Chế độ dinh dưỡng tốt là phải theo suốt quá trình điều trị. Chính vì vậy, trong những ngày nghỉ lễ hoặc hành trình du lịch, bệnh nhân ung thư vẫn phải tuân thủ theo quy tắc dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh nhân giai đoạn đầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì mỗi loại ung thư sẽ kiêng kị một loại thực phẩm khác nhau.Còn những bệnh nhân đang phải xạ hoặc hóa trị có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến ảnh hưởng đến việc ăn uống như ăn không ngon, đau miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, kiệt sức và trầm cảm. Lúc này, bệnh nhân và người nhà cần sáng suốt lựa chọn thực phẩm trong suốt hành trình.Hóa trị có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn, làm cho các loại thực phẩm và thức uống có hương vị khó chịu. Nếu bạn khó khăn khi uống nước lọc, hãy thử uống nước khoáng có hương vị chanh tươi và thử nguồn protein khác như trứng, sữa ít chất béo, đậu và cá.Nên nhớ, hãy chọn thực phẩm khôn ngoan ở nơi du lịch dành cho người ung thư. Không nên bị những món ăn đặc sản hấp dẫn mình mà phải xem xét kỹ người bệnh ung thư có thể ăn hay không.Giảm bớt tiêu chảy. Nếu người bệnh ung thư bị tiêu chảy, hãy tránh những thức ăn có dầu mỡ và chiên, cà phê, đồ uống có đường và nước ép trái cây, rau xà lách, rau sống. Cố gắng bổ sung nhiều nước trong chuyến đi hoặc bổ sung bằng các loại thực phẩm như sữa chua, táo, chuối và uống trà thảo mộc.Chống táo bón. Trong khi một số người bị tiêu chảy do hóa trị, những người khác lại đối mặt với táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có thể hữu ích. Những thực phẩm nhiều chất xơ có thể mang theo để phục vụ người bệnh là hoa quả bơ, lê, chuối, trái cây sấy khô, bột yến mạch.Kiểm soát buồn nôn. Ăn những thực phẩm mát thay vì các loại thực phẩm ấm, nhai gừng kết tinh, hoặc nhấm nháp bạc hà, trà gừng có thể giúp ngăn buồn nôn. Tốt nhất nên tránh những thức ăn vỉa hè đầy dầu mỡ như đồ chiên nướng ở các điểm du lịch. Nó không những không tốt cho bệnh nhân ung thư mà còn không đảm bảo vệ sinh.Chữa lở miệng. Một số loại hóa trị có thể gây ra lở loét miệng, còn được gọi là viêm niêm mạc miệng. Tránh thức ăn cay, rượu và thực phẩm nóng. Giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước cả ngày. Súc miệng bằng nước muối sau bữa ăn cũng có thể hữu ích.
Chế độ dinh dưỡng tốt là phải theo suốt quá trình điều trị. Chính vì vậy, trong những ngày nghỉ lễ hoặc hành trình du lịch, bệnh nhân ung thư vẫn phải tuân thủ theo quy tắc dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh nhân giai đoạn đầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì mỗi loại ung thư sẽ kiêng kị một loại thực phẩm khác nhau.
Còn những bệnh nhân đang phải xạ hoặc hóa trị có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến ảnh hưởng đến việc ăn uống như ăn không ngon, đau miệng hoặc cổ họng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, kiệt sức và trầm cảm. Lúc này, bệnh nhân và người nhà cần sáng suốt lựa chọn thực phẩm trong suốt hành trình.
Hóa trị có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn, làm cho các loại thực phẩm và thức uống có hương vị khó chịu. Nếu bạn khó khăn khi uống nước lọc, hãy thử uống nước khoáng có hương vị chanh tươi và thử nguồn protein khác như trứng, sữa ít chất béo, đậu và cá.
Nên nhớ, hãy chọn thực phẩm khôn ngoan ở nơi du lịch dành cho người ung thư. Không nên bị những món ăn đặc sản hấp dẫn mình mà phải xem xét kỹ người bệnh ung thư có thể ăn hay không.
Giảm bớt tiêu chảy. Nếu người bệnh ung thư bị tiêu chảy, hãy tránh những thức ăn có dầu mỡ và chiên, cà phê, đồ uống có đường và nước ép trái cây, rau xà lách, rau sống. Cố gắng bổ sung nhiều nước trong chuyến đi hoặc bổ sung bằng các loại thực phẩm như sữa chua, táo, chuối và uống trà thảo mộc.
Chống táo bón. Trong khi một số người bị tiêu chảy do hóa trị, những người khác lại đối mặt với táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có thể hữu ích. Những thực phẩm nhiều chất xơ có thể mang theo để phục vụ người bệnh là hoa quả bơ, lê, chuối, trái cây sấy khô, bột yến mạch.
Kiểm soát buồn nôn. Ăn những thực phẩm mát thay vì các loại thực phẩm ấm, nhai gừng kết tinh, hoặc nhấm nháp bạc hà, trà gừng có thể giúp ngăn buồn nôn. Tốt nhất nên tránh những thức ăn vỉa hè đầy dầu mỡ như đồ chiên nướng ở các điểm du lịch. Nó không những không tốt cho bệnh nhân ung thư mà còn không đảm bảo vệ sinh.
Chữa lở miệng. Một số loại hóa trị có thể gây ra lở loét miệng, còn được gọi là viêm niêm mạc miệng. Tránh thức ăn cay, rượu và thực phẩm nóng. Giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước cả ngày. Súc miệng bằng nước muối sau bữa ăn cũng có thể hữu ích.