Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trong số các vị vua nhà Trần, Trần Nhân Tông nổi trội hơn cả về tài văn thơ. Vua Trần Nhân Tông không chỉ là nhà phật pháp lớn, được suy tôn là phật hoàng. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.Vua Lê Thánh Tông của nhà Hậu Lê cũng là một trong những vị quân vương giỏi thơ văn. Ông từng lập “Tao Đàn nhị thập bát tú”, tập trung những nhà văn, thơ lớn của triều Lê như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh…Tự Đức là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn, cũng là một trong những quân vương giỏi thi ca trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Theo một số tài liệu, vua Tự Đức từng sáng tác tới 4.000 bài thơ.Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", trong thời gian bị lưu đày tại đảo Réunion ở Ấn Độ Dương, vua Duy Tân học về vô tuyến điện. Qua quá trình mày mò, học hỏi, ông có thể sử dụng, sửa chữa thành thạo những chiếc vô tuyến thời bấy giờ.Lê Hiển Tông trị vì từ năm 1740 đến 1786. Theo các tài liệu lịch sử, vua rất giỏi về chạm khắc, sáng tác nhạc. Nhã nhạc cung đình thời bấy giờ do vua sáng tác.Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi. Tranh của ông từng được mang sang triển lãm tại Pháp, về sau được đấu giá lên tới hơn 8.000 euro.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trong số các vị vua nhà Trần, Trần Nhân Tông nổi trội hơn cả về tài văn thơ. Vua Trần Nhân Tông không chỉ là nhà phật pháp lớn, được suy tôn là phật hoàng. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông của nhà Hậu Lê cũng là một trong những vị quân vương giỏi thơ văn. Ông từng lập “Tao Đàn nhị thập bát tú”, tập trung những nhà văn, thơ lớn của triều Lê như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh…
Tự Đức là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn, cũng là một trong những quân vương giỏi thi ca trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Theo một số tài liệu, vua Tự Đức từng sáng tác tới 4.000 bài thơ.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", trong thời gian bị lưu đày tại đảo Réunion ở Ấn Độ Dương, vua Duy Tân học về vô tuyến điện. Qua quá trình mày mò, học hỏi, ông có thể sử dụng, sửa chữa thành thạo những chiếc vô tuyến thời bấy giờ.
Lê Hiển Tông trị vì từ năm 1740 đến 1786. Theo các tài liệu lịch sử, vua rất giỏi về chạm khắc, sáng tác nhạc. Nhã nhạc cung đình thời bấy giờ do vua sáng tác.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong thời gian bị lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã làm quen bộ môn hội họa, trở thành họa sĩ giỏi. Tranh của ông từng được mang sang triển lãm tại Pháp, về sau được đấu giá lên tới hơn 8.000 euro.