Kết quả trên được đưa ra sau khi Hội Tiêu dùng và Trung tâm An toàn Thực phẩm tiến hành kiểm tra 90 loại đồ ăn nhẹ. Ở đây, họ tìm thấy chất acrylamide có khả năng hình thành các khối u khi đi vào cơ thể.
Thực trạng trên cảnh báo những người có thói quen ăn vặt mỗi khi rảnh rỗi. Trước đây, khoa học đã chứng minh được rằng ăn vặt là một trong những nguy cơ hàng đầu gây béo phì.Trong đó, khoai tây chiên được đánh giá là loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng acrylamide cao hơn cả. Chất này được hình thành một cách tự nhiên khi người ta chiên giòn chúng ở nhiệt độ 120 độ C.Thậm chí, các loại bim bim từ khoai tây có thể chứa tới 3.000 microgram acrylamide trong mỗi kg. Trong khi đó, bánh gạo có vẻ an toàn hơn khi chỉ có 20mg/kg. Tiến hành thử nghiệm trên động vật cho thấy, acrylamide thúc đẩy sự phát triển khối u ở các cơ quan và hệ thần kinh trung ương. Giới nghiên cứu nhận thấy chuột bị mắc ung thư sau khi uống trung bình 180mg acrylamide trên một kg trọng lượng mỗi ngày.
Dù rất nguy hiểm nhưng các nhà nghiên cứu lại không nói rõ ăn bao nhiêu loại thức ăn này thì có thể gây bệnh mà chỉ khuyến cáo chung chung là “càng ăn ít càng tốt”.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng cần có một giới hạn các chất được phép sử dụng trong thức ăn nhanh nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thay vì ăn vặt liên tục, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên tăng cường ăn thật nhiều rau xanh; lựa chọn đồ ăn chứa ít acrylamide dựa trên thành phần thực phẩm được công bố trên bao bì và tránh nấu ăn ở nhiệt độ cao trong một thời gian quá dài.