Ung thư phổi cướp đi sự sống của nhiều người. Ước tính mỗi giờ có khoảng 19 người chết vì căn bệnh này. Tổng số ca tử vong do ung thư phổi tương đương với lượng người chết bởi ung thư đại tràng, ung thư vú và tiền liệt tuyến cộng lại. Giống như nhiều loại ung thư khác, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Ước tính, thói quen này gây ra tới 80% trường hợp tử vong ở phụ nữ. Người hút 1 gói thuốc mỗi ngày trong vòng 30 năm gần như chắc chắn mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất. Hơn 3.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm không hề có thói quen này. Rất có thể hút thuốc thụ động, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh. Việc tiếp xúc với amiăng, radon, diesel cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nguy hiểm.
Khi bị bệnh, các tế bào bất thường phát triển mạnh tại phổi, tạo thành khối u ác tính. Các tế bào này thường phát triển không kiểm soát, có khả năng phá hủy mô phổi khỏe mạnh xung quanh. Chúng có thể gây đau đớn, khó chịu hoặc không. Ho khan, đau ngực, khó thở, ho ra máu… là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh. Có nhiều cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Bỏ thuốc lá là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt, người hút thuốc lá bị động cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Cụ thể, khói thuốc chứa tới hơn 60 chất gây ung thư nguy hiểm. Những chất này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tế bào khỏe mạnh.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh cũng rất được khuyến khích. Đây được xem là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý bổ sung lượng lớn vitamin dưới dạng viên nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ bởi chúng có thể mang lại tác động tiêu cực.
Việc kiểm tra ngôi nhà có chứa khí radon hay không khá cần thiết. Radon là chất không màu, mùi và khó nhận thấy bằng mắt thường. Nó có thể “trú ngụ” ngay dưới nền nhà, gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, mùi xăng dầu, khí thải diesel, asen hay vinyl chloride, clometyl ete cũng có khả năng gây ung thư phổi. Tốt nhất, trong quá trình làm việc bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chúng càng nhiều càng có lợi.
Ung thư phổi cướp đi sự sống của nhiều người. Ước tính mỗi giờ có khoảng 19 người chết vì căn bệnh này. Tổng số ca tử vong do ung thư phổi tương đương với lượng người chết bởi ung thư đại tràng, ung thư vú và tiền liệt tuyến cộng lại.
Giống như nhiều loại ung thư khác, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Ước tính, thói quen này gây ra tới 80% trường hợp tử vong ở phụ nữ. Người hút 1 gói thuốc mỗi ngày trong vòng 30 năm gần như chắc chắn mắc ung thư phổi.
Tuy nhiên, thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất. Hơn 3.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm không hề có thói quen này. Rất có thể hút thuốc thụ động, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh. Việc tiếp xúc với amiăng, radon, diesel cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nguy hiểm.
Khi bị bệnh, các tế bào bất thường phát triển mạnh tại phổi, tạo thành khối u ác tính. Các tế bào này thường phát triển không kiểm soát, có khả năng phá hủy mô phổi khỏe mạnh xung quanh. Chúng có thể gây đau đớn, khó chịu hoặc không. Ho khan, đau ngực, khó thở, ho ra máu… là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh.
Có nhiều cách giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Bỏ thuốc lá là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt, người hút thuốc lá bị động cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Cụ thể, khói thuốc chứa tới hơn 60 chất gây ung thư nguy hiểm. Những chất này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tế bào khỏe mạnh.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh cũng rất được khuyến khích. Đây được xem là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý bổ sung lượng lớn vitamin dưới dạng viên nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ bởi chúng có thể mang lại tác động tiêu cực.
Việc kiểm tra ngôi nhà có chứa khí radon hay không khá cần thiết. Radon là chất không màu, mùi và khó nhận thấy bằng mắt thường. Nó có thể “trú ngụ” ngay dưới nền nhà, gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, mùi xăng dầu, khí thải diesel, asen hay vinyl chloride, clometyl ete cũng có khả năng gây ung thư phổi. Tốt nhất, trong quá trình làm việc bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với chúng càng nhiều càng có lợi.