1. Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn: Ông là vị tướng kiệt xuất không chỉ với thời Trần mà còn là nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử thế giới. Ông là người thông minh, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ.Cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền chiến công ba lần đánh bại giặc Mông - Nguyên, đội quân hung hãn và tàn bạo nhất thế giới trong thế kỷ XIII. Ngay cả quân Mông - Nguyên đương thời cũng không dám gọi thẳng tên ông, chúng chỉ thường gọi ông là “An Nam Hưng Đạo đại vương”.2. Trần Quang Khải (1241-1294) là nhà quân sự, ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Vị tướng kiệt xuất tài ba này từng nắm giữ những cương vị chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba.Ông chính là chỉ huy tối cao trong trận đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5/1285, được sử sách đánh giá "là chiến công to nhất lúc bấy giờ".3. Trần Nhật Duật (1255 - 1330): Ông là một trong những vị tướng kiệt xuất nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử năm 1285.Ông còn được sử sách ghi nhận là nhà ngoại giao xuất sắc. Trần Nhật Duật từng thu phục thủ lĩnh quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở Đà Giang, khiến sứ thần nhà Nguyên nể phục vì biết hết phong tục tập quán của họ.4. Trần Khánh Dư (1240-1340). Ông nổi tiếng bởi giai thoại phạm tội lớn nên có thời gian về bán than. Tuy nhiên, ông lại lập nhiều công lớn trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên đơn cử như chiến thắng Vân Đồn cuối năm 1287.Chiến thắng của Trần Khánh Dư khiến quân Nguyên rơi vào thế bị động. Trên đường rút lui, chúng đã bị Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão đánh cho tan tác. Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước.5. Phạm Ngũ Lão (1255-1320): Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ. Suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại.6. Trần Quốc Toản (?-?) là một tôn thất nhà Trần. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Tháng 5/ 1285, Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương (khuyết danh), Hoài Văn hầu Quốc Toản cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết (Khoái Châu – Hưng Yên), giành thắng lợi.Câu chuyện của Trần Quốc Toản cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hiện đại với giai thoại bóp nát quả cam và hình ảnh "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ (phá cường địch, báo hoàng ân) để trang bị cho quân đội của mình.7. Nguyễn Khoái: Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai và ba. Trong cuộc chiến chống giặc lần thứ 2, Nguyễn Khoái đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ huy quân Thánh Dực để bảo vệ vua Trần và thực hiện mọi lệnh lệnh mà vua ban ra.Năm 1288, quân Mông Nguyên sang xâm lược lần thứ 3, Nguyễn Khoái tham gia trận đánh quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Đội quân Thánh dực do ông chỉ huy đã giành thắng lợi. Chiến thuyền của đạo quân Nguyễn Khoái khiến cho giặc hốt hoảng, vừa cố sức chống đỡ, vừa tìm đường tháo chạy.Mời độc giả xem video:Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THDT.
1. Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn: Ông là vị tướng kiệt xuất không chỉ với thời Trần mà còn là nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử thế giới. Ông là người thông minh, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ.
Cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền chiến công ba lần đánh bại giặc Mông - Nguyên, đội quân hung hãn và tàn bạo nhất thế giới trong thế kỷ XIII. Ngay cả quân Mông - Nguyên đương thời cũng không dám gọi thẳng tên ông, chúng chỉ thường gọi ông là “An Nam Hưng Đạo đại vương”.
2. Trần Quang Khải (1241-1294) là nhà quân sự, ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Vị tướng kiệt xuất tài ba này từng nắm giữ những cương vị chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba.
Ông chính là chỉ huy tối cao trong trận đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5/1285, được sử sách đánh giá "là chiến công to nhất lúc bấy giờ".
3. Trần Nhật Duật (1255 - 1330): Ông là một trong những vị tướng kiệt xuất nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử năm 1285.
Ông còn được sử sách ghi nhận là nhà ngoại giao xuất sắc. Trần Nhật Duật từng thu phục thủ lĩnh quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở Đà Giang, khiến sứ thần nhà Nguyên nể phục vì biết hết phong tục tập quán của họ.
4. Trần Khánh Dư (1240-1340). Ông nổi tiếng bởi giai thoại phạm tội lớn nên có thời gian về bán than. Tuy nhiên, ông lại lập nhiều công lớn trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên đơn cử như chiến thắng Vân Đồn cuối năm 1287.
Chiến thắng của Trần Khánh Dư khiến quân Nguyên rơi vào thế bị động. Trên đường rút lui, chúng đã bị Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão đánh cho tan tác. Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước.
5. Phạm Ngũ Lão (1255-1320): Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ. Suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại.
6. Trần Quốc Toản (?-?) là một tôn thất nhà Trần. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Tháng 5/ 1285, Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương (khuyết danh), Hoài Văn hầu Quốc Toản cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết (Khoái Châu – Hưng Yên), giành thắng lợi.
Câu chuyện của Trần Quốc Toản cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hiện đại với giai thoại bóp nát quả cam và hình ảnh "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ (phá cường địch, báo hoàng ân) để trang bị cho quân đội của mình.
7. Nguyễn Khoái: Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai và ba. Trong cuộc chiến chống giặc lần thứ 2, Nguyễn Khoái đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ huy quân Thánh Dực để bảo vệ vua Trần và thực hiện mọi lệnh lệnh mà vua ban ra.
Năm 1288, quân Mông Nguyên sang xâm lược lần thứ 3, Nguyễn Khoái tham gia trận đánh quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Đội quân Thánh dực do ông chỉ huy đã giành thắng lợi. Chiến thuyền của đạo quân Nguyễn Khoái khiến cho giặc hốt hoảng, vừa cố sức chống đỡ, vừa tìm đường tháo chạy.
Mời độc giả xem video:Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THDT.