Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài, vì vậy cũng được du nhập rất nhiều trào lưu và vật dụng của phương Tây, trong đó có máy ảnh. Nhờ đó, rất nhiều hình ảnh chân thực về Hoàng tộc triều Thanh cùng với cuộc sống của người dân thời đại này đã được lưu lại cho hậu thế, đặc biệt là vào những dịp trọng đại như hôn lễ. Đám cưới của con cháu các vị đại thần triều Thanh, tân nương là cháu gái của Tằng Quốc Phiên, tân lang là cháu trai của Lý Hồng Chương. Cả 2 đều sinh ra trong gia tộc hiển hách, mối hôn sự do cha mẹ đôi bên sắp đặt được xem là môn đăng hộ đối. 2 chữ hỉ được xếp cạnh nhau, thể hiện mong muốn cặp đôi sẽ sống hòa hợp tới đầu bạc răng long.Cặp đôi trong bức ảnh ăn mặc hết sức trịnh trọng. Đối với người xưa, hôn lễ là một dịp vô cùng trọng đại, những người có thân phận khác nhau sẽ mặc trang phục không giống nhau.Hôn lễ của một quan viên dưới thời nhà Thanh. Từ mũ đội đầu của tân nương có thể nhìn ra phẩm cấp (chức quan) của tân lang. Tân nương đội mũ với họa tiết càng lớn thì càng chứng tỏ tân lang là người có chức cao. Chiếc mũ phượng của tân nương được làm từ nhiều vật liệu quý giá, mũ của tân lang cũng được chế tác thủ công với vàng bạc và châu ngọc.Vị tân nương trong ảnh đội một chiếc mũ phượng rất lớn được làm từ vật liệu đắt đỏ, có lẽ là tiểu thư của một gia đình giàu có. Tuy chưa được trang điểm hoàn thiện, nhưng có thể thấy ngũ quan của cô gái này khá hài hòa.Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc thời nhà Thanh. Tân nương với phục sức hoa lệ nhưng gương mặt lại đượm buồn.Trong phim người ta thường nói "dùng kiệu lớn 8 người khiêng đi rước dâu" hóa ra chính là như thế này đây.ân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ. Cặp đôi còn khá trẻ, ước chừng chỉ tầm 12-13 tuổi, tân nương được gia đình tân lang nuôi từ nhỏ và có phần già dặn hơn chú rể. Người xưa thường quan niệm vợ lớn tuổi hơn chồng mới có thể chăm sóc tốt cho chồng con, vì vậy rất nhiều gia đình đều tìm con dâu lớn tuổi hơn cho con trai mình.Thời kỳ cuối triều Thanh, chuyện hôn nhân của người Trung Quốc cũng cởi mở hơn trước, một số người còn kết hôn với người phương Tây. Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu. Tân lang là Hiệu trưởng trường Đại học St. John's ở Thượng Hải, còn tân nương là Hiệu trưởng của một trường Trung học địa phương.Trào lưu tổ chức hôn lễ theo kiểu Trung - Tây kết hợp cũng bắt đầu thịnh hành vào thời kỳ cuối triều Thanh. Tuy nhiên, thay vì cầm bó hoa giống người phương Tây thì trên tay các tân nương lại là vòng hoa được kết theo kiểu Trung Quốc.Một tân nương ở Phúc Kiến đội giỏ tre xuất giá. Thường thì các tân nương sẽ đội mũ phượng và ngồi kiệu 8 người khiêng để về nhà chồng, nhưng một số vùng lại có những tập tục khác lạ.Hôn lễ của một quan viên với chính thất (vợ cả). Cặp đôi được đánh giá là có ngoại hình khá xứng đôi vừa lứa.Một cặp tân lang - tân nương nhỏ tuổi cử hành hôn lễ dưới sự sắp đặt của gia đình. Gương mặt non nớt và ánh mắt có phần ngơ ngác của những đứa trẻ trong các cuộc hôn nhân kiểu này khiến cho người ta không khỏi đau lòng.Một tân nương được nhà giàu cưới về làm vợ lẽ. Thời phong kiến rất quan trọng chuyện môn đăng hộ đối, vì vậy dù có thể người chồng không có cảm tình với vợ cả nhưng gia đình nhà chồng vẫn luôn coi trọng chính thất. Hôn lễ với chính thất được tổ chức rất long trọng, còn với thê thiếp thì đơn giản hơn và thường do một tay bà cả lo liệu.Đôi khi vợ lẽ lúc xuất giá cũng chỉ mặc đồ đơn giản, thậm chí là đồ vẫn mặc vào ngày thường. Họ không được mặc hỉ phục, cũng không được đội mũ phượng hay được kiệu 8 người khiêng về nhà chồng. Từ đó có thể thấy, chính thất luôn chiếm vị trí quan trọng và có tiếng nói trong gia đình.
Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài, vì vậy cũng được du nhập rất nhiều trào lưu và vật dụng của phương Tây, trong đó có máy ảnh. Nhờ đó, rất nhiều hình ảnh chân thực về Hoàng tộc triều Thanh cùng với cuộc sống của người dân thời đại này đã được lưu lại cho hậu thế, đặc biệt là vào những dịp trọng đại như hôn lễ.
Đám cưới của con cháu các vị đại thần triều Thanh, tân nương là cháu gái của Tằng Quốc Phiên, tân lang là cháu trai của Lý Hồng Chương. Cả 2 đều sinh ra trong gia tộc hiển hách, mối hôn sự do cha mẹ đôi bên sắp đặt được xem là môn đăng hộ đối. 2 chữ hỉ được xếp cạnh nhau, thể hiện mong muốn cặp đôi sẽ sống hòa hợp tới đầu bạc răng long.
Cặp đôi trong bức ảnh ăn mặc hết sức trịnh trọng. Đối với người xưa, hôn lễ là một dịp vô cùng trọng đại, những người có thân phận khác nhau sẽ mặc trang phục không giống nhau.
Hôn lễ của một quan viên dưới thời nhà Thanh. Từ mũ đội đầu của tân nương có thể nhìn ra phẩm cấp (chức quan) của tân lang. Tân nương đội mũ với họa tiết càng lớn thì càng chứng tỏ tân lang là người có chức cao. Chiếc mũ phượng của tân nương được làm từ nhiều vật liệu quý giá, mũ của tân lang cũng được chế tác thủ công với vàng bạc và châu ngọc.
Vị tân nương trong ảnh đội một chiếc mũ phượng rất lớn được làm từ vật liệu đắt đỏ, có lẽ là tiểu thư của một gia đình giàu có. Tuy chưa được trang điểm hoàn thiện, nhưng có thể thấy ngũ quan của cô gái này khá hài hòa.
Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc thời nhà Thanh. Tân nương với phục sức hoa lệ nhưng gương mặt lại đượm buồn.
Trong phim người ta thường nói "dùng kiệu lớn 8 người khiêng đi rước dâu" hóa ra chính là như thế này đây.
ân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ. Cặp đôi còn khá trẻ, ước chừng chỉ tầm 12-13 tuổi, tân nương được gia đình tân lang nuôi từ nhỏ và có phần già dặn hơn chú rể. Người xưa thường quan niệm vợ lớn tuổi hơn chồng mới có thể chăm sóc tốt cho chồng con, vì vậy rất nhiều gia đình đều tìm con dâu lớn tuổi hơn cho con trai mình.
Thời kỳ cuối triều Thanh, chuyện hôn nhân của người Trung Quốc cũng cởi mở hơn trước, một số người còn kết hôn với người phương Tây. Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu. Tân lang là Hiệu trưởng trường Đại học St. John's ở Thượng Hải, còn tân nương là Hiệu trưởng của một trường Trung học địa phương.
Trào lưu tổ chức hôn lễ theo kiểu Trung - Tây kết hợp cũng bắt đầu thịnh hành vào thời kỳ cuối triều Thanh. Tuy nhiên, thay vì cầm bó hoa giống người phương Tây thì trên tay các tân nương lại là vòng hoa được kết theo kiểu Trung Quốc.
Một tân nương ở Phúc Kiến đội giỏ tre xuất giá. Thường thì các tân nương sẽ đội mũ phượng và ngồi kiệu 8 người khiêng để về nhà chồng, nhưng một số vùng lại có những tập tục khác lạ.
Hôn lễ của một quan viên với chính thất (vợ cả). Cặp đôi được đánh giá là có ngoại hình khá xứng đôi vừa lứa.
Một cặp tân lang - tân nương nhỏ tuổi cử hành hôn lễ dưới sự sắp đặt của gia đình. Gương mặt non nớt và ánh mắt có phần ngơ ngác của những đứa trẻ trong các cuộc hôn nhân kiểu này khiến cho người ta không khỏi đau lòng.
Một tân nương được nhà giàu cưới về làm vợ lẽ. Thời phong kiến rất quan trọng chuyện môn đăng hộ đối, vì vậy dù có thể người chồng không có cảm tình với vợ cả nhưng gia đình nhà chồng vẫn luôn coi trọng chính thất. Hôn lễ với chính thất được tổ chức rất long trọng, còn với thê thiếp thì đơn giản hơn và thường do một tay bà cả lo liệu.
Đôi khi vợ lẽ lúc xuất giá cũng chỉ mặc đồ đơn giản, thậm chí là đồ vẫn mặc vào ngày thường. Họ không được mặc hỉ phục, cũng không được đội mũ phượng hay được kiệu 8 người khiêng về nhà chồng. Từ đó có thể thấy, chính thất luôn chiếm vị trí quan trọng và có tiếng nói trong gia đình.