Thẩm Đức Tiềm (1673-1769) tự Đính Sỹ, hiệu Quy Ngu, người Trường Châu là nhà thơ và là sủng thần dưới thời hoàng đế Càn Long. Cho mãi đến năm thứ tư Càn Long tức năm 1739 khi đã 67 tuổi mới đỗ tiến sĩ. Trong trường thi giữa bao nhân tài ông đã được hoàng đế Càn Long chú ý đến.Ba ngày sau, Thẩm Đức Tiềm được nhiệm mệnh làm Biên tu (một chức sử quan) tại viện Hàn Lâm, được tự do ra vào vườn thượng uyển, cùng với hoàng thượng thơ ca xướng hòa. Cũng từ đó, quan lộ thênh thang hanh thông, liên tục thăng cấp.Mối quan hệ giữa hoàng đế Càn Long và Thẩm Đức Tiềm vừa là quân thần lại là bạn thơ, bạn vong niên. Cơ duyên của Thẩm Đức Tiềm cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ và mơ ước. Càn Long hoàng đế cũng vô cùng ân sủng Thẩm Đức Tiềm ngay cả khi ông đã nghỉ hưu, thậm chí còn đối đãi có phần hơn xưa, từng nhiều lần ban thưởng, mỗi khi tuần thú Giang Nam, Càn Long đều không quên Thẩm Đức Tiềm. Thậm chí Càn Long còn gia phong cho ông ta là lễ bộ thượng thư, thái tử thái phó.Mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi Thẩm Đức Tiềm thu thập những những tác phẩm sáng tác trong 60 năm biên tập thành cuốn “Quốc triều thi biệt tài tập” dành tặng cho Càn Long và muốn thỉnh cầu hoàng thượng viết cho lời tựa.Sau khi đọc xong tập thơ, Càn Long phát hiện ra có rất nhiều bài thơ bị cấm của Nhị thần (đại thần tôn thời hai tiều đại) Tiền Khiêm Ích, Khuất Đại Quân.... Thậm chí, trong đó có những bài thơ được chọn là của Thận Quận Vương, thúc phụ của Càn Long đế nhưng lại trực tiếp dùng tên tục của ông để xưng hô khiến Càn Long cảm thấy bất mãn. Ông bèn hạ lệnh cho thư phòng sửa chữa cắt bỏ, nhưng vẫn đề lời tựa.Nhưng cũng kể từ đó, Càn Long đã thay đổi thái độ và cách đối xử với Thẩm Đức Tiềm, song mọi bổng lộc và đối đãi vẫn giữ như cũ cho đến khi Thẩm Đức Tiềm chết. Sau khi Thẩm Đức Tiềm chết được 9 năm, Càn Long biết được Thẩm Đức Tiềm từng làm mai mối cho Từ Thuật Quỳ chủ phạm trong trong vụ án “ Nhất trụ lầu thơ án” thì nổi giận lôi đình hạ lệnh tước hết các cấp hàm, phá từ đường, tước bỏ thụy hiệu, san bằng bia mộ.Sự thù hận của Càn Long đối với Thẩm Đức Tiềm khiến mọi người không thể giải thích nổi. Ngay đối với Từ Thuật Quỳ cũng không đến mức phải san phẳng bia mộ, vì thế hành động này của Càn Long nhất định là phải có nguyên do khác.Có một cách giải thích rằng: Sau khi Thẩm Đức Tiềm chết Càn Long ra lệnh tìm thi tập của Thẩm Đức Tiềm về đọc. Cuối cùng phát hiện ra tất cả những bài thơ mà ông ta thay Càn Long chắp bút đều được thu thập vào hết tập thơ của mình. Chính vì thế Càn Long đã vô cùng phẫn nộ, nên đã muợn cơ vụ việc “nhất trụ lâu thi án” để trả thù Thẩm Đức Tiềm.Bản thân Càn Long là người yêu thơ, theo đuổi phong cách tùy đường. Cả đời viết hơn 41 nghìn bài thơ, số lượng ngang bằng với toàn bộ thơ Đường cộng lại, nhưng trong đó phần lớn toàn là làm hộ. Có thể Càn Long nghe nói đến danh tiếng của Thẩm Đức Tiềm nổi tiếng Giang Nam đang ẩn cư ở Tô Châu nên đã lệnh cho tổng đốc lưỡng giang triệu Thẩm Đức Tiềm tiến cung ứng thi nên mới có cuộc gặp gỡ định mệnh đó.Càn Long nhìn thấy tài thơ của Thẩm Đức Tiềm có thể giúp mình chắp bút, hơn nữa Thẩm Đức Tiềm đã già lại thật thà nên có thể đáng tin cậy được. Chính vì thế khi phát hiện ra những bài thơ ông ta làm hộ lại được đề trong thi tập của ông ta thì một người với cá tính độc đoán như Càn Long đương nhiên sẽ cảm thấy càng phẫn nộ.
Thẩm Đức Tiềm (1673-1769) tự Đính Sỹ, hiệu Quy Ngu, người Trường Châu là nhà thơ và là sủng thần dưới thời hoàng đế Càn Long. Cho mãi đến năm thứ tư Càn Long tức năm 1739 khi đã 67 tuổi mới đỗ tiến sĩ. Trong trường thi giữa bao nhân tài ông đã được hoàng đế Càn Long chú ý đến.
Ba ngày sau, Thẩm Đức Tiềm được nhiệm mệnh làm Biên tu (một chức sử quan) tại viện Hàn Lâm, được tự do ra vào vườn thượng uyển, cùng với hoàng thượng thơ ca xướng hòa. Cũng từ đó, quan lộ thênh thang hanh thông, liên tục thăng cấp.
Mối quan hệ giữa hoàng đế Càn Long và Thẩm Đức Tiềm vừa là quân thần lại là bạn thơ, bạn vong niên. Cơ duyên của Thẩm Đức Tiềm cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ và mơ ước. Càn Long hoàng đế cũng vô cùng ân sủng Thẩm Đức Tiềm ngay cả khi ông đã nghỉ hưu, thậm chí còn đối đãi có phần hơn xưa, từng nhiều lần ban thưởng, mỗi khi tuần thú Giang Nam, Càn Long đều không quên Thẩm Đức Tiềm. Thậm chí Càn Long còn gia phong cho ông ta là lễ bộ thượng thư, thái tử thái phó.
Mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn khi Thẩm Đức Tiềm thu thập những những tác phẩm sáng tác trong 60 năm biên tập thành cuốn “Quốc triều thi biệt tài tập” dành tặng cho Càn Long và muốn thỉnh cầu hoàng thượng viết cho lời tựa.
Sau khi đọc xong tập thơ, Càn Long phát hiện ra có rất nhiều bài thơ bị cấm của Nhị thần (đại thần tôn thời hai tiều đại) Tiền Khiêm Ích, Khuất Đại Quân.... Thậm chí, trong đó có những bài thơ được chọn là của Thận Quận Vương, thúc phụ của Càn Long đế nhưng lại trực tiếp dùng tên tục của ông để xưng hô khiến Càn Long cảm thấy bất mãn. Ông bèn hạ lệnh cho thư phòng sửa chữa cắt bỏ, nhưng vẫn đề lời tựa.
Nhưng cũng kể từ đó, Càn Long đã thay đổi thái độ và cách đối xử với Thẩm Đức Tiềm, song mọi bổng lộc và đối đãi vẫn giữ như cũ cho đến khi Thẩm Đức Tiềm chết. Sau khi Thẩm Đức Tiềm chết được 9 năm, Càn Long biết được Thẩm Đức Tiềm từng làm mai mối cho Từ Thuật Quỳ chủ phạm trong trong vụ án “ Nhất trụ lầu thơ án” thì nổi giận lôi đình hạ lệnh tước hết các cấp hàm, phá từ đường, tước bỏ thụy hiệu, san bằng bia mộ.
Sự thù hận của Càn Long đối với Thẩm Đức Tiềm khiến mọi người không thể giải thích nổi. Ngay đối với Từ Thuật Quỳ cũng không đến mức phải san phẳng bia mộ, vì thế hành động này của Càn Long nhất định là phải có nguyên do khác.
Có một cách giải thích rằng: Sau khi Thẩm Đức Tiềm chết Càn Long ra lệnh tìm thi tập của Thẩm Đức Tiềm về đọc. Cuối cùng phát hiện ra tất cả những bài thơ mà ông ta thay Càn Long chắp bút đều được thu thập vào hết tập thơ của mình. Chính vì thế Càn Long đã vô cùng phẫn nộ, nên đã muợn cơ vụ việc “nhất trụ lâu thi án” để trả thù Thẩm Đức Tiềm.
Bản thân Càn Long là người yêu thơ, theo đuổi phong cách tùy đường. Cả đời viết hơn 41 nghìn bài thơ, số lượng ngang bằng với toàn bộ thơ Đường cộng lại, nhưng trong đó phần lớn toàn là làm hộ. Có thể Càn Long nghe nói đến danh tiếng của Thẩm Đức Tiềm nổi tiếng Giang Nam đang ẩn cư ở Tô Châu nên đã lệnh cho tổng đốc lưỡng giang triệu Thẩm Đức Tiềm tiến cung ứng thi nên mới có cuộc gặp gỡ định mệnh đó.
Càn Long nhìn thấy tài thơ của Thẩm Đức Tiềm có thể giúp mình chắp bút, hơn nữa Thẩm Đức Tiềm đã già lại thật thà nên có thể đáng tin cậy được. Chính vì thế khi phát hiện ra những bài thơ ông ta làm hộ lại được đề trong thi tập của ông ta thì một người với cá tính độc đoán như Càn Long đương nhiên sẽ cảm thấy càng phẫn nộ.