Tần Thủy Hoàng vang danh sử sách là người thành lập nhà nước tập quyền đầu tiên trong sử sách Trung Quốc. Giống như nhiều hoàng đế Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng có rất nhiều con.Trong số này, nổi tiếng nhất là con trai cả Tần Thủy Hoàng tên Doanh Phù Tô (242 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) và Hồ Hợi (229 trước Công nguyên - 207 trước Công nguyên).Doanh Phù Tô được Tần Thủy Hoàng sắc phong làm thái tử. Con trai cả của Tần Thủy Hoàng nổi tiếng thông minh, tài hoa, quý trọng nhân tài và là người nhân hậu.Khác với tính cách hung bạo và độc đoán của Tần Thủy Hoàng, Doanh Phù Tô ủng hộ tư tưởng nhân trị (tức lấy nhân đức để cai trị dân chúng).Mặc dù Doanh Phù Tô có tính cách và tư tưởng trái ngược với mình nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn yêu quý và trọng dụng người con này.Tần Thủy Hoàng từng cho Doanh Phù Tô nắm giữ trọng binh trấn giữ Thượng Quân. Ông hoàng này hy vọng việc cầm binh sẽ giúp con trai trưởng rèn luyện bản lĩnh để trở thành một vị vua tương lai.Thế nhưng, vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời trong chuyến tuần du. Trước khi băng hà, ông viết di chiếu cho người con trai cả và dặn dò Phù Tô đưa ông về Hàm Dương chôn cất.Tuy nhiên, người con Hồ Hợi, thái giám Triệu Cao và Lý Tư bí mật làm giả di chiếu khác. Nội dung bản di chiếu giả đưa cho Doanh Phù Tô nói rằng Tần Thủy Hoàng ban cho thái tử kiếm để tự sát. Lý do là Doanh Phù Tô là người con bất hiếu với cha.Doanh Phù Tô tin rằng đó là di chiếu thật nên cầm kiếm tự sát và qua đời trong tức tưởi. Theo đó, Hồ Hợi đạt được âm mưu giết anh trai để kế vị cha.Các sử gia cho rằng nếu không có bức di chiếu giả trên thì Doanh Phù Tô không chết oan mà kế thừa vương vị từ cha. Theo đó, ông sẽ trở thành tân vương hiền đức, đưa nước Tần trở nên vững mạnh hơn so với việc Hồ Hợi làm vua. Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24
Tần Thủy Hoàng vang danh sử sách là người thành lập nhà nước tập quyền đầu tiên trong sử sách Trung Quốc. Giống như nhiều hoàng đế Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng có rất nhiều con.
Trong số này, nổi tiếng nhất là con trai cả Tần Thủy Hoàng tên Doanh Phù Tô (242 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) và Hồ Hợi (229 trước Công nguyên - 207 trước Công nguyên).
Doanh Phù Tô được Tần Thủy Hoàng sắc phong làm thái tử. Con trai cả của Tần Thủy Hoàng nổi tiếng thông minh, tài hoa, quý trọng nhân tài và là người nhân hậu.
Khác với tính cách hung bạo và độc đoán của Tần Thủy Hoàng, Doanh Phù Tô ủng hộ tư tưởng nhân trị (tức lấy nhân đức để cai trị dân chúng).
Mặc dù Doanh Phù Tô có tính cách và tư tưởng trái ngược với mình nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn yêu quý và trọng dụng người con này.
Tần Thủy Hoàng từng cho Doanh Phù Tô nắm giữ trọng binh trấn giữ Thượng Quân. Ông hoàng này hy vọng việc cầm binh sẽ giúp con trai trưởng rèn luyện bản lĩnh để trở thành một vị vua tương lai.
Thế nhưng, vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột qua đời trong chuyến tuần du. Trước khi băng hà, ông viết di chiếu cho người con trai cả và dặn dò Phù Tô đưa ông về Hàm Dương chôn cất.
Tuy nhiên, người con Hồ Hợi, thái giám Triệu Cao và Lý Tư bí mật làm giả di chiếu khác. Nội dung bản di chiếu giả đưa cho Doanh Phù Tô nói rằng Tần Thủy Hoàng ban cho thái tử kiếm để tự sát. Lý do là Doanh Phù Tô là người con bất hiếu với cha.
Doanh Phù Tô tin rằng đó là di chiếu thật nên cầm kiếm tự sát và qua đời trong tức tưởi. Theo đó, Hồ Hợi đạt được âm mưu giết anh trai để kế vị cha.
Các sử gia cho rằng nếu không có bức di chiếu giả trên thì Doanh Phù Tô không chết oan mà kế thừa vương vị từ cha. Theo đó, ông sẽ trở thành tân vương hiền đức, đưa nước Tần trở nên vững mạnh hơn so với việc Hồ Hợi làm vua.
Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24