Thói quen xấu khi yêu coi việc xây dựng mối quan hệ là một chiếc bảng thành tích khiến bạn sẽ trách móc người kia về những lỗi lầm trong quá khứ. Nếu cả hai cùng làm điều này thì vô tình mối quan hệ trở thành trận chiến để giành lấy thành tích và sẽ làm mối quan hệ xấu dần đi theo năm tháng. Cách giải quyết là tách riêng từng vấn đề, trừ khi các vấn đề có liên hệ với nhau một cách hợp lý. Nếu một người trong hai thường xuyên lừa dối người kia thì đó chính là sự tái diễn. Nhưng nếu một vấn đề đã xảy ra cách đây 5 năm được mang ra hiện tại để nói lại thì không hợp lý. Điều bạn cần ghi nhớ là dù bạn chọn sống với một ai thì cũng có nghĩa bạn chọn tất cả những sai lầm trong quá khứ của người đó. Thói quen ra dấu hiệu : Thay vì nói ra một mong muốn hay một suy nghĩ nào đó, người chồng hoặc vợ tìm cách ra một vài dấu hiệu nào đó để người kia tự nhận ra. Điều này cho thấy giữa hai người không hề có một sự trao đổi thẳng thắn và rõ ràng. Hãy giải quyết vấn đề bằng cách nói rõ cảm xúc và mong muốn của mình đồng thời thể hiện rõ ràng rằng người kia không phải chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ với những cảm xúc và mong muốn đó nhưng bạn sẽ rất vui nếu nhận được sự trợ giúp. Thói quen lấy quan hệ tình cảm làm con tin là khi một người tìm cách đe dọa “tống tình” người kia. Chẳng hạn, nếu cảm thấy đang bị cư xử lạnh nhạt, thay vì nói “Em cảm thấy đôi khi anh hơi lạnh nhạt” thì lại nói “Em không thể nào chấp nhận được người lúc nào cũng lạnh nhạt với em”. Sự “tống tình” này tạo ra rất nhều bi kịch. Cả hai người nên ý thức được rằng những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực nên được thể hiện ra ngoài chứ không phải dùng nó để đe dọa sự cam kết giữa hai người. Nếu không hài lòng về một điều gì đó ở người kia thì đó cũng là chuyện bình thường vì bạn đang sống với một người bình thường chứ không phải là một cái máy hoàn hảo. Nhưng việc thích một người và gắn kết với một người là hoàn toàn khác nhau. Nếu hai người có thể trao đổi và phản hồi cho nhau về những khiếm khuyết của người kia thay vì đe dọa thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ bền vững. Thói quen bắt người kia phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình. Nếu bạn đang có một ngày không được vui vẻ và người chồng tỏ ra không thông cảm hoặc ủng hộ hoàn toàn, bạn cần hiểu rằng chồng mình cũng đã nghe điện thoại cả ngày vì công việc nên có phần xao lãng. Vì thế bạn bắt đầu trách móc chồng mình vô tâm... Trách móc và bắt người khác phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình là hình thức của sự ích kỷ và không duy trì được ranh giới cá nhân giữa hai người. Khi bạn đặt ra một tiền lệ bắt người khác phải chịu trách nhiệm với nỗi buồn hay sự tức giận của mình, bạn đã tạo ra một chiều hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa hai người. Bỗng nhiên, người kia không thể tự do làm việc gì đó nếu không có sự đồng ý của bạn, kể cả những việc đơn giản như đọc sách hay xem tivi, lâu dần điều này sẽ trở thành sự oán giận. Thói quen cho rằng phải ghen thì mới là yêu cũng là thói quen dẫn đến chia tay. Bạn luôn dò xét mỗi khi người kia gọi điện, nhắn tin, đi ra ngoài sẽ làm người kia tức giận và không kiểm soát được hành vi. Thật sai lầm khi cho rằng đây là một cách thể hiện sự quan tâm. Thực ra đây là một hình thức kiểm soát và lợi dụng dễ dẫn đến những bi kịch không đáng có. Nó thể hiện thông điệp bạn thiếu tin tưởng vào người kia và làm chính bạn mất đi phẩm giá. Điều bạn cần làm là đặt lòng tin vào người kia. Đây có vẻ là một tư tưởng cấp tiến. Ghen tuông là tự nhiên nhưng ghen tuông thái quá làm giảm đi chính giá trị của bản thân. Nếu có một chút ghen tuông bạn nên tìm cách đối phó với nó thay vì gây áp lực với người kia để rồi cuối cùng chính bạn là người bị xa lánh. Thói quen cầu cứu sự giúp đỡ từ người khác cho vấn đề tình cảm của mình là cũng là một thói quen tưởng như vô hại nhưng sẽ khiến mối quan hệ của bạn chết yểu. Thay vì trực tiếp giải quyết vấn đề, nhiều người thường tìm cách che đậy nó bằng cách vui vẻ đi mua sắm hoặc đi đâu đó thật xa. Hành động này chỉ làm vấn đề chìm xuống tạm thời và mỗi khi có dịp lại xuất hiện một cách tồi tệ hơn. Điều bạn nên làm là trực tiếp đối mặt với vấn đề, đặt lòng tin hay chấp nhận tan vỡ. Cần nhìn nhận rõ ràng và trao đổi với nhau về việc cả hai cần làm gì để làm mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Không nên dùng quà tặng để khỏa lấp đi những vấn đề tình cảm đằng sau.
Thói quen xấu khi yêu coi việc xây dựng mối quan hệ là một chiếc bảng thành tích khiến bạn sẽ trách móc người kia về những lỗi lầm trong quá khứ. Nếu cả hai cùng làm điều này thì vô tình mối quan hệ trở thành trận chiến để giành lấy thành tích và sẽ làm mối quan hệ xấu dần đi theo năm tháng.
Cách giải quyết là tách riêng từng vấn đề, trừ khi các vấn đề có liên hệ với nhau một cách hợp lý. Nếu một người trong hai thường xuyên lừa dối người kia thì đó chính là sự tái diễn. Nhưng nếu một vấn đề đã xảy ra cách đây 5 năm được mang ra hiện tại để nói lại thì không hợp lý. Điều bạn cần ghi nhớ là dù bạn chọn sống với một ai thì cũng có nghĩa bạn chọn tất cả những sai lầm trong quá khứ của người đó.
Thói quen ra dấu hiệu : Thay vì nói ra một mong muốn hay một suy nghĩ nào đó, người chồng hoặc vợ tìm cách ra một vài dấu hiệu nào đó để người kia tự nhận ra. Điều này cho thấy giữa hai người không hề có một sự trao đổi thẳng thắn và rõ ràng.
Hãy giải quyết vấn đề bằng cách nói rõ cảm xúc và mong muốn của mình đồng thời thể hiện rõ ràng rằng người kia không phải chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ với những cảm xúc và mong muốn đó nhưng bạn sẽ rất vui nếu nhận được sự trợ giúp.
Thói quen lấy quan hệ tình cảm làm con tin là khi một người tìm cách đe dọa “tống tình” người kia. Chẳng hạn, nếu cảm thấy đang bị cư xử lạnh nhạt, thay vì nói “Em cảm thấy đôi khi anh hơi lạnh nhạt” thì lại nói “Em không thể nào chấp nhận được người lúc nào cũng lạnh nhạt với em”. Sự “tống tình” này tạo ra rất nhều bi kịch. Cả hai người nên ý thức được rằng những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực nên được thể hiện ra ngoài chứ không phải dùng nó để đe dọa sự cam kết giữa hai người.
Nếu không hài lòng về một điều gì đó ở người kia thì đó cũng là chuyện bình thường vì bạn đang sống với một người bình thường chứ không phải là một cái máy hoàn hảo. Nhưng việc thích một người và gắn kết với một người là hoàn toàn khác nhau. Nếu hai người có thể trao đổi và phản hồi cho nhau về những khiếm khuyết của người kia thay vì đe dọa thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ bền vững.
Thói quen bắt người kia phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình. Nếu bạn đang có một ngày không được vui vẻ và người chồng tỏ ra không thông cảm hoặc ủng hộ hoàn toàn, bạn cần hiểu rằng chồng mình cũng đã nghe điện thoại cả ngày vì công việc nên có phần xao lãng. Vì thế bạn bắt đầu trách móc chồng mình vô tâm...
Trách móc và bắt người khác phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình là hình thức của sự ích kỷ và không duy trì được ranh giới cá nhân giữa hai người. Khi bạn đặt ra một tiền lệ bắt người khác phải chịu trách nhiệm với nỗi buồn hay sự tức giận của mình, bạn đã tạo ra một chiều hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa hai người. Bỗng nhiên, người kia không thể tự do làm việc gì đó nếu không có sự đồng ý của bạn, kể cả những việc đơn giản như đọc sách hay xem tivi, lâu dần điều này sẽ trở thành sự oán giận.
Thói quen cho rằng phải ghen thì mới là yêu cũng là thói quen dẫn đến chia tay. Bạn luôn dò xét mỗi khi người kia gọi điện, nhắn tin, đi ra ngoài sẽ làm người kia tức giận và không kiểm soát được hành vi. Thật sai lầm khi cho rằng đây là một cách thể hiện sự quan tâm. Thực ra đây là một hình thức kiểm soát và lợi dụng dễ dẫn đến những bi kịch không đáng có. Nó thể hiện thông điệp bạn thiếu tin tưởng vào người kia và làm chính bạn mất đi phẩm giá.
Điều bạn cần làm là đặt lòng tin vào người kia. Đây có vẻ là một tư tưởng cấp tiến. Ghen tuông là tự nhiên nhưng ghen tuông thái quá làm giảm đi chính giá trị của bản thân. Nếu có một chút ghen tuông bạn nên tìm cách đối phó với nó thay vì gây áp lực với người kia để rồi cuối cùng chính bạn là người bị xa lánh.
Thói quen cầu cứu sự giúp đỡ từ người khác cho vấn đề tình cảm của mình là cũng là một thói quen tưởng như vô hại nhưng sẽ khiến mối quan hệ của bạn chết yểu. Thay vì trực tiếp giải quyết vấn đề, nhiều người thường tìm cách che đậy nó bằng cách vui vẻ đi mua sắm hoặc đi đâu đó thật xa. Hành động này chỉ làm vấn đề chìm xuống tạm thời và mỗi khi có dịp lại xuất hiện một cách tồi tệ hơn.
Điều bạn nên làm là trực tiếp đối mặt với vấn đề, đặt lòng tin hay chấp nhận tan vỡ. Cần nhìn nhận rõ ràng và trao đổi với nhau về việc cả hai cần làm gì để làm mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Không nên dùng quà tặng để khỏa lấp đi những vấn đề tình cảm đằng sau.