Với những chiến công lừng lẫy trên chiến trường, Napoleon là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại và là vị hoàng đế nổi tiếng của nước Pháp. Cái chết của hoàng đế Napoleon khiến nhiều người tiếc thương và trở thành bí ẩn lớn đánh đố nhân loại. Sau thất bại đau đớn trong trận Waterloo năm 1815, Napoleon Bonaparte bị buộc thoái vị và phải đi đày trên hòn đảo St. Helena phía nam Đại Tây dương. Đến ngày 5/5/1821, vị hoàng đế lừng lẫy một thời Napoleon qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày.Tuy nhiên, đến năm 1961, các chuyên gia phát hiện dấu vết thạch tín bất ngờ trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon. Từ đó, một giả thiết được đưa ra và trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi đó là liệu hoàng đế Napoleon qua đời do bị đầu độc chứ không phải qua đời vì bệnh tật.Theo báo báo của Nature đăng năm 1961, bác sĩ người Thụy Điển Sten Forshufvud tuyên bố hoàng đế Napoleon của Pháp qua đời vì thạch tín. Bác sĩ Forshufvud cho hay một trong những người hầu thân cận của nhà vua đã đầu độc hoàng đế Napoleon.Tuy nhiên, một số khác lập luận này việc thạch tín có trong cơ thể của hoàng đế Napoleon không phải là điều bất thường. Bởi lẽ, hoàng đế Napoleon có thể nhiễm độc thạch tín bởi những nguyên liệu khá phổ biến trong những sản phẩm gia dụng trong thế kỷ 19 như chất độc này có trong giấy dán tường ở ngôi nhà của vị hoàng đế này.Thêm vào đó, mỹ phẩm thời đó cũng chứa thạch tín. Đây có thể là nguyên nhân khiến hoàng đế Pháp nhiễm thạch tín từ môi trường.Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Tây Nam Texas, hoàng đế Napoleon chết vì chảy máu dạ dày chứ không phải bị đầu độc thạch tín. Kết quả này được đưa ra dựa trên biên bản khám nghiệm tử thi, nhật ký điều trị, lời kể nhân chứng, hồ sơ sức khỏe gia đình và kiến thức y học tiên tiến nhất.Các chuyên gia ĐH Tây Nam Texas còn tiết lộ chế độ ăn uống toàn thực phẩm muối khô, ít rau xanh và hoa quả trong những năm chinh chiến ngoài sa trường khiến bệnh ung thư dạ dày của hoàng đế Napoleon ngày càng chuyển biến xấu. Do đó, cái chết của vị hoàng đế này ngày càng đến gần hơn.Cho đến nay, nguyên nhân tử vong thực sự của hoàng đế Napoleon vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia chỉ có thể chứng minh được giả thuyết của mình nếu như được phép kiểm tra mô của cơ thể nhà cầm quân vĩ đại này.Tuy nhiên, con cháu của hoàng đế Napoleon không chấp nhận các chuyên gia mổ xẻ cơ thể nhà cầm quân tài ba này. Do vậy, nguyên nhân cái chết của Napoleon Bonaparte vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Với những chiến công lừng lẫy trên chiến trường, Napoleon là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại và là vị hoàng đế nổi tiếng của nước Pháp. Cái chết của hoàng đế Napoleon khiến nhiều người tiếc thương và trở thành bí ẩn lớn đánh đố nhân loại.
Sau thất bại đau đớn trong trận Waterloo năm 1815, Napoleon Bonaparte bị buộc thoái vị và phải đi đày trên hòn đảo St. Helena phía nam Đại Tây dương. Đến ngày 5/5/1821, vị hoàng đế lừng lẫy một thời Napoleon qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, đến năm 1961, các chuyên gia phát hiện dấu vết thạch tín bất ngờ trong những sợi tóc cuối cùng của Napoleon. Từ đó, một giả thiết được đưa ra và trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi đó là liệu hoàng đế Napoleon qua đời do bị đầu độc chứ không phải qua đời vì bệnh tật.
Theo báo báo của Nature đăng năm 1961, bác sĩ người Thụy Điển Sten Forshufvud tuyên bố hoàng đế Napoleon của Pháp qua đời vì thạch tín. Bác sĩ Forshufvud cho hay một trong những người hầu thân cận của nhà vua đã đầu độc hoàng đế Napoleon.
Tuy nhiên, một số khác lập luận này việc thạch tín có trong cơ thể của hoàng đế Napoleon không phải là điều bất thường. Bởi lẽ, hoàng đế Napoleon có thể nhiễm độc thạch tín bởi những nguyên liệu khá phổ biến trong những sản phẩm gia dụng trong thế kỷ 19 như chất độc này có trong giấy dán tường ở ngôi nhà của vị hoàng đế này.
Thêm vào đó, mỹ phẩm thời đó cũng chứa thạch tín. Đây có thể là nguyên nhân khiến hoàng đế Pháp nhiễm thạch tín từ môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Tây Nam Texas, hoàng đế Napoleon chết vì chảy máu dạ dày chứ không phải bị đầu độc thạch tín. Kết quả này được đưa ra dựa trên biên bản khám nghiệm tử thi, nhật ký điều trị, lời kể nhân chứng, hồ sơ sức khỏe gia đình và kiến thức y học tiên tiến nhất.
Các chuyên gia ĐH Tây Nam Texas còn tiết lộ chế độ ăn uống toàn thực phẩm muối khô, ít rau xanh và hoa quả trong những năm chinh chiến ngoài sa trường khiến bệnh ung thư dạ dày của hoàng đế Napoleon ngày càng chuyển biến xấu. Do đó, cái chết của vị hoàng đế này ngày càng đến gần hơn.
Cho đến nay, nguyên nhân tử vong thực sự của hoàng đế Napoleon vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia chỉ có thể chứng minh được giả thuyết của mình nếu như được phép kiểm tra mô của cơ thể nhà cầm quân vĩ đại này.
Tuy nhiên, con cháu của hoàng đế Napoleon không chấp nhận các chuyên gia mổ xẻ cơ thể nhà cầm quân tài ba này. Do vậy, nguyên nhân cái chết của Napoleon Bonaparte vẫn chưa được làm sáng tỏ.