Người mẫu Duy Nhân phát hiện bị ung thư máu hồi cuối tháng 10 năm ngoái.Anh đã trải qua 4 lần điều trị hóa chất, và đã thực hiện ghép tủy lấy từ em trai vào cuối tháng 3 vừa qua.Tuy nhiên, mới đây một người bạn thân thiết của người mẫu Duy Nhân chia sẻ, anh rơi vào trạng thái hôn mê sâu do biến chứng từ ca ghép tủy điều trị căn bệnh ung thư máu.Theo BS Vũ Đức Bình (Trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp II, Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, phương pháp ghép tủy là cứu tinh cho nhiều người bị bệnh máu với tỷ lệ thành công đạt đến 90% đối với trẻ em. Nhưng với người trưởng thành, ghép tủy dễ gây các biến chứng.Tủy dùng để ghép cho người bị ung thư máu có thể lấy tế bào có trong tủy xương và máu của chính bệnh nhân; hai là ghép từ tế bào gốc của anh chị em ruột có độ tương thích cao nhất.Việc bệnh nhân gặp nhiều biến chứng sau khi ghép tủy hay rơi vào tình trạng hôn mê sau sau ghép tủy như người mẫu Duy Nhân là do thể trạng tổng quát yếu, bệnh lý đi kèm, khả năng dung nạp kém với điều trị trước và các biến chứng sau ghép tủy.Trường hợp tủy của người cho không tương thích 100%, nguy cơ xảy ra những biến chứng về gan, thận sau khi ghép rất lớn. Một trong những vấn đề đáng lo là hiện tượng thải ghép.Thông thường, thời gian điều trị sau ghép tủy có thể kéo dài trên 5 năm, tùy từng người. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn có thể sống lâu hơn.Bản chất của việc sử dụng tế bào máu là giúp cơ thể người bệnh tạo lại máu, chống biến chứng suy tủy khi dùng hóa chất mạnh chứ không phải là phương pháp chính để điều trị ung thư.Tuy nhiên, nếu ca ghép tủy thất bại, người bệnh bị những biến chứng sau ghép có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Người mẫu Duy Nhân phát hiện bị ung thư máu hồi cuối tháng 10 năm ngoái.
Anh đã trải qua 4 lần điều trị hóa chất, và đã thực hiện ghép tủy lấy từ em trai vào cuối tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, mới đây một người bạn thân thiết của người mẫu Duy Nhân chia sẻ, anh rơi vào trạng thái hôn mê sâu do biến chứng từ ca ghép tủy điều trị căn bệnh ung thư máu.
Theo BS Vũ Đức Bình (Trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp II, Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, phương pháp ghép tủy là cứu tinh cho nhiều người bị bệnh máu với tỷ lệ thành công đạt đến 90% đối với trẻ em. Nhưng với người trưởng thành, ghép tủy dễ gây các biến chứng.
Tủy dùng để ghép cho người bị ung thư máu có thể lấy tế bào có trong tủy xương và máu của chính bệnh nhân; hai là ghép từ tế bào gốc của anh chị em ruột có độ tương thích cao nhất.
Việc bệnh nhân gặp nhiều biến chứng sau khi ghép tủy hay rơi vào tình trạng hôn mê sau sau ghép tủy như người mẫu Duy Nhân là do thể trạng tổng quát yếu, bệnh lý đi kèm, khả năng dung nạp kém với điều trị trước và các biến chứng sau ghép tủy.
Trường hợp tủy của người cho không tương thích 100%, nguy cơ xảy ra những biến chứng về gan, thận sau khi ghép rất lớn. Một trong những vấn đề đáng lo là hiện tượng thải ghép.
Thông thường, thời gian điều trị sau ghép tủy có thể kéo dài trên 5 năm, tùy từng người. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn có thể sống lâu hơn.
Bản chất của việc sử dụng tế bào máu là giúp cơ thể người bệnh tạo lại máu, chống biến chứng suy tủy khi dùng hóa chất mạnh chứ không phải là phương pháp chính để điều trị ung thư.
Tuy nhiên, nếu ca ghép tủy thất bại, người bệnh bị những biến chứng sau ghép có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.