Lương Vũ Đế là hậu duệ đời thứ 25 của viên thừa tướng nhà Hán - Tiêu Hà, vốn rất có hiếu. Lên 6 tuổi thì mẹ qua đời, ông đã không uống nước suốt 3 ngày 3 đêm, nhiều lần khóc đến ngất đi. Từ nhỏ ông chăm chỉ học tập, tay ko rời sách, và giao du thân mật với các danh sĩ đương thời. Về cuộc đời sự nghiệp của Tiêu Diễn có 3 điểm nổi bật. Một là chỉ trong nửa năm trời, ông thống lĩnh 10 vạn binh sĩ nam chinh bắc phạt đã bình định thiên hạ để lập ra triều Lương. Hai là ông là một trong những hoàng đế thọ nhất Trung Quốc với tuổi thọ 86. Thứ ba, ông là vị hoàng đế có thể nói sùng mộ đạo Phật bậc nhất. Dưới thời ông trị vì, nhiều chùa chiền đã được xây dựng. Sách Những điều bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc thống kê rằng chỉ riêng nội ngoại thành Kiến Khang, dưới triều vua Lương Vũ Đế đã có tới hơn 500 ngôi chùa với số tăng ni lên tới hơn 10 vạn người. Trong cuộc đời mình, Lương Vũ Đế cũng đã nhiều lần vào tu trong chùa Đồng Thái (nay thuộc Nam Kinh). Trong những lần ấy, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 37 ngày. Mỗi lần như thế, triều đình lại bỏ ra nhiều tiền để chuộc ông về. Cũng phải nói rõ là sự “chuộc” ở đây là do nhà vua tự nguyện. Trong đời Lương Vũ Đế, nhà vua mộ phật nên thường tổ chức các dịp xả thân để cúng dường Phật pháp. Xả thân tức là cúng vào chùa tất cả của cải của bản thân mình. Và ở mức độ khác là cho cả bản thân mình, tức là sẵn sàng vào chùa phục vụ các tăng ni. Về bí quyết sống lâu của Lương Vũ Đế, sách Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long cho biết: “Năm 40 tuổi trở đi ông không ăn cá thịt không uống rượu, không nghe nhạc. Thường ngày chỉ ăn một ít đồ chay thanh đạm, không tranh luận, không tranh hơn thua, sau 50 tuổi không gần nữ sắc. Ông cũng tự cho rằng phương pháp sống lâu của mình là “tuyệt phòng thất” không ngủ với nữ nhân suốt hơn 30 năm cuối đời”. Sau Lương Vũ Đế, Tống Cao Tông cũng là một ông vua sống lâu. Mặc dù sinh ra và trị vì trong thời đại loạn lạc, Tống triều chỉ còn lại nửa giang sơn và luôn bị quân Kim đe dọa nhưng Tống Cao Tông vẫn vững vàng và còn sống thọ tới 81 tuổi. Có được tuổi thọ như thế, trước hết là do ông tinh thông y học. Các vua nhà Tống đều nổi tiếng là giỏi y thuật. Tống Thái Tổ từng tự châm cứu chữa bệnh cho em trai (tức Tống Thái Tông sau này). Tống Cao Tông là con trai của Tống Huy Tông. Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước vinh hoa phú túc nên nhận được sự giáo dục chu đáo của hoàng gia. Bởi thế truyền thống y học của các vua Tống ông cũng nhanh chóng tiếp thu được.
Một mặt khác, các sử gia Trung Quốc cho biết thể chất Cao Tông vốn khỏe mạnh mà khi trưởng thành ông lại tinh thông y lý và luôn chú trọng thuật dưỡng sinh cho nên mới có thể vượt qua những đau khổ của cảnh nước mất nhà tan để gây dựng lại cơ đồ triều Tống và sống tới 81 tuổi. Cuốn Thực sắc chân ngôn về dưỡng sinh của học giả Long Tuân Tự nhà Minh khi nói đến phương pháp trường thọ của Tống Cao Tông đã cho rằng: “Cao Tông trường thọ là vì ông có nhiều tư chất bẩm sinh, ít ham muốn dục vọng, và luôn chú trọng dưỡng sinh mà thành”. Thanh Cao Tông – Càn Long là một vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông lên ngôi năm 25 tuổi, tại vị 60 năm, làm thái thượng hoàng 4 năm và mất năm 89 tuổi. Bởi thế ông là vị hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất, đạt được những thành tựu về mặt văn hóa, giáo dục và quân sự huy hoàng nhất và cũng là hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bí quyết của ông là gì?Ghi chép về đời sống của ông, cuốn Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long cho biết: Ông sống rất có nguyên tắc, sinh hoạt hàng ngày luôn theo nề nếp, kỷ luật. Sáng nào ông cũng dậy từ 5 giờ sáng để ngồi tĩnh tọa hít thở điều khí. Đợi khi nến tắt, trời sáng hẳn thì ông đi bộ trong Tử Cấm Thành. Thói quen này của ông được duy trì kể cả khi ông đi nghỉ ở các hành cung.
Trong ăn uống, Càn Long cũng không ham sơn hào hải vị. Mặc cho những của ngon vật lạ, ông vẫn thích ăn các món được chế biến từ đậu. Ông yêu cầu trong mỗi bữa ăn phải có đậu phụ. Các món ông ăn thường xuyên như hồng bạch đậu phụ, thập cẩm đậu phụ, sương tử đậu phụ… Ngoài ra ông còn có bí quyết dưỡng sinh độc đáo của mình. Những bí quyết đó tổng kết lại thành bốn đừng và mười thường. Bốn đừng là: ăn đừng nói, nằm đừng nói, uống đừng say và sắc đừng đắm. Mười thường là: thường chùi răng, thường nuốt nước bọt, thường gãi tai, thường xoa mũi, thường vận động mắt, thường xoa mặt, thường xoa bóp chân, thường xoa bụng, thường vươn tay, duỗi chân, thường không ngồi lâu một chỗ.
Lương Vũ Đế là hậu duệ đời thứ 25 của viên thừa tướng nhà Hán - Tiêu Hà, vốn rất có hiếu. Lên 6 tuổi thì mẹ qua đời, ông đã không uống nước suốt 3 ngày 3 đêm, nhiều lần khóc đến ngất đi. Từ nhỏ ông chăm chỉ học tập, tay ko rời sách, và giao du thân mật với các danh sĩ đương thời.
Về cuộc đời sự nghiệp của Tiêu Diễn có 3 điểm nổi bật. Một là chỉ trong nửa năm trời, ông thống lĩnh 10 vạn binh sĩ nam chinh bắc phạt đã bình định thiên hạ để lập ra triều Lương. Hai là ông là một trong những hoàng đế thọ nhất Trung Quốc với tuổi thọ 86. Thứ ba, ông là vị hoàng đế có thể nói sùng mộ đạo Phật bậc nhất.
Dưới thời ông trị vì, nhiều chùa chiền đã được xây dựng. Sách Những điều bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc thống kê rằng chỉ riêng nội ngoại thành Kiến Khang, dưới triều vua Lương Vũ Đế đã có tới hơn 500 ngôi chùa với số tăng ni lên tới hơn 10 vạn người.
Trong cuộc đời mình, Lương Vũ Đế cũng đã nhiều lần vào tu trong chùa Đồng Thái (nay thuộc Nam Kinh). Trong những lần ấy, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 37 ngày. Mỗi lần như thế, triều đình lại bỏ ra nhiều tiền để chuộc ông về. Cũng phải nói rõ là sự “chuộc” ở đây là do nhà vua tự nguyện.
Trong đời Lương Vũ Đế, nhà vua mộ phật nên thường tổ chức các dịp xả thân để cúng dường Phật pháp. Xả thân tức là cúng vào chùa tất cả của cải của bản thân mình. Và ở mức độ khác là cho cả bản thân mình, tức là sẵn sàng vào chùa phục vụ các tăng ni.
Về bí quyết sống lâu của Lương Vũ Đế, sách Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long cho biết: “Năm 40 tuổi trở đi ông không ăn cá thịt không uống rượu, không nghe nhạc. Thường ngày chỉ ăn một ít đồ chay thanh đạm, không tranh luận, không tranh hơn thua, sau 50 tuổi không gần nữ sắc. Ông cũng tự cho rằng phương pháp sống lâu của mình là “tuyệt phòng thất” không ngủ với nữ nhân suốt hơn 30 năm cuối đời”.
Sau Lương Vũ Đế, Tống Cao Tông cũng là một ông vua sống lâu. Mặc dù sinh ra và trị vì trong thời đại loạn lạc, Tống triều chỉ còn lại nửa giang sơn và luôn bị quân Kim đe dọa nhưng Tống Cao Tông vẫn vững vàng và còn sống thọ tới 81 tuổi. Có được tuổi thọ như thế, trước hết là do ông tinh thông y học. Các vua nhà Tống đều nổi tiếng là giỏi y thuật. Tống Thái Tổ từng tự châm cứu chữa bệnh cho em trai (tức Tống Thái Tông sau này). Tống Cao Tông là con trai của Tống Huy Tông. Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước vinh hoa phú túc nên nhận được sự giáo dục chu đáo của hoàng gia. Bởi thế truyền thống y học của các vua Tống ông cũng nhanh chóng tiếp thu được.
Một mặt khác, các sử gia Trung Quốc cho biết thể chất Cao Tông vốn khỏe mạnh mà khi trưởng thành ông lại tinh thông y lý và luôn chú trọng thuật dưỡng sinh cho nên mới có thể vượt qua những đau khổ của cảnh nước mất nhà tan để gây dựng lại cơ đồ triều Tống và sống tới 81 tuổi. Cuốn Thực sắc chân ngôn về dưỡng sinh của học giả Long Tuân Tự nhà Minh khi nói đến phương pháp trường thọ của Tống Cao Tông đã cho rằng: “Cao Tông trường thọ là vì ông có nhiều tư chất bẩm sinh, ít ham muốn dục vọng, và luôn chú trọng dưỡng sinh mà thành”.
Thanh Cao Tông – Càn Long là một vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông lên ngôi năm 25 tuổi, tại vị 60 năm, làm thái thượng hoàng 4 năm và mất năm 89 tuổi. Bởi thế ông là vị hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất, đạt được những thành tựu về mặt văn hóa, giáo dục và quân sự huy hoàng nhất và cũng là hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bí quyết của ông là gì?
Ghi chép về đời sống của ông, cuốn Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long cho biết: Ông sống rất có nguyên tắc, sinh hoạt hàng ngày luôn theo nề nếp, kỷ luật. Sáng nào ông cũng dậy từ 5 giờ sáng để ngồi tĩnh tọa hít thở điều khí. Đợi khi nến tắt, trời sáng hẳn thì ông đi bộ trong Tử Cấm Thành. Thói quen này của ông được duy trì kể cả khi ông đi nghỉ ở các hành cung.
Trong ăn uống, Càn Long cũng không ham sơn hào hải vị. Mặc cho những của ngon vật lạ, ông vẫn thích ăn các món được chế biến từ đậu. Ông yêu cầu trong mỗi bữa ăn phải có đậu phụ. Các món ông ăn thường xuyên như hồng bạch đậu phụ, thập cẩm đậu phụ, sương tử đậu phụ…
Ngoài ra ông còn có bí quyết dưỡng sinh độc đáo của mình. Những bí quyết đó tổng kết lại thành bốn đừng và mười thường. Bốn đừng là: ăn đừng nói, nằm đừng nói, uống đừng say và sắc đừng đắm.
Mười thường là: thường chùi răng, thường nuốt nước bọt, thường gãi tai, thường xoa mũi, thường vận động mắt, thường xoa mặt, thường xoa bóp chân, thường xoa bụng, thường vươn tay, duỗi chân, thường không ngồi lâu một chỗ.