Ăn "tươi". Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới chỉ ra rằng, việc ăn các loại trái cây tươi và rau quả có thể làm giảm được vài lần xác suất xuất hiện ung thư vòm họng, thanh quản, thực quản, và một số ung thư khác. Trái cây và rau quả tươi có chứa chất chống oxy hóa, carotenoids, vitamin C, hợp chất bioflavonoids và các hoạt chất khác có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Mọi người nên ăn ít nhất 400 gram mỗi ngày các loại loại trái cây tươi và rau quả khác nhau, đặc biệt các loại rau củ quả có màu đỏ, xanh lá, màu vàng, màu tím. Ngược lại, không được ăn những thực phẩm bị mốc. cố gắng không ăn lạ thức ăn qua đêm vì chứa nhiều nitrite không tốt cho dạ dày. Ăn nhạt. Những món ăn nhiều muối có mối quan hệ mật thiết với ung thư dạ dày. Cơ thể sau khi tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Lượng muối cao trong thực phẩm sẽ kết hợp với các amin trong thức ăn thành nitrite một chất gây ung thư mạnh mẽ. Mỗi người không nên ăn quá 5 gram muối mỗi ngày. Ngoài việc ăn ít muối, cần kiểm soát lượng thịt vì chất béo có liên quan chặt chẽ nhất với các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Ăn "thô". Thức ăn thiếu chất xơ là một trong những lý do quan trọng cho sự gia tăng các bệnh ung thư. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: gạo nếp cẩm, bột ngô, yến mạch…hay các nông sản khác như nấm, các loại đậu…Việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp kích thích vận động của đường ruột, giúp thải nhanh các chất cạn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu canxi, magiê, selen và các nguyên tố vi lượng khác và vitamin, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất. Vì thế nên tăng lượng ngũ cốc trong chế độ ăn uống. Ăn "đắng". Rất nhiều người không ăn được hoặc không thích những thực phẩm có vị đắng nhưng không biết rằng đây là nhóm thực phẩm chống ung thư rất tốt. Các loại như chanh, cam, bưởi, mướp đẳng và các loại trái cây khác một vị đắng vì chúng có chứa limonoids một chất có tác dụng nâng cao đáng kể hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng chứa nhiều flavonoids và carotenoids đều có tác dụng chống ung thư rất tốt. Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng phát hiện ra một số thực phẩm có vị đắng như rượu vang, sô cô la, trà chứa thành phần quinine có thể tăng cường miễn dịch, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, muốn ngăn ngừa ung thư phải nên ăn “đắng”. Ăn giấm. Giấm là loại gia vị rẻ, phổ biến nhất. Giấm chứa một loạt các axit amin và axit hữu cơ. Nghiên cứu khẳng định rằng giấm có chứa một loại enzyme có tác dụng diệt khuẩn, có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, làm giảm aflatoxin chất gây ung thư mạnh mẽ. Ngoài ra, giấm có thể ngăn ngừa huyết áp cao, giảm cholesterol, đường huyết cao, giảm mệt mỏi. Ngoài giấm thì sữa chua cũng là một thực phẩm phổ biến, axit lactic có trong sữa chua giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại như e.coli, và có thể nuốt chất gây ung thư, làm suy yếu khả năng gây ung thư của chúng. Sữa chua là tốt nhưng không ăn quá nhiều, người lớn không vượt quá 400 gram mỗi ngày, không nên ăn trước bữa ăn đối với người đang bị tiêu chảy.
Ăn "tươi". Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới chỉ ra rằng, việc ăn các loại trái cây tươi và rau quả có thể làm giảm được vài lần xác suất xuất hiện ung thư vòm họng, thanh quản, thực quản, và một số ung thư khác. Trái cây và rau quả tươi có chứa chất chống oxy hóa, carotenoids, vitamin C, hợp chất bioflavonoids và các hoạt chất khác có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Mọi người nên ăn ít nhất 400 gram mỗi ngày các loại loại trái cây tươi và rau quả khác nhau, đặc biệt các loại rau củ quả có màu đỏ, xanh lá, màu vàng, màu tím. Ngược lại, không được ăn những thực phẩm bị mốc. cố gắng không ăn lạ thức ăn qua đêm vì chứa nhiều nitrite không tốt cho dạ dày.
Ăn nhạt. Những món ăn nhiều muối có mối quan hệ mật thiết với ung thư dạ dày. Cơ thể sau khi tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Lượng muối cao trong thực phẩm sẽ kết hợp với các amin trong thức ăn thành nitrite một chất gây ung thư mạnh mẽ.
Mỗi người không nên ăn quá 5 gram muối mỗi ngày. Ngoài việc ăn ít muối, cần kiểm soát lượng thịt vì chất béo có liên quan chặt chẽ nhất với các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Ăn "thô". Thức ăn thiếu chất xơ là một trong những lý do quan trọng cho sự gia tăng các bệnh ung thư. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: gạo nếp cẩm, bột ngô, yến mạch…hay các nông sản khác như nấm, các loại đậu…Việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp kích thích vận động của đường ruột, giúp thải nhanh các chất cạn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu canxi, magiê, selen và các nguyên tố vi lượng khác và vitamin, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất. Vì thế nên tăng lượng ngũ cốc trong chế độ ăn uống.
Ăn "đắng". Rất nhiều người không ăn được hoặc không thích những thực phẩm có vị đắng nhưng không biết rằng đây là nhóm thực phẩm chống ung thư rất tốt. Các loại như chanh, cam, bưởi, mướp đẳng và các loại trái cây khác một vị đắng vì chúng có chứa limonoids một chất có tác dụng nâng cao đáng kể hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng chứa nhiều flavonoids và carotenoids đều có tác dụng chống ung thư rất tốt.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng phát hiện ra một số thực phẩm có vị đắng như rượu vang, sô cô la, trà chứa thành phần quinine có thể tăng cường miễn dịch, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, muốn ngăn ngừa ung thư phải nên ăn “đắng”.
Ăn giấm. Giấm là loại gia vị rẻ, phổ biến nhất. Giấm chứa một loạt các axit amin và axit hữu cơ. Nghiên cứu khẳng định rằng giấm có chứa một loại enzyme có tác dụng diệt khuẩn, có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, làm giảm aflatoxin chất gây ung thư mạnh mẽ. Ngoài ra, giấm có thể ngăn ngừa huyết áp cao, giảm cholesterol, đường huyết cao, giảm mệt mỏi.
Ngoài giấm thì sữa chua cũng là một thực phẩm phổ biến, axit lactic có trong sữa chua giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại như e.coli, và có thể nuốt chất gây ung thư, làm suy yếu khả năng gây ung thư của chúng. Sữa chua là tốt nhưng không ăn quá nhiều, người lớn không vượt quá 400 gram mỗi ngày, không nên ăn trước bữa ăn đối với người đang bị tiêu chảy.