Nghiên cứu cho thấy, táo chứa lượng lớn vitamin C, vitamin E, polyphenol và flavonoid, chất chống oxy hóa tự nhiên. Trong đó, hợp chất flavonoid có trong táo giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số yếu tố gây hại cho quả (vi khuẩn, virus, côn trùng...), nó cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.
Cụ thể, những người thường xuyên ăn táo giảm được nguy cơ đối diện các bệnh ung thư thường gặp như ung thư miệng, cổ họng và thực quản. Ngoài ra, táo cũng được chứng minh có khả năng làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm. Khi đi vào cơ thể, nó góp phần ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp con người ngừa được căn bệnh nguy hiểm. So với các loại trái cây khác, tỷ lệ chất flavonoid trong táo được đánh giá cao hơn, rất dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Hawaii cũng khẳng định, tăng cường tiêu thụ quercetin (có nhiều trong táo, hành tây) góp phần giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi. So với đối tượng ít ăn táo, những người thường xuyên tiêu thụ loại quả này có khả năng giảm tới 46% nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ loại quả này, các chuyên gia khuyên không ăn táo cả lõi. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Australia phát hiện lõi táo chứa lượng axit cyanhytri. Việc tích tụ lượng lớn axit cyanhytric dễ gây chóng mặt, đau đầu, khó thở, thậm chí hôn mê nặng.Việc ăn táo cả vỏ rất được khuyến khích. Trong vỏ táo chứa nhiều vitamin C, pectin, chất xơ, chất oxy hóa anthocyaninAnthocyanin và các poyphenol khác. Đặc biệt, chiết xuất polyphenol trong vỏ táo có tác dụng chống bức xạ, trì hoãn sự chiếu xạ, giảm đáng kể nhiễm độc chì ở gan, xương và máu chuột thí nghiệm. So với ruột, những chất này trong vỏ táo nhiều hơn hẳn.
Dù vậy, khi thưởng thức táo cả vỏ, cần đảm bảo thực phẩm được rửa sạch nhằm tránh tình trạng ngộ độc do ảnh hưởng của các chất bảo quản, trừ sâu gây hại.
Nghiên cứu cho thấy, táo chứa lượng lớn vitamin C, vitamin E, polyphenol và flavonoid, chất chống oxy hóa tự nhiên. Trong đó, hợp chất flavonoid có trong táo giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số yếu tố gây hại cho quả (vi khuẩn, virus, côn trùng...), nó cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe.
Cụ thể, những người thường xuyên ăn táo giảm được nguy cơ đối diện các bệnh ung thư thường gặp như ung thư miệng, cổ họng và thực quản.
Ngoài ra, táo cũng được chứng minh có khả năng làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm. Khi đi vào cơ thể, nó góp phần ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư, giúp con người ngừa được căn bệnh nguy hiểm. So với các loại trái cây khác, tỷ lệ chất flavonoid trong táo được đánh giá cao hơn, rất dễ hấp thụ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Hawaii cũng khẳng định, tăng cường tiêu thụ quercetin (có nhiều trong táo, hành tây) góp phần giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi. So với đối tượng ít ăn táo, những người thường xuyên tiêu thụ loại quả này có khả năng giảm tới 46% nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ loại quả này, các chuyên gia khuyên không ăn táo cả lõi. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Australia phát hiện lõi táo chứa lượng axit cyanhytri. Việc tích tụ lượng lớn axit cyanhytric dễ gây chóng mặt, đau đầu, khó thở, thậm chí hôn mê nặng.
Việc ăn táo cả vỏ rất được khuyến khích. Trong vỏ táo chứa nhiều vitamin C, pectin, chất xơ, chất oxy hóa anthocyaninAnthocyanin và các poyphenol khác. Đặc biệt, chiết xuất polyphenol trong vỏ táo có tác dụng chống bức xạ, trì hoãn sự chiếu xạ, giảm đáng kể nhiễm độc chì ở gan, xương và máu chuột thí nghiệm. So với ruột, những chất này trong vỏ táo nhiều hơn hẳn.
Dù vậy, khi thưởng thức táo cả vỏ, cần đảm bảo thực phẩm được rửa sạch nhằm tránh tình trạng ngộ độc do ảnh hưởng của các chất bảo quản, trừ sâu gây hại.