Đế hệ thi là bài thơ đặc biệt của triều Nguyễn, được áp dụng dưới thời vua Minh Mạng, dùng để đặt tên đệm cho 11 đời vua triều Nguyễn kéo dài từ vua Thiệu Trị tới vua Bảo Đại, cùng hàng trăm vị hoàng tử triều Nguyễn. Đến nay, có 2 luồng ý kiến về nguồn gốc bài thơ này, có ý kiến cho rằng tác giả của bài thơ là vua Minh Mạng, có ý kiến cho rằng vua Minh Mạng sai cận thần sáng tác. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.Theo sách Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn, năm 1823, vua Minh Mạng đã dùng bài thơ Đế hệ thi dùng đặt tên cho các con của mình, đồng thời bắt buộc các đời vua Nguyễn sau này phải dùng bài thơ này để đặt tên cho con cái của họ. Nội dung bài thơ được khắc lên Kim sách (sách bằng vàng) của triều Nguyễn. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.Bài thơ Đế hệ thi chỉ gói gọn trong 20 chữ, 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Vua Minh Mạng mong muốn sau mình, vương triều Nguyễn sẽ truyền nối tới 20 đời vua, kéo dài 500 năm. Dù vậy, bài thơ chỉ được áp dụng đến đời thứ 5, tức mới chỉ hết nội dung của câu thơ đầu tiên triều Nguyễn đã chính thức sụp đổ. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.Bài thơ Đế hệ thi trọn vẹn có nội dung như sau: Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh / Bảo Quý Định Long Trường / Hiền Năng Kham Kế Thuật / Thế Thoại Quốc Gia Xương. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.Từ đầu tiên trong bài thơ Đế hệ thi được dùng để đặt tên cho tất cả những người con trai của vua Minh Mạng, trong đó, hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông về sau được chọn làm vua (tức Thiệu Trị). Chiếu theo di huấn của Minh Mạng cùng nội dung bài thơ, con trai của vua Thiệu Trị sẽ có tên đệm có từ “Hường” (Hồng), cháu vua Thiệu Trị sẽ có tên đệm là “Ưng”…. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.Bảo Đại là vua thứ 5 của triều Nguyễn, theo nội dung bài thơ Đế hệ thi, ông sẽ có tên đệm là Vĩnh, tên thật vua Bảo Đại là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Bảo Đại cũng chính là vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.Ngoài bài thơ Đế hệ thi, vua Minh Mạng còn ban 10 bài thơ Phiên hệ thi cho 10 người anh em trai của mình (con vua Gia Long), mỗi dòng 1 bài thơ để đặt tên cho con cháu của họ. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại.
Đế hệ thi là bài thơ đặc biệt của triều Nguyễn, được áp dụng dưới thời vua Minh Mạng, dùng để đặt tên đệm cho 11 đời vua triều Nguyễn kéo dài từ vua Thiệu Trị tới vua Bảo Đại, cùng hàng trăm vị hoàng tử triều Nguyễn. Đến nay, có 2 luồng ý kiến về nguồn gốc bài thơ này, có ý kiến cho rằng tác giả của bài thơ là vua Minh Mạng, có ý kiến cho rằng vua Minh Mạng sai cận thần sáng tác. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn, năm 1823, vua Minh Mạng đã dùng bài thơ Đế hệ thi dùng đặt tên cho các con của mình, đồng thời bắt buộc các đời vua Nguyễn sau này phải dùng bài thơ này để đặt tên cho con cái của họ. Nội dung bài thơ được khắc lên Kim sách (sách bằng vàng) của triều Nguyễn. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Bài thơ Đế hệ thi chỉ gói gọn trong 20 chữ, 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Vua Minh Mạng mong muốn sau mình, vương triều Nguyễn sẽ truyền nối tới 20 đời vua, kéo dài 500 năm. Dù vậy, bài thơ chỉ được áp dụng đến đời thứ 5, tức mới chỉ hết nội dung của câu thơ đầu tiên triều Nguyễn đã chính thức sụp đổ. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Bài thơ Đế hệ thi trọn vẹn có nội dung như sau: Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh / Bảo Quý Định Long Trường / Hiền Năng Kham Kế Thuật / Thế Thoại Quốc Gia Xương. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Từ đầu tiên trong bài thơ Đế hệ thi được dùng để đặt tên cho tất cả những người con trai của vua Minh Mạng, trong đó, hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông về sau được chọn làm vua (tức Thiệu Trị). Chiếu theo di huấn của Minh Mạng cùng nội dung bài thơ, con trai của vua Thiệu Trị sẽ có tên đệm có từ “Hường” (Hồng), cháu vua Thiệu Trị sẽ có tên đệm là “Ưng”…. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
Bảo Đại là vua thứ 5 của triều Nguyễn, theo nội dung bài thơ Đế hệ thi, ông sẽ có tên đệm là Vĩnh, tên thật vua Bảo Đại là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Bảo Đại cũng chính là vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
Ngoài bài thơ Đế hệ thi, vua Minh Mạng còn ban 10 bài thơ Phiên hệ thi cho 10 người anh em trai của mình (con vua Gia Long), mỗi dòng 1 bài thơ để đặt tên cho con cháu của họ. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại.