Một vài cái tên xuất hiện từ khi ông còn nhỏ, trong khi những cái tên khác lại thể hiện sự kính trọng dành cho người anh hùng chống phân biệt chủng tộc và cho vị tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia này. 1. Rolihlahla: Theo Quỹ Nelson Mandela, cha của ông tên là Nkosi Mphakanyiswa Gadla Henry, khi mới sinh ông được cha đặt tên là Rolihlahla Mandela. Trong tiếng Xhosa, một trong những ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, "Rolihlahla", được hiểu là "kẻ nghịch ngợm". 2. Nelson: Cái tên “Nelson” xuất hiện lần đầu tiên khi cậu bé Mandela đi học tiểu học. Theo Quỹ Nelson Mandela, cô giáo Mdingane đã đặt cho ông cái tên Nelson vào ngày khai giảng tại ngôi làng Qunu. Nhưng lý do cô chọn cái tên cụ thể đó vẫn là một ẩn số.
3. Madiba: Tại Nam Phi, Mandela được biết đến nhiều nhất qua cái tên Madiba, tên gọi trong bộ tộc Thembu của ông. Madiba là tên của một vị tộc trường tộc Thembu cai trị một vùng có tên gọi Transkei ở phía đông nam Nam Phi. Theo Quỹ Nelson Mandela, gọi Mandela bằng cái tên Madiba là thể hiện sự yêu mến và kính trọng. Túp lều nằm trong cung điện “Great Place” tại Mqhekezweni nơi Mandela sống khi còn bé dưới sự trông nom của quan nhiếp chính tộc Thembu, Tộc trưởng Jongintaba Dalindyebo.
4. Tata: Được coi là cha đẻ của nền dân chủ Nam Phi, rất nhiều người cũng gọi ông với cái tên đơn giản là “Tata”, trong tiếng Xhosa có nghĩa là “cha”. Trong ảnh này, một cô gái Soweto ôm ông trong chuyến đi thăm tới thị trấn của người da đen gần Johannesburg năm 1990. 5. Khulu: Ngôn ngữ Xhosa còn có một thuật ngữ nữa để thể hiện sự yêu mến dành cho Mandela. “Khulu” là từ viết tắt của “uBawomkhulu”, có nghĩa là “ông”. Theo Quỹ Nelson Mandela, từ này cũng có nghĩa là “vĩ đại, tối quan trọng, cao quý”. 6. Dalibhunga: Ở độ tuổi 16, cũng giống như những cậu bé Xhosa khác, Mandela chính thức bước vào tuổi trưởng thành thông qua nghi thức truyền thống của tộc Xhosa. Vào thời điểm đó, ông được đặt cho cái tên Dalibhunga, có nghĩa là “người sáng tạo hay người sáng lập hội đồng” hoặc “người chủ trì đối thoại”, Quỹ Mandela cho biết. Quỹ này cũng thêm rằng, khi sử dụng để chào đón Mandela, cách sử dụng đúng cái tên này là “"Aaah! Dalibhunga”. Bức ảnh này chụp các chàng trai trẻ của tộc Xhosa đang tham dự lễ khai giảng truyền thống tại Libode năm 2008.
Một vài cái tên xuất hiện từ khi ông còn nhỏ, trong khi những cái tên khác lại thể hiện sự kính trọng dành cho người anh hùng chống phân biệt chủng tộc và cho vị tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia này. 1. Rolihlahla: Theo Quỹ Nelson Mandela, cha của ông tên là Nkosi Mphakanyiswa Gadla Henry, khi mới sinh ông được cha đặt tên là Rolihlahla Mandela. Trong tiếng Xhosa, một trong những ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, "Rolihlahla", được hiểu là "kẻ nghịch ngợm".
2. Nelson: Cái tên “Nelson” xuất hiện lần đầu tiên khi cậu bé Mandela đi học tiểu học. Theo Quỹ Nelson Mandela, cô giáo Mdingane đã đặt cho ông cái tên Nelson vào ngày khai giảng tại ngôi làng Qunu. Nhưng lý do cô chọn cái tên cụ thể đó vẫn là một ẩn số.
3. Madiba: Tại Nam Phi, Mandela được biết đến nhiều nhất qua cái tên Madiba, tên gọi trong bộ tộc Thembu của ông. Madiba là tên của một vị tộc trường tộc Thembu cai trị một vùng có tên gọi Transkei ở phía đông nam Nam Phi. Theo Quỹ Nelson Mandela, gọi Mandela bằng cái tên Madiba là thể hiện sự yêu mến và kính trọng. Túp lều nằm trong cung điện “Great Place” tại Mqhekezweni nơi Mandela sống khi còn bé dưới sự trông nom của quan nhiếp chính tộc Thembu, Tộc trưởng Jongintaba Dalindyebo.
4. Tata: Được coi là cha đẻ của nền dân chủ Nam Phi, rất nhiều người cũng gọi ông với cái tên đơn giản là “Tata”, trong tiếng Xhosa có nghĩa là “cha”. Trong ảnh này, một cô gái Soweto ôm ông trong chuyến đi thăm tới thị trấn của người da đen gần Johannesburg năm 1990.
5. Khulu: Ngôn ngữ Xhosa còn có một thuật ngữ nữa để thể hiện sự yêu mến dành cho Mandela. “Khulu” là từ viết tắt của “uBawomkhulu”, có nghĩa là “ông”. Theo Quỹ Nelson Mandela, từ này cũng có nghĩa là “vĩ đại, tối quan trọng, cao quý”.
6. Dalibhunga: Ở độ tuổi 16, cũng giống như những cậu bé Xhosa khác, Mandela chính thức bước vào tuổi trưởng thành thông qua nghi thức truyền thống của tộc Xhosa. Vào thời điểm đó, ông được đặt cho cái tên Dalibhunga, có nghĩa là “người sáng tạo hay người sáng lập hội đồng” hoặc “người chủ trì đối thoại”, Quỹ Mandela cho biết.
Quỹ này cũng thêm rằng, khi sử dụng để chào đón Mandela, cách sử dụng đúng cái tên này là “"Aaah! Dalibhunga”. Bức ảnh này chụp các chàng trai trẻ của tộc Xhosa đang tham dự lễ khai giảng truyền thống tại Libode năm 2008.