Cơ thể người được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Ở điều kiện bình thường, theo thời gian các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình này giúp cơ thể phát triển một cách khoẻ mạnh. Tuy nhiên, đôi khi quá trình có trật tự này bị trục trặc. Vật liệu di truyền (DNA) của một tế bào có thể bị hư hỏng hoặc thay đổi, gây ra các đột biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phân chia của tế bào. Khi điều này xảy ra, các tế bào không chết theo quy luật bình thường; tế bào mới hình thành khi cơ thể chưa thực sự cần đến chúng; tạo thành 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u được chia làm hai loại, lành và ác tính.Khi mắc bệnh, thời gian đầu người bệnh khó cảm nhận được cảm giác đau đớn. Các tế bào trong khối u ác tính phát triển âm thầm. Một khi chúng tiến vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng, người bệnh sẽ có cảm giác đau rõ rệt. Trong số các loại ung thư, cảm giác đau đớn thường gặp ở ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, thận và tủy xương…
Cảm giác đau đớn tăng mạnh khi có dấu hiệu viêm loét xung quanh khối u. Dù vậy, biểu hiện đau nhiều hay ít không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng bệnh. Đôi khi, một khối u nhỏ nhưng chèn lên dây thần kinh cảm giác hoặc thần kinh tủy sống vẫn có thể mang đến những cơn đau khủng khiếp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp ung thư đều gây đau đớn. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc khối ung thư không có dây thần kinh hướng tới trong nội tại khối u.Biểu hiện đau đớn của người bệnh cũng khá đa dạng. Đôi khi cùng một loại đau nhưng khiến người này cảm thấy đau ghê gớm song lại không quá kinh khủng với người khác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đau của từng người như sự suy sụp về cơ thể, suy sụp về tinh thần, sợ chết, sợ bệnh viện, lo lắng về gia đình, công việc, cảm giác bị người thân bỏ rơi... Chính vì vậy, muốn giảm đau, cần phải quan tâm đến toàn bộ những vấn đề này mới mong có kết quả như ý.
Cơ thể người được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Ở điều kiện bình thường, theo thời gian các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình này giúp cơ thể phát triển một cách khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, đôi khi quá trình có trật tự này bị trục trặc. Vật liệu di truyền (DNA) của một tế bào có thể bị hư hỏng hoặc thay đổi, gây ra các đột biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phân chia của tế bào. Khi điều này xảy ra, các tế bào không chết theo quy luật bình thường; tế bào mới hình thành khi cơ thể chưa thực sự cần đến chúng; tạo thành 1 khối tổ chức mà người ta gọi là tăng sinh hoặc khối u. Khối u được chia làm hai loại, lành và ác tính.
Khi mắc bệnh, thời gian đầu người bệnh khó cảm nhận được cảm giác đau đớn. Các tế bào trong khối u ác tính phát triển âm thầm. Một khi chúng tiến vào xương, thần kinh, mô mềm và các tạng, người bệnh sẽ có cảm giác đau rõ rệt. Trong số các loại ung thư, cảm giác đau đớn thường gặp ở ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, thận và tủy xương…
Cảm giác đau đớn tăng mạnh khi có dấu hiệu viêm loét xung quanh khối u. Dù vậy, biểu hiện đau nhiều hay ít không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng bệnh. Đôi khi, một khối u nhỏ nhưng chèn lên dây thần kinh cảm giác hoặc thần kinh tủy sống vẫn có thể mang đến những cơn đau khủng khiếp.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp ung thư đều gây đau đớn. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc khối ung thư không có dây thần kinh hướng tới trong nội tại khối u.
Biểu hiện đau đớn của người bệnh cũng khá đa dạng. Đôi khi cùng một loại đau nhưng khiến người này cảm thấy đau ghê gớm song lại không quá kinh khủng với người khác.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận đau của từng người như sự suy sụp về cơ thể, suy sụp về tinh thần, sợ chết, sợ bệnh viện, lo lắng về gia đình, công việc, cảm giác bị người thân bỏ rơi... Chính vì vậy, muốn giảm đau, cần phải quan tâm đến toàn bộ những vấn đề này mới mong có kết quả như ý.