Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm ở vùng bụng dưới, chứa nước tiểu do thận thải ra. Lớp niêm mạc phía trong của thành bàng quang được tạo thành từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Trên 90% ung thư xuất phát từ tế bào chuyển tiếp còn gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Còn lại khoảng 8 % là ung thư biểu mô vảy.
Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Mỹ, năm 2014 ít nhất 74.690 trường hợp được chẩn đoán mắc mới ung thư bàng quang. Trong đó, khoảng 56.390 đối tượng là nam giới, còn lại là phụ nữ. Căn bệnh khá nguy hiểm, nó có thể cướp đi tính mạng của 15.580 bệnh nhân (tương đương 11.170 nam giới và 4.410 đối tượng là phụ nữ).
Bệnh chủ yếu tấn công người lớn. Khoảng 9/10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 55 tuổi. Trong khi đó, 73 là độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư bàng quang. So với phụ nữ, nam giới có khả năng ung thư bàng quang cao hơn từ 3 – 4 lần. Nó cũng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở cánh mày râu. Trong khi đó, người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp đôi so với người da đen.
Đáng khích lệ, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư bàng quang có dấu hiệu được cải thiện trong vòng 30 năm gần đây. Cụ thể, khoảng 60% nam giới và 50% bệnh nhân nữ mắc ung thư bàng quang có khả năng sống sót sau năm năm. Một nửa bệnh nhân có cơ hội sống sót sau 10 năm. Giống như các loại ung thư khác, nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định. Tuy nhiên, hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh hàng đầu. Khoảng 35% trường hợp ung thư bàng quang tại Anh được phát hiện có dính dáng đến thói quen xấu này. Việc có người thân từng mắc bệnh cũng khiến nguy cơ ung thư bàng quang ở các thành viên trong gia đình tăng 2 – 3 lần.
Đặc biệt, phơi nhiễm bức xạ cũng góp phần không nhỏ trong quá trình mắc bệnh. Ước tính, khoảng 2,5% trường hợp ung thư bàng quang ở Anh có liên quan đến yếu tố này.
Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm ở vùng bụng dưới, chứa nước tiểu do thận thải ra. Lớp niêm mạc phía trong của thành bàng quang được tạo thành từ các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy. Trên 90% ung thư xuất phát từ tế bào chuyển tiếp còn gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp. Còn lại khoảng 8 % là ung thư biểu mô vảy.
Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Mỹ, năm 2014 ít nhất 74.690 trường hợp được chẩn đoán mắc mới ung thư bàng quang. Trong đó, khoảng 56.390 đối tượng là nam giới, còn lại là phụ nữ.
Căn bệnh khá nguy hiểm, nó có thể cướp đi tính mạng của 15.580 bệnh nhân (tương đương 11.170 nam giới và 4.410 đối tượng là phụ nữ).
Bệnh chủ yếu tấn công người lớn. Khoảng 9/10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 55 tuổi. Trong khi đó, 73 là độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư bàng quang.
So với phụ nữ, nam giới có khả năng ung thư bàng quang cao hơn từ 3 – 4 lần. Nó cũng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở cánh mày râu. Trong khi đó, người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp đôi so với người da đen.
Đáng khích lệ, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư bàng quang có dấu hiệu được cải thiện trong vòng 30 năm gần đây. Cụ thể, khoảng 60% nam giới và 50% bệnh nhân nữ mắc ung thư bàng quang có khả năng sống sót sau năm năm. Một nửa bệnh nhân có cơ hội sống sót sau 10 năm.
Giống như các loại ung thư khác, nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định. Tuy nhiên, hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh hàng đầu. Khoảng 35% trường hợp ung thư bàng quang tại Anh được phát hiện có dính dáng đến thói quen xấu này.
Việc có người thân từng mắc bệnh cũng khiến nguy cơ ung thư bàng quang ở các thành viên trong gia đình tăng 2 – 3 lần.
Đặc biệt, phơi nhiễm bức xạ cũng góp phần không nhỏ trong quá trình mắc bệnh. Ước tính, khoảng 2,5% trường hợp ung thư bàng quang ở Anh có liên quan đến yếu tố này.