John Kerry (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội trên tàu tuần tra tại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cuối những năm 1960. Ông đã nhập ngũ Trù bị Hải quân Mỹ năm 1966, và giai đoạn 1968-1969 làm sĩ quan thường trực trong 4 tháng ở Việt Nam.
Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, ông đã được trao các huân chương Ngôi sao Bạc, Ngôi sao Đồng và 3 huy chương Trái tim Tím (dành tặng cho binh sĩ bị thương trong chiến đấu). Trở về Mỹ, John Kerry gia nhập hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh và đóng vai trò phát ngôn viên.Đầu những năm 1970, Kerry trở thành một biểu tượng phản chiến của người Mỹ. Năm 1971, ông ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về chiến tranh Việt Nam. Ông nổi tiếng với câu nói: "Làm sao chúng ta có thể yêu cầu một con người phải chết vì sai lầm của người khác?". Câu này thường được trích dẫn trong các bài viết về ông.Trong bức ảnh này, ông đứng bên ca sĩ huyền thoại John Lennon của ban nhạc Beatles trong một hoạt động phản chiến.
John Kerry trao đổi với cộng sự là David Thorne trong cuộc biểu tình phản chiến của cựu chiến binh Mỹ, tháng 4/1971.John Kerry và các đồng đội đang nghe Thượng nghị sĩ Ted Kennedy phát biểu giữa cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ vào tháng 5/1971.
John Kerry (phải) và John O'Neil (trái) - người sau này trở thành một chuyên gia chống khủng bố - đang tranh cãi về chiến tranh Việt Nam cùng với người dẫn chương trình Dick Cavett (giữa) vào ngày 24/9/1971.Từ 1991-1993, khi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Kerry đã trở lại Việt Nam trong vai trò dân sự. Trong bức ảnh này, ông cùng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai (thứ 2 từ phải sang) trả lời báo giới sau buổi làm việc về vấn đề hài cốt lính Mỹ sau chiến tranh, ngày 16/11/1992. Ảnh: AFP.
John Kerry trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phong (Bộ Ngoại giao Việt Nam) trong khi đang bay qua sông bằng sông Cửu Long trên máy bay trực thăng vào ngày 20/11/1992. Ảnh: AFP.
John Kerry đã chuẩn bị nhiều tài liệu về Việt Nam để đến năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của ông và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận VN. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ảnh: John Kerry đứng với các dân biểu cùng Phó Tổng thống Al Gore và Tổng thống Bill Clinton trong buổi tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995. Ảnh: Getty.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cụng li với nhau tại Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 7/2013. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trò chuyện với các sinh viên địa phương trong chuyến thăm Cà Mau, nơi ông từng hoạt động trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ông John Kerry trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long, nơi hơn 4 thập niên trước ông thường đi tuần tra trên một tàu quân sự nhỏ. Ảnh: AP.
John Kerry (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội trên tàu tuần tra tại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cuối những năm 1960. Ông đã nhập ngũ Trù bị Hải quân Mỹ năm 1966, và giai đoạn 1968-1969 làm sĩ quan thường trực trong 4 tháng ở Việt Nam.
Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, ông đã được trao các huân chương Ngôi sao Bạc, Ngôi sao Đồng và 3 huy chương Trái tim Tím (dành tặng cho binh sĩ bị thương trong chiến đấu).
Trở về Mỹ, John Kerry gia nhập hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh và đóng vai trò phát ngôn viên.
Đầu những năm 1970, Kerry trở thành một biểu tượng phản chiến của người Mỹ.
Năm 1971, ông ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về chiến tranh Việt Nam.
Ông nổi tiếng với câu nói: "Làm sao chúng ta có thể yêu cầu một con người phải chết vì sai lầm của người khác?". Câu này thường được trích dẫn trong các bài viết về ông.
Trong bức ảnh này, ông đứng bên ca sĩ huyền thoại John Lennon của ban nhạc Beatles trong một hoạt động phản chiến.
John Kerry trao đổi với cộng sự là David Thorne trong cuộc biểu tình phản chiến của cựu chiến binh Mỹ, tháng 4/1971.
John Kerry và các đồng đội đang nghe Thượng nghị sĩ Ted Kennedy phát biểu giữa cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ vào tháng 5/1971.
John Kerry (phải) và John O'Neil (trái) - người sau này trở thành một chuyên gia chống khủng bố - đang tranh cãi về chiến tranh Việt Nam cùng với người dẫn chương trình Dick Cavett (giữa) vào ngày 24/9/1971.
Từ 1991-1993, khi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Kerry đã trở lại Việt Nam trong vai trò dân sự. Trong bức ảnh này, ông cùng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai (thứ 2 từ phải sang) trả lời báo giới sau buổi làm việc về vấn đề hài cốt lính Mỹ sau chiến tranh, ngày 16/11/1992. Ảnh: AFP.
John Kerry trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phong (Bộ Ngoại giao Việt Nam) trong khi đang bay qua sông bằng sông Cửu Long trên máy bay trực thăng vào ngày 20/11/1992. Ảnh: AFP.
John Kerry đã chuẩn bị nhiều tài liệu về Việt Nam để đến năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của ông và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận VN. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ảnh: John Kerry đứng với các dân biểu cùng Phó Tổng thống Al Gore và Tổng thống Bill Clinton trong buổi tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995. Ảnh: Getty.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cụng li với nhau tại Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 7/2013. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trò chuyện với các sinh viên địa phương trong chuyến thăm Cà Mau, nơi ông từng hoạt động trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ông John Kerry trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long, nơi hơn 4 thập niên trước ông thường đi tuần tra trên một tàu quân sự nhỏ. Ảnh: AP.