Trịnh thứ 7 thời Lê Trung Hưng, nổi tiếng bạo nghịch giết vua và nhiều đại thần, lại sa vào con đường ăn chơi xa xỉ, tin dụng nịnh thần khiến chính sự ngày đổ nát.
Hoạn quan Hoàng Công Phụ chính là kẻ đứng sau thao túng Trịnh Giang. Cậy thế gần chúa, Phụ dèm pha cho Trịnh Giang giết các đối thủ rồi đưa người thân cận vào phủ chúa, tạo mối liên kết, lũng đoạn triều cương.
Sau một lần Trịnh Giang bị sét đánh gần chết, Hoàng Công Phụ khuyên chúa trốn xuống hầm để tránh họa. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền.
Loạn lạc nổi lên, Hoàng Công Phụ cậy thế tự mình đem quân đánh Nguyển Tuyển ở Ninh Xá, thành Thăng Long bỏ trống. Quý Cảnh đem binh vào họp các quan phò lập Trịnh Doanh lên làm chúa, giết sạch bọn hoạn quan, không thấy sử chép số phận Hoàng Công Phụ ra sao.
Lòng tham vô hạn của Trương Phúc Loan
Cuối thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, quan đại thần Trương Phúc Loan dựng Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa và cô lập, hãm hại các quan đại thần chống đối, từ đó ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Tài chính của Đàng Trong vô cùng kiệt quệ, nhân dân bất bình dấy loạn khắp nơi.
Loan rất tham lam, ra sức vơ vét của cải, thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân… đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thu được. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi Loan là Trương Tần Cối.
Thấy vậy, Trịnh Sâm thân chinh cầm quân vào Nghệ An, sai Hoàng Ngũ Phúc dấy binh nam tiến mang danh là để trừ quyền thần Trương Phúc Loan. Cuối cùng, Trương Phúc Loan bị bắt và giải ra Thăng Long để chịu tội. Trên đường đi, Loan lâm bệnh rồi chết vào mùa đông năm Bính Thân (1776).
Trịnh Đường tham ô khi đất nước lâm nguy
Trịnh Đường là Tuần phủ Hà Tiên thời vua Minh Mạng. Năm 1834, khi quân Xiêm tiến đánh tỉnh Hà Tiên, Trịnh Đường không lo chống giặc, còn lấy trộm 1.000 quan tiền công của kho đem xuống thuyền chạy trốn.
Thành phố Hà Tiên ngày nay.
Sau khi tỉnh Hà Tiên được thu phục, Trịnh Đường lại tâu lên triều đình rằng tiền ở kho bị giặc lấy mất. Tham tán Hồ Văn Khuê phát giác, chỉ đích danh tham tặc và tâu lên, vua Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ:
“Trịnh Đường trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dung. Để Hà Tiên thất thủ, tội đã khó tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét. Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao Viện tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lê”.
Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).